Từ thất bại Đề án đào tạo tiến sỹ: Tiêu tiền của dân phải thận trọng
Dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lãng phí nguồn lực, bởi đó là tiền thuế của dân.
Dư luận cho rằng, cần xem xét lại việc đào tạo tiến sỹ từ thất bại của Đề án 911 (ảnh minh họa)
Được đầu tư 14.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020″ (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là không hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu của đề án này đều không đạt và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng.
Theo Quyết định 911 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỷ đồng, với mục tiêu đào tạo ít nhất 20.000 tiến sỹ. Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh là 12.800 người gồm các hệ: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài và đào tạo phối hợp.
Tính đến hết năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là hơn 4 nghìn nghiên cứu sinh, đạt hơn 31% so với chỉ tiêu giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Tuy nhiên, mới chỉ có 787 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án. Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai đề án cũng có nhiều hạn chế.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11/2018 cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 về đào tạo tiến sỹ giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chỉ, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Về chất lượng, với hình thức đào tạo trong nước, dù các quy định về chương trình đào tạo, điều kiện đầu vào, đầu ra của đề án đều cao hơn quy chế đào tạo tiến sỹ nói chung, nhưng các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công và nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sỹ đại trà.
Video đang HOT
Với kết quả được xem là thất bại “thảm hại” như vậy khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm cả nhân sự và tài chính. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện đề án và những nguyên nhân khiến đề án thất bại:
“Tôi nghĩ là đầu tiên tổng kết và rút kinh nghiệm những cái mình làm được và chưa làm được. Nguyên nhân không hiệu quả là vì lỗi của con người chứ không phải lỗi của cách quản lý. Con người ở đây là yếu. Giảng viên Việt Nam, các cơ quan cử người đi thì đa phần trình độ tiếng Anh rất là yếu, rồi ngay cả việc bồi dưỡng tiếng Anh đủ chuẩn để đi du học cũng yếu, cho nên rất nhiều em qua học 4 năm không thể làm được. Trong suốt thời gian vừa rồi các em cũng than phiền là sinh hoạt phí rất thấp, đi theo học bổng cuối cùng phải bươn chải đi làm thêm, làm sao mà học hành được”, ông Đỗ Văn Dũng nói.
Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, việc đánh giá bằng con số như báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố là rất thuyết phục, rõ ràng kết quả đạt được của Đề án 911 rất thấp so với các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong quản lý, điều hành, bởi việc đánh giá hiệu quả của đề án không chỉ là việc đếm số lượng tuyển sinh (đầu vào) và tốt nghiệp (đầu ra).
“Trước hết phải đánh giá không phải chỉ có kiểm toán về mặt tài chính mà phải đánh giá kết quả đào tạo và chỉ ra những điều kiện làm thế nào để đào tạo tiến sỹ có chất lượng rồi, trên cơ sở đó Nhà nước phải cung cấp một khoản kinh phí tương xứng với việc đào tạo có chất lượng chứ không để mặc nghiên cứu sinh và cũng không để mặc Bộ GD-ĐT. Tôi đề nghị là qua chỉ đạo của Bộ GD-ĐT như thế này là không hoàn thành nhiệm vụ thì phải có thêm những lực lượng khác, hội đồng nào đó để vừa giám sát vừa đôn đốc để đảm bảo chất lượng đào tạo”, ông Tùng Lâm bày tỏ.
Phải đào tạo được tiến sỹ thật chứ không phải tiến sỹ “giấy”
Trong khi chưa có những đánh giá cụ thể về những hạn chế của Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, cũng như công tác đào tạo tiến sỹ nói chung, cuối năm ngoái, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng dự thảo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025.
Với dự án mới này, Bộ dự kiến dành 12.000 tỷ đồng (nguồn vốn còn lại của Đề án 911) để đào tạo 9 nghìn tiến sỹ. Đề xuất này khiến xã hội không khỏi lo lắng về chất lượng đào tạo tiến sỹ, nếu Bộ GD-ĐT không có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.
Theo ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhu cầu đào tạo tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm để đổi mới giáo dục là rất lớn, nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được chất lượng đào tạo:
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu quan điểm: “Tôi không nói đến số lượng, số lượng bao nhiêu thì phải cân đối, tính toán trên thực tế. Nhưng mà điều quan trọng là chất lượng. Bởi vì cho đến bây giờ kể cả chương trình trước, với số lượng lớn hơn rất nhiều mà người ta thấy hiệu quả chưa có thay đổi bao nhiêu thì lần này phải đặt câu hỏi là tại sao.
Trong ngành Giáo dục đúng là rất cần thiết cái bằng cấp vì nó là sự đào tạo có thầy có trò… nhưng mà chúng ta cũng phải xem lại xem chất lượng hiện nay, hay là giá trị của bằng cấp ấy hiện nay đến đấu. Giá trị ấy không phải tính ở xem cái việc đào tạo ở đâu, đào tạo ở trường nào mà quan trọng nhất là có đáp ứng được mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đại học hay không. Tôi cho điều đó là cần thiết và tiêu đồng tiền của dân thì phải thận trọng”.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nhu cầu nhân lực tiến sỹ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất lớn, nhưng phải gắn với chất lượng thật sự chứ không phải “tiến sỹ giấy”. Do đó, trước khi triển khai dự án mới, Bộ GD-ĐT cần đánh giá khách quan, minh bạch Đề án 911 để xem xét nên dừng hay tiếp tục triển khai dự án mới, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan như thế nào, phương pháp thực hiện đề án mới như thế nào…
Bên cạnh đó, Bộ cũng nên đánh giá toàn diện vấn đề đào tạo tiến sỹ nói chung ở nước ta để tìm ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp, để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước
Theo VOV
Băn khoăn sau sắp xếp lại trường, lớp học ở Yên Bái
Điều đáng ghi nhận tại Yên Bái sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là đã cơ bản chấm dứt tình trạng nhiều trường học trên cùng một địa bàn có quy mô nhỏ, gây lãng phí về bộ máy quản lý cũng như cơ sở vật chất. Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án trên còn nhiều bất cập.
Giờ tập tô mầu tại Trường mầm non xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái).
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, bên cạnh kết quả đạt được, do cách làm có phần nóng vội, một số địa phương vì thành tích cho nên triển khai đề án chưa thấu tình đạt lý, dẫn đến thắc mắc, khiếu nại về chế độ của cán bộ, giáo viên, nhất là những người nằm trong diện miễn nhiệm, điều chuyển từ giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy bậc học mầm non.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại huyện Lục Yên, số giáo viên mầm non hiện còn thiếu so với yêu cầu, trong khi đó, ở bậc tiểu học lại xảy ra tình trạng dư thừa giáo viên cho nên huyện cử 45 giáo viên tiểu học đi đào tạo giáo viên mầm non. Trong số 45 giáo viên đã qua đào tạo lại, có 19 giáo viên được biệt phái dạy bậc học mầm non. Chủ tịch UBND huyện Lục Yên Bùi Văn Thịnh cho biết: Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học là chủ trương lớn của tỉnh cho nên để đạt được hiệu quả trong quá trình thực hiện cần sự đồng thuận, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dân. Với giáo viên có nguyện vọng được dạy bậc học mầm non, huyện sẽ xem xét, giải quyết bố trí công tác tại các trường mầm non. Đối với giáo viên có nguyện vọng tiếp tục công tác tại bậc tiểu học, huyện sẽ sắp xếp, cân đối lại đội ngũ giữa các đơn vị trường học, bố trí giảng dạy tại cấp tiểu học theo chuyên môn đào tạo và kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác để bảo đảm định mức lao động. Về việc biệt phái, điều động giáo viên, huyện đã và đang điều chỉnh một số nội dung của việc điều động giáo viên tiểu học dạy bậc học mầm non, trong đó không điều động giáo viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi...
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều băn khoăn trong đội ngũ giáo viên. Tại Trường mầm non Bình Minh, xã Động Quan (Lục Yên) hiện còn thiếu ba giáo viên theo quy định. Qua rà soát, huyện tăng cường hai giáo viên tiểu học xuống dạy mầm non. Cô giáo Lê Thị Hải Sơn trước dạy tại Trường tiểu học An Lạc, dù không có kỹ năng phù hợp nhưng phải chuyển đi dạy tại trường mầm non cách nhà 30 km cho biết: Theo quyết định điều động, tôi tăng cường dạy Trường mầm non Bình Minh đến tháng 5-2018, vẫn được hưởng lương như dạy bậc tiểu học. Tuy nhiên khi tôi hết thời gian điều động dạy mầm non thì sẽ về đâu, hưởng lương thế nào? Bởi theo quy định, làm nhiệm vụ gì thì hưởng theo mức đó, cho nên cơ quan chức năng cần làm rõ điều này.
Trong khi đó, huyện Mù Cang Chải (một trong bốn huyện thí điểm sắp xếp quy mô trường, lớp học) số giáo viên dôi dư cấp tiểu học có 50 người dạy bậc học mầm non, 15 người kiêm nhiệm quản sinh và dạy xóa mù chữ. Tuy nhiên, do chưa có chủ trương tuyển dụng, một số trường mầm non vẫn thiếu giáo viên nghiêm trọng, không bảo đảm chất lượng dạy và quản lý các cháu nhỏ. Tại xã Lao Chải, nơi trải qua trận lũ quét hồi tháng 8-2017, làm Trường mầm non Tà Ghênh cùng 14 ngôi nhà trôi theo dòng nước dữ; Hiệu trưởng Trường mầm non Tà Ghênh Hà Thị Nhàn dẫn chứng: Trường có 23 lớp với 730 học sinh, hiện còn thiếu 14 giáo viên theo. Vì vậy, việc bố trí mỗi cô một lớp học là trái quy định nhưng không còn cách nào khác.
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Đoàn Thị Hà thừa nhận tình trạng thiếu giáo viên mầm non, trong đó số giáo viên nghỉ chế độ thai sản, về hưu chưa kịp bổ sung chiếm 13% (khoảng 600 người). Mặc dù tỉnh Yên Bái thực hiện phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi, nhưng không tăng biên chế, nguy cơ mất an toàn tại các lớp mầm non là hiện hữu, cần có một giải pháp cấp bách về việc này. Hiện tại, UBND tỉnh Yên Bái giao kinh phí theo biên chế hiện có, không giao theo quy mô như trước, đồng thời siết chặt việc dạy hợp đồng, cho nên ngành giáo dục đang thiếu gần 250 giáo viên mầm non, dẫn đến tình trạng mỗi cô một lớp, rất vất vả.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, tỉnh Yên Bái đã đưa ra việc không sáp nhập 120 điểm trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn, có khoảng cách so với điểm trường chính từ bốn ki-lô-mét trở lên, hoặc từ 3 đến 4 km nhưng giao thông khó khăn; các trường tiểu học có quy mô ổn định, cơ sở được xây dựng từ bán kiên cố trở lên. Xác định, làm rõ số lượng biên chế giáo viên thừa, thiếu theo cơ cấu từng cơ sở giáo dục, để điều chuyển nội bộ từ nơi thừa đến nơi thiếu trong cùng một địa bàn cấp huyện. Sau khi cân đối, điều chuyển nội bộ, căn cứ theo nhu cầu thực tế, địa phương sẽ xây dựng phương án và thực hiện quy trình tuyển dụng bổ sung biên chế còn thiếu theo quy định.
Theo Nhandan.com.vn
Cô giáo 'chuyên gia giáo dục toàn cầu' 'Đến Diễn đàn giáo dục toàn cầu, tôi giống như bước ra khỏi miệng giếng vậy. Tôi hiểu giáo viên phải học liên tục, liên tục, không bao giờ được ngừng lại'. ảnh minh họa Đó là của cô Tô Thụy Diễm Quyên - cô giáo được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu. Trong năm 2017, cô có nhiều...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump
Thế giới
20:30:39 11/05/2025
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
Sao châu á
20:25:11 11/05/2025
Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế
Tin nổi bật
20:23:31 11/05/2025
Ronaldo rời Al Nassr?
Sao thể thao
20:17:01 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
Pháp luật
19:43:57 11/05/2025
Những chiếc Galaxy A sẽ bị Samsung bỏ rơi sau One UI 7
Đồ 2-tek
19:43:30 11/05/2025