Từ vụ sập nhà ở HN: Biệt thự cổ “hết đát” có nên giữ lại?
“Nếu biệt thự cổ hết hạn thì nên trùng tu vì đó cũng là xây dựng, bảo tồn công trình văn hóa”, TS. Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.
Trưa ngày 22.9, tòa biệt thự Pháp cổ số 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội bất ngờ đổ sập khiến 2 người tử vong, 6 người bị thương.
Theo báo cáo, khu nhà bị sập được xây dựng từ năm 1905. Tòa nhà này đã qua sửa chữa vào những năm 1990. Đây là nhà vắng chủ được Nhà nước quản lý. Năm 1955, Tổng cục Đường sắt tiếp nhận, quản lý và khai thác. Hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà này.
Qua điều tra ban đầu, tòa nhà đã xuống cấp. Hơn nữa, thời tiết mưa liên tục trong những ngày qua khiến tòa nhà thấm nước, giảm khả năng chịu lực nên tự sập đổ một phần.
Theo ghi nhận, hiện ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều khu biệt thự cổ xuống cấp, đe dọa tính mạng người dân. Vì vậy, hiện có nhiều ý kiến tranh luận nên xóa bỏ hay giữ lại những biệt thự “hết đát”.
Căn biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp ở số 8 Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều năm nay đã xuống cấp trầm trọng
Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, nếu biệt thử cổ hết hạn thì nên trùng tu vì đó cũng là xây dựng, bảo tồn những công trình văn hóa.
Trong sự việc xảy ra ở Trần Hưng Đạo ngày 22.9, ông Vạn cho rằng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà) chưa kiểm tra, giám định về chất lượng công trình. Trong khi đó, đối với những tòa nhà, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chứ không có cơ quan nào kiểm tra hộ.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói: “Đối với những nhà cổ xuống cấp, không ai đứng ra chịu trách nhiệm chính. Nhưng với biệt thự cổ như biệt thự thời Pháp thì chủ đầu tư phải kiểm tra. Nếu anh không làm được phải thuê tư vấn đánh giá xem chất lượng rồi tìm biện pháp xử lý”.
Theo ông Vạn, để hạn chế tình trạng đáng tiếc xảy ra như vụ sập nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo, chủ đầu tư xây dựng công trình phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và đưa ra giải pháp (nếu tốt và có thể sửa chữa nên giữ lại).
Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc cũng cho rằng, mỗi công trình cổ được xếp vào dạng tu bổ bảo tồn phải còn giá trị về lịch sử và công năng. Tuy nhiên, nếu bảo tồn thì cũng cần phân làm hai mức: trùng tu và buộc phải xây dựng lại khi đã hư hỏng. Tuy vậy, dù phương án nào cũng phải trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hóa.
Theo ông Hanh, rà soát tuổi thọ, chất lượng công trình tại các trung tâm thành phố, nơi tập trung dân cư là rất cần thiết, cần tập trung nhân lực các cấp ngành vào cuộc để tránh xảy ra sự việc đáng tiếc.
Chia sẻ với phóng viên, PGS. Đỗ Hậu, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, trong mấy chục năm làm nghề, sự việc sập nhà cổ ở Trần Hưng Đạo là lần đầu tiên ông chứng kiến.
Ông Hậu đề xuất cơ quan quản lý nên khảo sát chất lượng nhà cổ trong toàn bộ thành phố để biết được khu nhà nào cần nâng cấp, nhà nào cần di dời dân. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng ngôi nhà (xóa bỏ hay trùng tu).
Theo ông Hậu, về quy định, dù là biệt thự Pháp nhưng nếu nguy hiểm vẫn được cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn. Với biệt thự nhóm 1, khi xây dựng, cải tạo lại phải giữ nguyên như ban đầu.
Với biệt thự nhóm 2, khi cải tạo phải giữ lại những tiêu chuẩn cơ bản như mật độ, chiều cao, bên trong có thể sửa chữa. Với biệt thự nhóm 3 có thể được phá dỡ, xây dựng nhà mới. Các trường hợp muốn phá dỡ, cải tạo phải được cơ quan chuyên môn thẩm định về mức độ nguy hiểm.
Ngoài ra, PGS. Đỗ Hậu cũng cảnh báo, hiện có nhiều ngôi nhà cổ đang xuống cấp nhưng người dân vẫn “sống chung với lũ”, điều đó rất nguy hiểm.
“Qua khảo sát, chúng tôi từng khuyến cáo người dân hết sức lưu ý khi sống ở khu vực nhà cổ xuống cấp. Nhưng vì sinh kế, họ chưa thực hiện. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải vào cuộc, tuyên truyền để người dân hiểu”, ông Hậu cho hay.
Theo_Eva
Phát hiện vết nứt trước khi nhà cổ sập giữa trung tâm HN
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo nhanh về vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vào lúc 12h35 ngày 22.9, cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (đơn vị đang trực tiếp quản lý và sử dụng tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo) phát hiện tường của tòa nhà bị nứt. Việc này lập tức được báo cáo lãnh đạo ban.
Chỉ 5 phút sau, lúc 12h40, toàn bộ tầng 2 tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo bị sập đổ. Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 đã lập tức liên lạc với các đơn vị liên quan (cứu thương, cứu hỏa, công an, điện lực) để tổ chức cứu hộ.
Một lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, 35 cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý dự án đường sắt 1 đã di tản đi nơi khác trước khi tòa nhà bị sập, chỉ có 1 nhân viên bảo vệ bị gạch rơi vào chân.
Theo vị lãnh đạo này, trong quá trình sử dụng nhà 107 Trần Hưng Đạo, Ban quản lý dự án đường sắt 1 đã phát hiện có dấu hiệu bị dột, thấm nước, bong tróc trần nhà. Đơn vị này cũng đã gia cố trần nhà, chống thấm dột.
Các lực lượng khẩn trương cứu hộ cứu nạn tại hiện trường.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân sập ngôi nhà cổ ở Hà Nội bước đầu được xác định là do tòa nhà qua nhiều năm sử dụng, đã xuống cấp. Đồng thời, thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng - cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến nhà 107 Trần Hưng Đạo bị đổ sập. Thứ nhất, nếu nhà sập từ mái sập xuống thì do mưa liên tục, nhiều ngày ẩm ướt. Thứ hai, nếu nhà sập do đổ tường thì do nhà lâu năm, xuống cấp. Ngoài ra, chưa kể lý do nhà xây bằng vôi, dễ bong tróc, nứt lở, sẽ xuống cấp nhanh hơn.
"Lẽ ra nhà chỉ có tuổi thọ khoảng 50 năm thì ngôi nhà này có thể đã lên tới hàng trăm năm", PGS Hùng cho hay.
Ngay sau khi xảy ra sự cố sập nhà 107 Trần Hưng Đạo, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức cứu hộ. Ngành đường sắt cũng đã điều động 36 dân quân tự vệ cùng tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu hộ hơn 10 người dân sống ở khu vực xung quanh ra khỏi khu vực tòa nhà bị đổ và kịp thời tổ chức đưa 5 người bị thương đi cấp cứu.
Theo báo cáo nhanh tại Bệnh viện Việt Đức - nơi các nạn nhân đang điều trị, đến 15h10 cùng ngày đã có một nạn nhân tử vong là bà Lê Thị Hường - người bán rau tại khu vực này.
Trong chiều cùng ngày, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã trực tiếp đến thăm hỏi các hộ gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng và đến bệnh viện thăm các nạn nhân bị thương.
KTS. Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, mỗi ngôi nhà do kiến trúc sư người Pháp khi thiết kế đều ghi rõ tuổi thọ. Bên cạnh đó, họ còn ghi rõ tới khoảng thời gian nào phải thay thế. Tuy nhiên, khi tiếp quản, có lẽ hồ sơ thiết kế đều thất lạc nên rất khó có thể xác định thời hạn này. Chẳng hạn: Cũng là công trình thời Pháp thuộc nhưng những công trình như Bưu điện Bờ Hồ, Ngân hàng Nông nghiệp có thể có tuổi thọ hơn một trăm năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của tòa nhà sẽ bị ảnh hưởng khi thay đổi kết cấu. Trường hợp, nếu thay đổi về kết cấu chịu lực thì nhà sẽ sập ngay lập tức. Ngoài ra, nếu thay đổi kết cấu bao che cũng có thể cho phép song phải bảo đảm trọng tải không được vượt quá độ cho phép. Theo ông Hanh, một công trình được xếp vào dạng tu bổ bảo tồn phải tuân theo nguyên tắc khi nó có giá trị về lịch sử và công năng. Song cũng phân làm hai mức: Trùng tu và buộc phải xây dựng lại khi đã hư hỏng quá đát nhưng phải dự trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa. Do đó, việc rà soát tuổi thọ, chất lượng công trình tại những trung tâm thành phố, nơi có tập trung dân cư là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là công việc với khối lượng khổng lồ cần tập trung nhân lực các cấp ngành vào cuộc để tránh xảy ra hiện tượng đáng tiếc. Diệu Thu
Theo_Eva
Dân đi ở nhờ khổ sở sau vụ sập nhà cổ Trần Hưng Đạo 11 hộ dân với 47 nhân khẩu gói gém đồ đạc trong đêm xuống KĐT Định Công tạm trú trong chung cư không điện sau vụ sập nhà cổ Trần Hưng Đạo. 11 hộ dân với 47 nhân khẩu gói gém đồ đạc trong đêm xuống KĐT Định Công tạm trú trong chung cư không điện sau vụ sập nhà cổ Trần Hưng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Có thể bạn quan tâm

Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025
Dương Dương bị chế giễu khi lộ hint hẹn hò bạn diễn, tình mới ' y đúc' tình cũ
Sao châu á
16:51:14 05/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: Đại công khai chia tay An
Phim việt
16:48:10 05/05/2025
Quang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọng
Netizen
16:44:27 05/05/2025
Đông Hùng lên tiếng về Võ Hạ Trâm sau màn hát cùng ở đại lễ 30/4, hành động ra sao mà ai cũng tấm tắc?
Nhạc việt
16:43:52 05/05/2025
"Tổ nghề sân khấu" ai cũng nể: Xuống 1 câu vọng cổ, khán giả kẹp tiền vào nan quạt ném từ dưới lên
Sao việt
16:40:14 05/05/2025
Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất
Thế giới
16:27:03 05/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed
Sức khỏe
16:26:05 05/05/2025
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
16:00:09 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
15:27:21 05/05/2025