Tướng Mỹ: Đừng chỉ nhắc tới Trung Quốc ở RIMPAC 2014
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã phàn nàn về việc báo chí chỉ đặt câu hỏi liên quan tới Trung Quốc mà bỏ qua các quốc gia khác tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2014.
Theo Stars and Stripes, cơ quan ngôn luận của các lực lượng vũ trang Mỹ, trong cuộc họp báo tại Hawaii hôm 1/7 liên quan tới cuộc tập trận Hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014, Đô đốc Harris đã lên tiếng phàn nàn về việc các câu hỏi được giới báo chí đề cập tới chỉ liên quan tới sự kiện Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập này.
“Các bạn có thể đưa ra bất cứ câu hỏi nào tùy thích và chúng tôi sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình. Nhưng trong số 6 câu hỏi đặt ra, tất cả đều liên quan tới Trung Quốc. Tôi không muốn vai trò của 20 quốc gia khác tham gia cuộc tập trận bị phớt lờ khi sự quan tâm chỉ dồn vào Trung Quốc và Mỹ”, ông Harris nói.
22 quốc gia, hơn 40 tàu chiến và tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ tham gia RIMPAC 2014.
Theo Đô đốc Harris, cuộc tập trận RIMPAC 2014 với sự tham gia của 22 quốc gia là cơ hội để cải thiện khả năng phối hợp đa phương và tính minh bạch. Mục tiêu này không chỉ nhắm tới Mỹ và Trung Quốc mà còn tất cả các quốc gia tham gia cuộc tập trận. Theo đó, ông Harris nhấn mạnh việc Brunei cũng lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay. RIMPAC 2014 được khởi động từ hôm 26/6 và kết thúc vào ngày 1/8.
Trung Quốc đã cử 4 tàu quân sự tới tham dự RIMPAC. Các tàu Trung Quốc sẽ tham gia vào nhiều cuộc diễn tập bao gồm cứu trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai, bắn đại bác trên biển, chống hải tặc, tìm kiếm và cứu nạn, lặn cứu hộ và quân y.
Khi được hỏi về việc tại sao ngoài tổ chức cuộc diễn tập RIMPAC 2014 tại Hawaii, Mỹ đồng thời tổ chức cuộc tập trận mang tên “Hợp tác Huấn luyện và Sẵn sàng chiến đấu trên Biển” (CARAT) với Philippines – quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, Tướng Harris nhấn mạnh: “Như tôi đã nói, Mỹ hoan nghênh Trung Quốc và mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa phương”.
Chuẩn đô đốc Yasuki Nakahata, người dẫn đầu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tham gia RIMPAC 2014 cho biết Tokyo chào đón Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này dù 2 nước có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, vốn đang nắm sự kiểm soát của Nhật Bản.
Video đang HOT
“Tôi tin rằng sự tham gia của Trung Quốc và việc cải thiện sức mạnh quân sự đối với một quốc gia lớn như Trung Quốc sẽ góp phần vào sự ổn định và hòa bình trong khu vực”, ông Nakahata nói.
Chỉ huy cấp cao Hải quân Trung Quốc Zhao Xiaogang nhấn mạnh Bắc Kinh có 3 mục tiêu chính để tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2014.
Thứ nhất, Trung Quốc mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ mới cũng như mối quan hệ liên quân giữa Bắc Kinh và Washington. Thứ hai, cuộc tập trận lần này sẽ hỗ trợ hoạt động liên lạc và hợp tác sâu rộng giữa Trung Quốc với hải quân các nước tham gia RIMPAC 2014. Thứ ba, thông qua cuộc tập trận lần này, Hải quân Trung Quốc mong muốn nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Stars and Stripes, hãng tin tức trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhưng biên soạn tin tức độc lập về những vấn đề ảnh hưởng đến quân nhân.
Theo Infonet
Nhật-Philippines "hợp công", Trung Quốc "sôi máu"
Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm 18/7, tờ Tân Hoa xã - cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo trong đó cảnh báo và chỉ trích không tiếc lời Philippines cũng như Nhật Bản.
Theo Tân Hoa xã, những nỗ lực của Nhật Bản và Philippines liên quan đến các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay với Trung Quốc chỉ "lãng phí thời gian và không bao giờ đạt được kết quả gì".
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc, sau các cuộc tranh chấp đảo làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với hai nước láng giềng, nước này đang phải đối mặt với sự khiêu khích từ Philippines và Nhật Bản trong những ngày gần đây.
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/7 đã phát biểu trước các sĩ quan thuộc Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "một phần không thể tách rời trong lãnh thổ của Nhật Bản" và rằng Nhật Bản sẽ "không bao giờ lùi bước" trong vấn đề đó.
Tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra một tuyên bố 8 điểm hồi đầu tuần, trong đó vạch rõ những lời nói dối của phía Bắc Kinh đồng thời khẳng định lập trường của Trung Quốc đã khiến Manila không thể tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cũng khiến Manila buộc phải đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản.
Trong bài báo ngày hôm qua, tờ Tân Hoa xã cho rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông cũng như đảo Hoàng Nham (hay còn gọi là bãi cạn Scarborough) ở Biển Đông, "đều là thuộc lãnh thổ của họ và điều này đã có từ thời cổ xưa. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử, một số nước láng giềng của Trung Quốc đang tranh chấp với Trung Quốc chủ quyền của các quần đảo đó".
"Trong một nỗ lực nhằm cùng chung sống với các nước láng giềng, chính phủ Trung Quốc có xu hướng tìm cách gạt những cuộc tranh chấp đó sang một bên để giải quyết vào một thời điểm khác sau này. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể nhân nhượng khi đối mặt với những hành động và phát biểu khiêu khích. Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ các lợi ích then chốt của bản thân", tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc đã viết như vậy.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hua Chunying còn nói, Nhật Bản nên đối mặt với thực tế, ngừng ngay bất kỳ hành động "xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và nỗ lực giải quyết đúng đắn các cuộc tranh chấp thông qua đàm phán".
Theo ông Gao Hong - một chuyên gia về Nhật Bản ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki là một động thái chính trị trước thềm cuộc bầu cử sắp tới.
Về phía Philippines, nữ phát ngôn viên Hua cho rằng, việc tuần trước Manila tuyên bố họ đã dùng mọi con đường và biện pháp ngoại giao cũng như chính trị để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp với Trung Quốc là "không đúng sự thực". Bà này nói thêm rằng, chính sự "chiếm đóng bất hợp pháp một phần quần đảo Trường Sa là nguồn cơn gây ra cuộc tranh chấp". Thực chất, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị tranh chấp bởi cả Trung Quốc và Philippines.
Tờ Tân Hoa xã đã một lần nữa tái khẳng định lập trường của Trung Quốc về việc các cuộc tranh chấp chỉ nên được giải quyết trên cơ sở song phương giữa hai nước có liên quan. "Tòa án quốc tế chỉ làm các cuộc tranh chấp thêm phức tạp", tờ báo đại diện cho nhà nước Trung Quốc cho biết.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa họ với các nước láng giềng thông qua đàm phán song phương. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, họ tin rằng tất cả các bên nên gác tranh chấp sang một bên và nỗ lực vì sự phát triển chung. Tuy nhiên, trên thực tế, giới phân tích tin rằng, Bắc Kinh muốn "đấu tay bo" với từng nước láng giềng nhỏ hơn bởi với tư cách là một nước lớn, họ sẽ dễ bề gây áp lực, áp chế đối phương.
Kết thúc bài viết, tờ Tân Hoa xã không quên cảnh báo, "Nhật Bản phải ngừng các hành động khiêu khích và Philippines phải trở lại bàn đàm phán trước khi mối quan hệ có thể được hàn gắn".
Chĩa "mũi tấn công" vào Mỹ, Philippines
Trong một bài báo khác được đăng tải trước đó cùng ngày, tờ Tân Hoa xã tiếp tục "chĩa mũi dùi tấn công" về phía Philippines - nước hiện giờ đang gây khó chịu nhất cho Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Qua bài báo, người ta có thể thấy sự tức giận của Bắc Kinh trước kế hoạch biểu tình toàn cầu của một liên minh người Philippines nhằm chống lại sự ức hiếp, bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Tờ Tân Hoa xã tuyên bố, quan hệ Trung Quốc-Philippines sẽ không tốt hơn khi người Philippines sống ở nước ngoài lên kế hoạch thực hiện các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp thế giới. Tờ báo của Trung Quốc tin rằng, những cuộc biểu tình này được khích động bởi các động thái của Mỹ trong khu vực gần đây.
Liên minh Biển Đông vừa được thành lập ở New York đã quyết định phát động một loạt cuộc biểu tinh trên khắp toàn cầu ngay sau khi Manila và Washington nhất trí mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự.
Theo thỏa thuận mới nhất, Mỹ sẽ xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Subic của Philippines để tăng cường sự ủng hộ cho Manila và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Tờ Tân Hoa xã cho rằng, những động thái như vậy dễ dàng được hiểu là chính phủ Philippines đang nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc và điều đó là phức tạp thêm tình hình cũng như gây phương hại đến sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc Mỹ vô trách nhiệm khi phát đi các tín hiệu sai lầm cho Philippines trong một thời điểm nhạy cảm như hiện nay và trong tình hình phức tạp như bây giờ. Tân Hoa xã cảnh báo, nếu Mỹ không thay đổi cách thức hành động thì rất có thể Philippines sẽ bị khích động để "tung" ra những hành động nguy hiểm, khiến tình hình thêm tồi tệ.
"Động thái của Mỹ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Bắc Kinh - một mối quan hệ được Tổng thống Barack Obama miêu tả là quan trọng nhất trên thế giới. Về phần Philippines, đặt hy vọng sai lầm vào Mỹ và chơi trò cứng rắn sẽ chẳng có ích gì trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp", tờ Tân Hoa xã đã cảnh báo thêm như vậy.
Theo Vnmedia
Báo Đảng TQ cổ súy leo thang gây hấn trên Biển Đông Song song với những hoạt động gây căng thẳng trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, thời gian qua, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng vụ tàu Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan liên tục cổ súy các hành động làm căng thẳng, phức tạp tình hình tranh chấp lãnh hải, từ đó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh - EU: bắt tay sau chia tay

Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Điều khiến giới trẻ Trung Quốc tìm đến 'bác sĩ tâm lý AI'
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025