Tự trị bệnh tại nhà, người đàn ông nhập viện vì nhiễm trùng nặng
Chủ quan với mụn nước vùng cánh tay, người đàn ông tự điều trị tại nhà mà không thuyên giảm.
Khi nhập viện, da ông đã bị bội nhiễm, chảy mủ.
Các bác sĩ Trung tâm Y tế khu vực Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nam (63 tuổi) trú tại xã Sơn Lương, nhập viện trong tình trạng tổn thương da lan rộng, kèm nhiều dấu hiệu nhiễm trùng. Trước đó, người bệnh có biểu hiện nóng rát, đau nhức vùng cánh tay và cẳng bàn tay phải nhưng chủ quan, tự điều trị tại nhà mà không thuyên giảm.
Vùng cánh tay bị bội nhiễm của người đàn ông. Ảnh: Trung tâm Y tế khu vực Hạ Hòa.
Khi đến viện, vùng da tổn thương đã xuất hiện nhiều mụn nước bị vỡ, rỉ dịch mủ, mùi hôi khó chịu và người bệnh đau rát dữ dội. Sau khi được các bác sĩ khoa Nội – Truyền nhiễm thăm khám, ông được chẩn đoán mắc zona thần kinh bội nhiễm. Đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh zona khi tổn thương da bị vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị tích cực bằng kháng sinh , thuốc kháng virus , corticoid , thuốc giảm đau , bổ sung vitamin , kết hợp chăm sóc da vùng tổn thương và đặc biệt là chiếu tia plasma lạnh để làm sạch, hỗ trợ tái tạo mô và chống nhiễm trùng .
Chỉ sau 2 ngày điều trị, các mụn nước bắt đầu khô lại, đóng vảy nâu đen, không còn rỉ mủ và cảm giác đau rát cũng giảm đáng kể. Sau 7 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân hồi phục tốt và được cho xuất viện.
Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra, cũng là loại virus gây thủy đậu . Sau khi khỏi thủy đậu, virus vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể và có thể tái hoạt động bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi hệ miễn dịch suy yếu, gây ra bệnh zona. Bệnh thường khởi phát với cảm giác nóng rát, ngứa, đau một bên cơ thể, sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti trên nền da viêm đỏ.
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, zona thần kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, lở loét da hay thậm chí là đau thần kinh sau zona. Tình trạng đau này sẽ kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, đặc biệt ở người cao tuổi.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ sau, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hoặc biến chứng nguy hiểm:
Video đang HOT
Đau rát bất thường trên da, nhất là theo đường đi của dây thần kinh
Xuất hiện mụn nước nhỏ, bọng nước chứa dịch trong, mọc thành chùm
Vùng da tổn thương bị sưng, đau, nổi hạch lân cận
5 biến chứng hay gặp khi mắc bệnh zona thần kinh
Zona do virus varicella zoster gây ra (virus gây bệnh thủy đậu), bệnh hay gặp ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
Nhiều người cho rằng bệnh zona thần kinh không nguy hiểm nên thường tự điều trị, việc này dẫn đến nhiều hệ lụy.
Bệnh zona thần kinh phổ biến, tái phát nhiều lần và xảy ra quanh năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch bị suy yếu, stress, cơ thể suy nhược, ..., virus hoạt động trở lại gây bệnh zona.
Biểu hiện của bệnh zona thần kinh
Khi bị mắc zona sẽ có các triệu chứng:
Thông thường nhất, phát ban bệnh zona phát triển dưới dạng một dải các chùm mụn nước bao quanh bên trái hoặc bên phải của thân (chỉ 1 bên cơ thể). Các mụn nước nhỏ có thể liên kết thành mụn nước lớn hoặc có thể bị nhiễm trùng thành mụn mủ.
Đau hoặc ngứa ran ở một bên mặt hoặc thân.
Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Nhạy cảm với ánh sáng.
Ghi nhận thực tế, hầu hết người bệnh mắc zona thần kinh đều có cảm giác đau đầu tiên. Với một số người, cơn đau có thể dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi có thể nhầm lẫn với các vấn đề về cơ, tim, phổi hoặc thận. Cũng có một số trường hợp người bệnh bị đau do zona nhưng lại không kèm sốt hoặc phát ban.
Zona thần kinh là bệnh hay gặp ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
Biến chứng thường gặp của zona thần kinh
1. Ngứa, châm chích (rối loạn cảm giác da) sau zona thần kinh
Các cảm giác khác liên quan đến biến chứng hậu zona bao gồm mất cảm giác, ngứa ran và lạnh. Các trường hợp nghiêm trọng của ngứa sau zona có thể dẫn đến trầm cảm, sụt cân và mất ngủ.
2. Giảm thị lực hoặc tổn thương mắt
Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm nhạy cảm với ánh sáng, sưng mí mắt, tăng nhãn áp, viêm và sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
3. Đau dây thần kinh
Các triệu chứng bệnh zona thường biến mất khi hết phát ban. Nhưng với chứng đau dây thần kinh sau zona có thể cảm thấy đau, rát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phát ban đã lành. Có thể gặp đau giật từng cơn làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động thường nhật.
4. Liệt một phần cơ mặt
Liệt một phần cơ mặt vừa là triệu chứng nhiễm virus zona hạch gối, đồng thời cũng là biến chứng zona thần kinh nguy hiểm. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được biến chứng này khi gương mặt bị mất các biểu cảm, méo miệng hoặc mất khả năng nhăn trái, cử động các vùng cơ trên phần mặt bị liệt.
5. Nhiễm trùng da
Trong giai đoạn mụn nước, tổn thương chỗ da của bệnh zona nếu như các bóng nước bị vỡ sẽ dẫn đến tình trạng các loại vi khuẩn, tụ cầu xâm nhập. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mưng mủ, chảy dịch, làm trầm trọng hơn các tổn thương da, khiến cho bệnh trở nặng và dễ để lại sẹo xấu.
Ngoài ra, người bệnh mắc zona thần kinh còn có thể bị các biến chứng khác như: viêm phổi, viêm não, nếu ở phụ nữ mang thai còn có thể nguy hiểm tới thai nhi.
Viêm phổi là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chúng chủ yếu xuất hiện ở các bệnh nhân đã suy giảm miễn dịch trước đó, cảnh báo nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Viêm não cũng là một biến chứng zona thần kinh nguy hiểm, chúng có thể xuất hiện sau vài ngày trong giai đoạn tổn thương da của người bệnh, đặc biệt là những người nhiễm zona tai. Vì tai có cấu tạo đặc biệt, thông với hệ thống não bộ, nhiều dây thần kinh dày đặc dưới da, cho nên khi virus xuất hiện và xâm nhập ở vị trí này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh lên não.
Bệnh zona thần kinh khi mang thai hiếm khi gây biến chứng cho em bé. Nếu bị bệnh zona ngay trước khi sinh hoặc trong những ngày sau đó, hãy bảo vệ trẻ tránh tiếp xúc với vết phát ban của bệnh zona. Che vết phát ban và rửa tay thường xuyên là một biện pháp hữu hiệu.
Thường xuyên có chế độ ăn uống giàu vitamin nhằm nâng cao sức để kháng.
Mặc dù là biến chứng ít khi nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên khi có biểu hiện của bệnh cần có sự tư vấn điều trị của các bác sĩ tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt người bệnh cần theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng, nếu có cần nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ chẩn đoán, can thiệp điều trị ngay lập tức. Lời khuyên thầy thuốc
Các biện pháp phòng ngừa zona thần kinh bao gồm tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể còn vết mụn nước. Tiêm vaccine ngừa bệnh để bảo vệ khỏi thủy đậu và tránh được bệnh zona.
Thường xuyên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao sức để kháng. Cần ngủ đủ giấc, không hút thuốc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục để tăng sức đề kháng.
Hiện nay, zona thần kinh chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị giảm thiểu triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ, từ đó giảm tần suất tái phát cũng như tình trạng bệnh.
Bị zona thần kinh bôi mực tàu có khỏi không bác sĩ? Bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster của họ herpesviridae gây ra. Bác sĩ ơi mẹ tôi năm nay 54 tuổi, bị mắc zona thần kinh dọc thân mình bên trái từ rất đau. Mẹ tôi đã đi khám, bác sĩ cho thuốc uống và tiêm, có người nói nên tìm mực tàu bôi lên sẽ hết sẹo, mụn xẹp nhanh. Điều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp

Bạn có chắc gan mình đang khỏe mạnh?

Bênh tay chân miệng tăng trở lại, phụ huynh cần cảnh giác

Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân ngừng tuần hoàn nghi do điện giật

Cứu sống cụ ông 73 tuổi bị nhồi máu cơ tim nguy kịch

Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính

Trẻ lo lắng quá mức, né tránh bạn bè, tiệc tùng cẩn trọng với chứng rối loạn lo âu

17 ca mắc liên cầu lợn ở Huế, 1 bệnh nhân tử vong

Khánh Hòa: Cấp cứu ngư dân bị đột quỵ khi đánh bắt hải sản trên biển

Bổ sung bao nhiêu protein để cơ thể khỏe đẹp?

9 lý do nên ăn dưa chuột thường xuyên hơn

Chuyên gia cảnh báo 4 trường hợp cần thay thớt ngay để tránh rước bệnh
Có thể bạn quan tâm

Tưởng chồng cặp kè với "máy bay bà già", tôi lao vào làm loạn rồi bật khóc khi biết sự thật
Góc tâm tình
17:22:47 08/07/2025
Phương Mỹ Chi lộ ảnh quá khứ 'trọc đầu', Sing! Asia 'từ chối' nhận người quen?
Sao việt
17:02:30 08/07/2025
Vì sao Việt Nam thu hút du khách quốc tế, đạt gần 11 triệu lượt trong 6 tháng?
Du lịch
17:02:06 08/07/2025
Tưởng niệm 20 năm vụ đánh bom khủng bố hệ thống tàu điện ngầm và xe buýt ở London
Thế giới
16:50:45 08/07/2025
Jenny Huỳnh khiêu khích dàn "Anh trai say hi", hai anh trai vào tận MXH "dằn mặt"
Netizen
16:38:50 08/07/2025
Triệu Lộ Tư nghi bị cắt sóng sau vụ bỏ vai rơi vào cảnh ê chề, bay màu khỏi Cbiz
Sao châu á
16:26:29 08/07/2025
Hồng Nhung kể hành trình chiến đấu ung thư: "Tôi chấp nhận và bước tiếp"
Tv show
16:08:54 08/07/2025
Công chúa Hòa Hiếu, ái nữ được Càn Long sủng ái và cuộc đời đầy biến động!
Lạ vui
15:58:36 08/07/2025
Katy Perry và Orlando Bloom đi chơi cùng nhau sau tuyên bố chia tay
Sao âu mỹ
15:44:41 08/07/2025
Diễn viên nhí 6 tuổi đóng con trai Duy Hưng trong phim VTV gây sốt
Hậu trường phim
15:41:22 08/07/2025