Tương lai của Hong Kong nếu dự luật dẫn độ được thông qua
Hong Kong sẽ đối mặt với một số tác động nhất định nếu dự luật dẫn độ được thông qua, trong đó có nguy cơ mất đi bản sắc và không còn là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế.
Cảnh sát Hong Kong đối phó với người biểu tình ngày 12/6. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Hong Kong đã lên kế hoạch thảo luận lần hai về dự luật dẫn độ gây tranh cãi vào sáng nay 12/6. Tuy nhiên, hàng trăm người đã tập trung bên ngoài trụ sở Hội đồng Lập pháp từ tối qua để bày tỏ lập trường phản đối dự luật này.
Cuộc biểu tình vào sáng nay diễn ra chỉ 2 ngày sau khi hàng trăm nghìn người xuống đường trong cuộc biểu tình được cho là lớn nhất trong lịch sử gần đây của Hong Kong.
Nếu được thông qua, dự luật đang thổi bùng làn sóng tranh cãi tại Hong Kong sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm tới những nơi mà Hong Kong chưa ký thỏa thuận dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Nhiều người lo ngại rằng người Hong Kong sẽ gặp nguy hiểm vì hệ thống luật pháp của đại lục không được đảm bảo về tính công bằng và sự minh bạch.
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Thị Nguyệt Nga tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thảo luận để thông qua dự luật dẫn độ. Chính quyền Hong Kong hy vọng dự luật sẽ được thông qua vào cuối tháng này.
Theo AP, dự luật này được thông qua sẽ có những tác động nhất định tới Hong Kong và mối quan hệ của đặc khu hành chính này với các nước khác.
Đe dọa mối quan hệ Mỹ – Hong Kong
Mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Hong Kong được đánh giá là tích cực. Theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hong Kong năm 1992, Mỹ đã công nhận chế độ “bán tự trị” của Hong Kong và ủng hộ nền dân chủ của đặc khu hành chính này.
Tuy nhiên, dự luật dẫn độ nếu được thông qua sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng nhiều hơn của Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, Mỹ vẫn luôn lo ngại về hệ thống pháp lý của Bắc Kinh.
“Ngoài việc can thiệp nhiều hơn vào công việc nội bộ của Hong Kong, dự luật có thể tạo ra những rủi ro nghiêm trọng cho an ninh quốc gia cũng như lợi ích kinh tế của Mỹ tại Hong Kong”, báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung nhận định.
Theo Michael C. Davis, chuyên gia của Trung tâm Wilson chuyên nghiên cứu các vấn đề quốc tế và châu Á, Mỹ có thể lo ngại rằng các tài sản công nghệ cao sẽ dịch chuyển từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ông Davis không tin rằng Mỹ sẽ thay đổi thái độ với Hong Kong.
Video đang HOT
“Chính phủ Mỹ quan tâm tới các công dân nước này làm việc tại Hong Kong cũng như số lượng lớn doanh nghiệp Mỹ tại Hong Kong. Mỹ có lợi ích tại Hong Kong”, chuyên gia Davis cho biết.
Du khách và doanh nghiệp nước ngoài dè chừng
Hàng nghìn người xuống đường biểu tình tại Hong Kong sáng 12/6. (Ảnh: Reuters)
Các nhóm nhân quyền và doanh nghiệp vẫn lo ngại về những thiệt hại có thể xảy ra đối với cộng đồng thương mại nếu dự luật dẫn độ được chính quyền Hong Kong thông qua.
Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong đã công bố bức thư nói rằng, việc thông qua dự luật sẽ “làm giảm sức hấp dẫn của Hong Kong trong mắt các công ty quốc tế, trong khi các công ty này vẫn xem Hong Kong là căn cứ cho các hoạt động của họ trong khu vực”.
Chuyên gia Davis cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông cho rằng các doanh nhân đang kinh doanh tại Hong Kong có nguy cơ đối mặt các cáo buộc nhằm vào họ.
“Có mối nguy hiểm rất nghiêm trọng đó là cộng đồng doanh nghiệp có thể trở thành mục tiêu (bị cáo buộc)”, ông Davis cho biết.
Samuel So, người từng là cư dân Hong Kong, nhận định các du khách quốc tế tới Hong Kong có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục nếu dự luật mới được thông qua. Theo đó, không chỉ với người Hong Kong bản địa, mà ngay cả những du khách nước ngoài tới Hong Kong – nơi được coi là trung tâm tài chính quốc tế, đều có nguy cơ bị dẫn độ nếu có những phát ngôn tiêu cực về Trung Quốc.
Tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hong Kong
Hong Kong được trao trả về Trung Quốc vào năm 1997 sau khi nằm dưới chế độ thuộc địa của Anh trong 99 năm. Đặc khu này được phép duy trì cơ quan chính trị và tư pháp riêng trong 50 năm sau đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh tăng cường can thiệp vào Hong Kong.
Một số người viện dẫn lý do ủng hộ dự luật dẫn độ là vì mục tiêu bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, chuyên gia Davis đã chỉ ra nguy cơ từ điều này.
“Dự luật đảm bảo rằng quyền chính trị và tự do ngôn luận của người dân sẽ được bảo vệ, do vậy họ sẽ không bị dẫn độ vì công kích chính trị. Tuy nhiên, rất dễ để tìm ra cách để cáo buộc họ, đặc biệt căn cứ theo một đạo luật vốn xử lý mối đe dọa về an ninh”, ông Davis nói.
Chuyên gia Davis cho rằng nhiều nhóm công dân sẽ bị ảnh hưởng nếu dự luật dẫn độ được thông qua, bao gồm các hãng truyền thông, doanh nhân và trường đại học. Ông dự đoán về tác động “đáng lo ngại” của dự luật này “đối với cộng đồng nói chung”.
“Tôi sống tại Hong Kong 30 năm, đó không chỉ là vấn đề chính trị, mà đó là bản sắc của cộng đồng”, ông Davis nói, bày tỏ mong muốn về việc duy trì bản sắc riêng của Hong Kong.
Samuel So, một người tham gia biểu tình, nói rằng bản sắc của người dân Hong Kong đang bị đe dọa.
“Đây là bản sắc độc nhất vô nhị mà chúng tôi đang đấu tranh để bảo vệ. Chúng tôi thực sự muốn một sự riêng biệt trong bản sắc của mình. Chúng tôi muốn được gọi là những người Hong Kong”, So nói.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Hồng Kông lại sắp rầm rộ biểu tình phản đối dự luật dẫn độ
Giới phân tích cho rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi đang đẩy Hồng Kông vào một cuộc khủng hoảng chính trị.
Cảnh sát Hồng Kông làm nhiệm vụ bên ngoài trụ sở nghị viện ngày 11/6 - Ảnh: Reuters.
Người Hồng Kông đang chuẩn bị tiến hành thêm các cuộc biểu tình - bao gồm đình công, giao thông chậm, thậm chí là dã ngoại - để phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm từ Hồng Kông sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Các cuộc biểu tình này rục rịch trong khi lãnh đạo Hồng Kông tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy dự luật, bất chấp đợt biểu tình với sự tham gia của hàng triệu người vào cuối tuần vừa rồi.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam tỏ rõ quan điểm không nhượng bộ cho dù biểu tình quy mô lớn có thể sẽ quay trở lại Hồng Kông trong vài ngày tới. Bà cảnh báo các nhà tổ chức biểu tình không nên đẩy mọi chuyện đi xa hơn.
"Tôi kêu gọi các trường học, các bậc phụ huynh, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nghiệp đoàn cân nhắc thận trọng về việc ủng hộ những hành động cực đoan này", bà Lam phát biểu tại một cuộc họp báo ngày thứ Ba.
Theo các nhà tổ chức, số người xuống đường biểu tình ở Hồng Kông hôm Chủ nhật vừa rồi để phản đối dự luật dẫn độ lên tới trên 1 triệu người, đánh dấu một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả về cho Trung Quốc cách đây 22 năm.
Giới phân tích cho rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi đang đẩy Hồng Kông vào một cuộc khủng hoảng chính trị. Theo dự kiến, dự luật này sẽ được đem ra thảo luận vòng thứ hai tại Hội đồng Lập pháp (LegCo), tức nghị viện Hồng Kông, vào ngày thứ Tư. LegGo bao gồm 70 thành viên, trong đó đa số là các nghị sỹ thân Trung Quốc đại lục.
Trong một động thái hiếm gặp, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn ở Hồng Kông đã lên tiếng cảnh báo rằng việc thông qua dự luật dẫn độ có thể xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào Hồng Kông và làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của thành phố này.
Sự độc lập về luật pháp của Hồng Kông với Trung Quốc đại lục cho tới nay vẫn được xem là một trong những yếu tố giúp Hồng Kông giữ được vị thế trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới. Những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng việc thông qua dự luật này là vi phạm hệ thống "một quốc gia, hai chế độ" duy trì từ năm 1997 khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc.
Một bức thư ngỏ đăng trên mạng Internet đã kêu gọi 50.000 người tập trung quanh trụ sở LegCo để biểu tình vào lúc 10h tối ngày thứ Ba và duy trì sang ngày thứ Tư - ngày mà dự luật dẫn độ được tranh luận. Ngày thứ Tư cũng sẽ là ngày mà biểu tình rầm rộ có thể diễn ra trên khắp Hồng Kông để phản đối dự luật và kêu gọi bà Lam từ chức.
Gần 2.000 cửa hiệu nhỏ, gồm nhà hàng, tiệm tạp hóa, hiệu sách và quán cà phê đã công bố kế hoạch đình công - theo kết quả mọt cuộc khảo sát trực tuyến. Nhiều trường học, khách sạn, công ty luật và nhân viên phúc lợi xã hội cùng gần 4.000 giáo viên tuyên bố cũng sẽ đình công và xuống đường biểu tình vào ngày thứ Tư.
Hội sinh viên và giáo viên các trường đại học Hồng Kông cũng kêu gọi đình công. Một tổ chức công đoàn của tài xe bus Hồng Kông kêu gọi các thành viên lái xe với tốc độ 20-25 km/h để phản đối dự luật dẫn độ. Một bài viết trên Facebook kêu gọi người dân tổ chức dã ngoại (picnic) gần trụ sở chính quyền thành phố vào ngày thứ Tư, thu hút được gần 10.000 phản hồi từ những người hứa tham gia.
"Sự toàn vẹn và độc lập của hệ thống luật pháp của Hồng Kông chắc chắn là trung tâm trong tương lai của Hồng Kông", ông Fred Hu, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch công ty đầu tư cổ phần tư nhân Primavera Capital Group, nhận định. "Bất kỳ một sai lầm nào cũng sẽ dẫn tới việc phải trả giá rất đắt, xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu và làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của Hồng Kông".
Trong một bài viết đăng lên trang Facebook của bà Lam, nhà đầu tư David Webb kêu gọi vị trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông đưa dự luật gây tranh cãi trở lại Ủy ban Cải cách luật pháp để nghiên cứu thêm.
"Nếu bà cứ cố để LegCo thông qua dự luật này, thì bà có thể đạt mục đích, nhưng tổn thất sẽ là rất lớn đối với vị thế quốc tế của Hồng Kông", ông Webb cảnh báo.
Theo vneconomy
Trung Quốc cảnh báo Mỹ dừng phát ngôn "sai trái", can thiệp công việc Hong Kong Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ về dự luật dẫn độ gây tranh cãi của Hong Kong, đồng thời yêu cầu Washington dừng can thiệp vào công việc của Bắc Kinh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Ảnh: AP) "Công việc của Hong Kong hoàn toàn là công việc nội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp
Sức khỏe
18:37:03 11/05/2025
Toyota Land Cruiser FJ: Mẫu xe mini đáng mong đợi, dự kiến ra mắt cuối năm 2025
Ôtô
18:12:54 11/05/2025
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu
Góc tâm tình
17:49:24 11/05/2025
Con trai sắm 20 bộ tóc giả 70 bộ đồ phụ nữ, mẹ nổi tiếng khắp chợ
Netizen
17:39:46 11/05/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương
Pháp luật
16:20:00 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
Tin nổi bật
16:19:47 11/05/2025
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025