Tục rước lửa lấy may đêm giao thừa ở xứ Thanh
Đúng thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, người dân làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung ( Thanh Hóa) ra đình làng đốt Đình Liệu, rước lửa về nhà lấy may.
Đình làng Động Bồng được xây dựng từ đời vua Gia Long thứ 10 (1812), thờ thành hoàng Tô Hiến Thành, vị quan thời Lý có tiếng chính trực, công minh, luôn giúp đỡ người nghèo.
Ở ngôi làng này, từ xưa đã có tục đốt Đình Liệu (đốt lửa) vào đêm 30 Tết. Tục này hiện nay ở tỉnh Thanh Hoá không có địa phương nào còn lưu giữ.
Ông Bùi Văn Lô (77 tuổi), Trưởng Ban nghi lễ làng Động Bồng cho biết, để đốt Đình Liệu vào thời khắc giao thừa, hàng năm vào tháng Chạp dân làng cử trai tráng lên núi Ba Trạc, Bái Bò, Đầu Voi… tìm cây đóm (loại cây có dầu rất dễ bắt lửa), chọn những đoạn cây vừa chắc vừa dẻo làm đòn gánh bó đóm lại đưa về. Sau đó, phơi đóm thật khô mới thu lại để chuẩn bị cho việc kết, bó, tạo dáng Đình Liệu (một con rồng lớn).
Đình Động Bồng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2001.
Thông thường, vào thời điểm sau khi tiễn Táo quân lên trời, vào ngày 25 tháng Chạp, các trai tráng gom những cây đóm đã khô kết thành Đình Liệu có đường kính 50cm, chiều dài 9m, rồi đem đặt vào tòa đại đình. Đình Liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần.
Chiều 30 Tết, trai làng chia số người ra hai bên đều nhau, dùng những chiếc đòn kê đều tay chuyển đình liệu từ trong đình ra giữa sân đình.
Ông Bùi Văn Lô giới thiệu về Đình Liệu – Con rồng “khổng lồ” để đốt trong đêm 30 Tết.
Trước khi đốt Đình Liệu, ở sân đình, dân làng tổ chức tế lễ, kính cáo trời đất, thần linh sông núi về dự lễ. Tiếp đó, trong hậu cung các cụ cao niên làm lễ tâu với thành hoàng xin ngài cho phép dân làng rước lửa đốt Đình Liệu đón chào năm mới.
Video đang HOT
Đúng thời khắc giao thừa, Đình liệu – con rồng “khổng lồ” bỗng chốc hóa thân thành ngọn đuốc rừng rực cháy sáng.
Đình Liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần.
Sau khi chứng kiến lễ đốt Đình Liệu ở đình, mọi người châm những bó đuốc mang theo lấy lửa rước điều may mắn đem về. Tới nhà, họ long trọng thắp hương từ nguồn lửa ấy để cáo tế với thổ công, gia tiên và sau đó nhóm bếp làm đồ cúng đầu năm, giữ lửa trong suốt những ngày Tết.
Cần gìn giữ nét văn hóa đặc trưng
Bàn thờ trong đình cũng là nơi ban nghi lễ làm lễ xin lửa để đốt Đình Liệu
“Đêm giao thừa, cả Động Bồng như một hội hoa đăng, làm cho cả một vùng lấp lánh ánh sáng chụm lại rồi tỏa ra như những bông hoa. Người Động Bồng gọi là “hoa đuốc” linh thiêng.
Kể từ lúc giao thừa đến lễ hạ nêu (mùng 7 tết), những người trông coi đình và mỗi gia đình phải giữ ngọn lửa thiêng cẩn thận, không bị tắt. Giữ được ngọn lửa luôn cháy sáng thì người theo nghiệp khoa cử sẽ thông minh đỗ đạt, nhà nông làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh”, ông Lô cho biết.
Sau lễ đốt Đình Liệu, trong những ngày tết tụ họp dưới mái đình, dân làng Động Bồng tổ chức hát ru, hát đúm, hát đối đáp và các trò chơi dân gian: chơi đu, chọi gà, bơi thuyền… thu hút đông đảo mọi người tham dự.
Buổi chiều 30 Tết, ban nghi lễ sẽ làm các thủ tục (ảnh tư liệu).
Ông Vũ Văn Được, Chủ tịch UBND xã Hà Tiến chia sẻ, có thời gian tục đốt Đình Liệu bị mai một. Song với mong muốn gìn giữ văn hóa truyền thống, người dân địa phương đã khôi phục lại nhằm tỏ lòng thành kính và nhớ ơn cha ông đã mang ngọn lửa sưởi ấm lòng người, xua tan bóng đêm. Đốt Đình Liệu đến nay đã là lễ hội truyền thống của người dân địa phương không thể thiếu được trong thời khắc giao thừa.
Đúng giờ khắc giao thừa, Đình Liệu được đốt, người dân sẽ dùng những bó đuốc xin lửa về nhà (ảnh tư liệu).
Bà Phan Thị Lan, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hà Trung cho biết, đình Động Bồng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2001. Tuy nhiên, thực tế đình Động Bồng và lễ tục gắn liền với đình chưa được quan tâm gìn giữ đúng tầm của một di tích cấp quốc gia.
“Để gìn giữ lễ tục đặc sắc này, tới đây UBND huyện sẽ tăng cường phối hợp với các cấp, ngành để tổ chức, khôi phục lại tục đốt Đình Liệu quy mô hơn, làm điểm nhấn của địa phương”, bà Lan cho biết.
Những cỗ quan tài bí ẩn trên đỉnh núi ở Thanh Hóa
Hang quan tài nằm trên đỉnh núi Pha Lý thuộc địa bàn xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã tồn tại nhiều năm, đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Hang quan tài là tên người dân địa phương thường gọi. Hang này có từ bao giờ không ai biết rõ. Năm 2009, một người dân địa phương tình cờ đi lên núi phát hiện các cỗ quan tài gỗ nằm la liệt, nhưng chỉ có vỏ, không chứa di cốt bên trong.
Nơi chứa những cỗ quan tài này nằm ở vị trí vách đứng cheo leo trên đỉnh núi nên rất khó di chuyển lên. Để đến được cửa hang, đi người không cũng phải mất vài giờ đồng hồ vượt qua những vách núi thẳng đứng, nhiều chỗ trọc lóc không một bóng cây.
Hang quan tài nằm cheo leo trên đỉnh núi cách mặt sông khoảng 150m.
Theo cuốn địa chí huyện Quan Hóa, hang quan tài có tên gọi là hang Lũng Mu nằm trên đỉnh núi Pha Lý thuộc địa bàn xã Hồi Xuân và Nam Xuân (huyện Quan Hóa). Năm 2016 nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Trước đó, hang có tên là Phi Bài, trong tiếng Thái có nghĩa là "ma rừng". Sau đó, một phần do có nhiều lợn lòi về trú trong thung lũng nên người dân gọi thành hang Lũng Mu (hang lợn lòi theo tiếng Thái). Hiện nay nhiều người địa phương gọi là Hang Ma.
Hang Ma cao khoảng 150m so với mặt nước sông, đường lên hang khó khăn, hiểm trở, người đi phải bám chặt tay vào các mẩu đá tai mèo sắc nhọn, nhiều đoạn phải đu người trên vách núi dựng đứng. Chính vì vậy, không nhiều người trong bản hiện nay đi đến hang thành thạo.
Đường lên hang quan tài rất hiểm trở.
Cửa hang chỉ rộng khoảng 5m. Khu vực hang chính rộng khoảng 100m2, ngoài ra còn có các hốc, lòng hang trổ ra bên cạnh mỗi nơi rộng khoảng 30 - 40m2, việc di chuyển giữa các hốc hang cũng rất khó khăn.
Đây là một trong những động táng lớn nhất miền Tây Thanh Hóa cũng như của cả nước. Vào thời điểm các nhà khảo cổ khảo sát lần đầu (năm 1998), khu vực hang chính có khoảng 30 quan tài phần lớn đặt dưới nền hang. Phía sâu trong hang có một giá gỗ gồm các xà gồ gác ngang qua hai vách hang tạo thành sàn chứa quan tài.
Các quan tài là những thân cây độc mộc.
Quan tài là một thân cây nguyên khối (độc mộc) khoét hình lòng thuyền, có chiếc khoét hình chữ nhật. Kích thước các quan tài không đồng dạng, trong đó chiếc lớn nhất dài 2,8m, rộng 0,48m; chiếc nhỏ dài 1,4m, rộng 0,28m.
Thời điểm các nhà khoa học khảo sát, phần lớn các quan tài trong hang đều trong tình trạng lộn xộn, xô lệch. Một số đang bắt đầu mục nát, vỡ vụn. Tuy nhiên, có thể thấy chất liệu làm quan tài thuộc loại gỗ quý, ước đoán là gỗ hương. Kích thước quan tài không phụ thuộc vào tử thi lớn hay bé mà phụ thuộc vào cây gỗ thu được.
Qua bao thời gian, gỗ quan tài đã mục nát, vỡ vụn.
Theo các nhà khoa học, loại hình tục táng trong động đã có từ cổ xưa và khá phổ biến ở nhiều nơi như Thái Lan, Philippines và đặc biệt là ở phía Nam vùng sông Dương Tử (Trung Quốc). Như vậy hình thức động táng ở Quan Hóa cũng có nhiều điểm tương đồng.
Theo một số vị cao niên ở Quan Hóa, do địa bàn này nằm cạnh các con sông lớn, nước thường dâng cao vào mùa mưa lũ nên có thể người xưa đã chọn cách táng trên vách núi. Tuy nhiên, bằng cách nào để đưa được các quan tài gỗ khá nặng di chuyển trên đoạn đường hiểm trở thì đến nay vẫn chưa thể lý giải được, và cũng chỉ có các giả thiết được đưa ra.
Gốc cây si ôm trọn ngôi đền cổ ở Thanh Hóa Một gốc cây si ôm trọn ngôi đền Cao Sơn có niên đại hàng trăm năm tại thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) khiến nhiều người hiếu kỳ. Ông Trần Vũ Luận (55 tuổi), người trông đền cho biết, ngôi đền này thờ thần Cao Sơn. Các vị cao niên trong làng cũng không biết ngôi đền này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời

Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay

Bức ảnh triệu view chứng minh người Nhật tinh tế nhất thế giới

Loài vật tuyệt chủng 400 năm tái xuất trong tự nhiên

Lý giải nguyên nhân sư tử không tấn công người trong xe jeep du lịch hay xe safari

Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác

Người phụ nữ 63 tuổi bất ngờ kết hôn với chú rể kém 24 tuổi

Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin

Nghe thấy tiếng ô tô va chạm, người dân chạy tới thì chứng kiến cảnh tượng lạ đời chưa từng có

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói bí quyết sống lâu là 'không tranh cãi'
Có thể bạn quan tâm

Giá xe ga Honda Vision mới nhất tháng 5/2025, bất ngờ chững lại
Xe máy
11:18:16 10/05/2025
Tháng sinh Âm lịch của người nhân hậu nên dễ gặp điềm lành
Trắc nghiệm
11:09:10 10/05/2025
Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng nồi chiên không dầu, khác nào tự ăn chất độc
Sáng tạo
11:09:08 10/05/2025
Thành nhà Hồ - Công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Du lịch
11:06:26 10/05/2025
9 tính năng Android mà người dùng iPhone luôn khao khát
Đồ 2-tek
11:00:48 10/05/2025
Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Thế giới
10:50:32 10/05/2025
Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
Tin nổi bật
10:41:56 10/05/2025
Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia
Thế giới số
10:35:06 10/05/2025
Phương Linh bất ngờ tiết lộ cuộc sống ẩn dật tuổi 41: Không ồn ào, không cô đơn!
Sao việt
10:08:07 10/05/2025
Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"
Pháp luật
10:05:20 10/05/2025