Tướng Trung Quốc “ớn” tàu ngầm ở Biển Đông
Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Trung Quốc, chuẩn đô đốc Yin Zhuo cho rằng cần phải tăng cường lực lượng chống ngầm của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông để đối phó tốc độ phát triển chóng mặt các hạm đội tàu ngầm của hải quân nước ngoài.
Biển Đông nhộn nhịp tàu ngầm
Có vẻ như sự kiện thành lập lữ đoàn tàu ngầm 189 với hai tàu ngầm lớp Kilo 636M Hà Nội và Hồ Chí Minh đang thử nghiệm để chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay đã gây nhiều lo lắng cho vị chuẩn đô đốc này.
Theo Yin Zhuo hiện nay, nếu nước Biển Đông trong suốt, có thể thấy vùng nước với độ sâu 1.200m đang sôi động những bóng tàu ngầm của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia… từ tàu nguyên tử đa nhiệm đến tàu ngầm diesel các chủng loại. Và cuối năm nay ‘bể bơi’ Biển Đông sẽ thêm bóng tàu ngầm Việt Nam. Tất cả các chiến hạm này đều theo một hướng đi từ biển Hoa Đông đến eo biển Malacca. Chuyện này hoàn toàn không vui với chiến lược hải dương và giấc mơ Trung Quốc.
HMAS Rankin, tàu ngầm lớp Collins của Australia.
ROKS Lee Sunsin (SS 068) Tàu ngầm của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp SS “Oyashio” mã số 590 “Oyashio”.
Theo ông Yin Zhuo “, Biển Đông hiện nay đang là vùng nước nhộn nhịp nhất thế giới của tàu ngầm, nơi đây có các tàu ngầm nguyên tử của các cường quốc hải quân như Mỹ, Nga và tàu ngầm diesel – điện của các nước có lực lượng hải quân mạnh khác. Trong đó, hoàn toàn có khả năng là tàu ngầm hải quân Nhật Bản. Đặc biệt, các tàu ngầm của Hải quân Australia cũng thường xuyên ghé thăm Biển Đông với mục đích thám sát lực lượng hải quân Trung Quốc.
Nhưng điểm bất an nhất chính là lực lượng tàu ngầm Đông Nam Á của Singapore và Việt Nam. Những nước có lực lượng hải quân khá mạnh và có khả năng chiến đấu cao, được sự giúp đỡ của hai cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. “Tăng cường năng lực của lực lượng chống ngầm, bảo vệ những cụm chiến hạm lớn trên biển – đây là bài học mà lực lượng hải quân Trung Quốc cần phải nghiên cứu cụ thể và học thuộc” – Yin Zhuo nhấn mạnh. Cũng theo lời vị chuẩn đô đốc này, nếu so sánh với vùng nước nông của biển Hoa Đông và Hoàng Hải, thì độ sâu 1.200 m của biển Đông thuận lợi cho các hoạt động tác chiến và huấn luyện thực binh, diễn tập của lực lượng chống ngầm.
Bất an
Yin Zhuo đã thẳng thắn thừa nhận sự lo lắng của mình trước việc lữ đoàn tàu ngầm lớp Kilo dự án 636M, đặt hàng ở Nga có thể được sử dụng để ngăn chặn những tuyến đường vận tải thương mại huyết mạch của Trung Quốc qua eo biển Malacca. Đồng thời ông Yin Zhuo cũng không giấu diếm ý đồ muốn kiềm chế lực lượng hải quân ASEAN. “Nếu cứ tiếp tục theo tiến độ này, chỉ sau một vài năm, các nước ASEAN sẽ có những lực lượng hải quân hùng mạnh”- Vị chuẩn đô đốc lo lắng nhận xét. Ông này lưu ý rằng sự phát triển lực lượng tàu ngầm của các nước thành viên khối ASEAN “tự nhiên trở thành một thách thức nhất định cho các nước xung quanh, bao gồm cả Trung Quốc” hay đơn thuần chỉ là Trung Quốc
Ông Yin Zhuo cũng nhấn mạnh: “Hiện nay chưa thể nói thẳng ra rằng, đó là một nguy cơ đe dọa” nhưng những ý định của các nước thành viên ASEAN cũng đã quá rõ ràng. Ví dụ như Việt Nam, sau khi ký kết hiệp định đặt hàng mua tàu ngầm, cũng đã bắt đầu tiến hành xây dựng căn cứ hải quân tàu ngầm, không xa lắm về phía Đông của eo biển Malacca”.
Trước đó, các chuyên gia Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về điểm yếu nguy hiểm của tuyến đường vận tải – thương mại đi qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương mà Trung Quốc phụ thuộc rất lớn. Nhưng Trung Quốc lại đang thi hành một chính sách đối ngoại gây tranh cãi và có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với một số nước ASEAN.
Tàu ngầm lớp Vstergtland của hải quân Singapore.
Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia.
Các nước ASEAN trong những năm gần đây đã bắt đầu tăng cường mua sắm các tàu ngầm diesel-điện hiện đại có nguồn gốc châu Âu và Nga. Hải quân Singapore mua tàu ngầm của Thụy Điển lớp Vastergotland, Malaysia mua tàu ngầm của liên minh Pháp-Tây Ban Nha lớp Scorpene, Việt Nam chậm nhất đến tháng 12.2013 sẽ tiếp nhận 2 tàu ngầm dự án Kilo 636 hiện đại. Đồng thời với việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng hạ tầng cho huấn luyện thủy thủ đoàn, nước này sẽ nâng quân cảng của mình lên thành cầu cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật.
Cũng không có gì là ngạc nhiên nếu như Philipines, Thái Lan cũng có những dự kiến tăng cường lực lượng hải quân của mình bằng những chiến hạm, tàu ngầm diesel – điện hiện đại, trong đó có thể Nhật Bản có thể đóng vai trò nhà sản xuất tàu ngầm sử dụng động cơ Striling không cần không khí.
Theo Dantri
Thấy gì từ chuyến trở lại Biển Đông của 4 chiến hạm Ấn Độ?
Vào những ngày cuối tháng 5 này, Hải quân Ấn Độ đã phái đội gồm 4 chiến hạm tới Biển Đông, ghé thăm cảng các ở Malaysia, Việt Nam và Philippines, 3 nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên vùng biển nóng của thế giới này. Nam
Tàu chiến Ấn Độ ghé cảng Kelang, Malaysia
Trong đợt ghé Biển Đông, đội tàu của Hải quân Ấn Độ gồm INS SATPURA, khu trục hạm nhỏ tàng hình, INS RANVIJAY, khu trục hạm lớp Rajput, INS KIRCH, tàu hộ tống nhỏ lớp Kora và tàu tiếp liệu INS SHAKTI.
Trên đường tới Biển Đông, các tàu thực hiện cuộc tập trận hải quân chung với hải quân Singapore ở Eo biển Malacca. Trong hải trình này, đội tàu dự kiến ghé các cảng Kelang, Malaysia, Đà Nẵng, Việt Nam và Manila, Philippines. Năm ngoái, hải quân Ấn Độ cũng thực hiện một hải trình tương tự.
Tờ Eurasia Review mới đây đã đăng bình luận của tiến sỹ Ấn Độ Subhash Kapila cho biết tàu hải quân Ấn Độ trong vài năm qua đã nhiều lần thực hiện các cuộc hải trình và tập trận với hải quân các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Theo ông, hải trình năm nay mang một giá trị biểu tượng lớn, bởi nó bao gồm 3 trong số 4 nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoài ra, hải trình được thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm New Delhi, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý kể từ khi nhậm chức.
Cũng thật trùng hợp là đội tàu Ấn Độ đi qua Biển Đông đúng vào thời điểm Thủ tướng Ấn Độ công du Nhật Bản, với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Nhật, vào thời điểm Nhật và Trung Quốc vẫn đang căng thẳng và chưa thể tìm được lối thoát trong cuộc đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.
Các nguồn tin báo chí cho rằng, bản Tuyên bố chung ngày 20/5/2013, giữa Thủ tướng Ấn Độ-Trung Quốc đã nhấn mạnh: "Châu Á Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu. Ưu tiên hiện nay là thiết lập một khung an ninh và hợp tác mở, minh bạch, công bằng và trọn vẹn, dựa trên sự tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".
Dù có chủ định hay không, thì tuyên bố trên mang nhiều sức nặng khi được đặt trong bối cảnh chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông.
Ấn Độ là "nhân vật" lớn trên Biển Đông và trong bối cảnh chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc mở rộng từ Biển Đông tới Ladakh, thuộc dãy núi Himalaya, theo ông Subhash Kapila, Ấn Độ cần phải vững vàng và sát cánh về mặt chiến lược với các nước khác đang bị Trung Quốc áp bức về chính trị cũng như quân sự.
Theo Dantri
Siêu hạm chỉ huy của Mỹ diễu qua Biển Đông Tàu chỉ huy USS Blue Ridge, mẫu hạm trong đội tàu chỉ huy của hải quân Mỹ, cùng tàu khu trục tên lửa Chung-Hoon đã xuất hiện ở Biển Đông vào ngày 29/5, báo chí Trung Quốc đưa tin. Mẫu hạm chỉ huy USS Blue Ridge (cận cảnh) và khu trục hạm Chung-Hoon trên Biển Đông ngày 29/5. Theo tờ Crienghlish của Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh

"Bầy đàn" UAV mồi nhử Nga bào mòn pháo đài phòng không Ukraine

"Giải mã" gói trừng phạt thứ 17 của EU đối với Nga

Iran bác bỏ yêu cầu của Mỹ về urani, cảnh báo đàm phán hạt nhân có thể đổ vỡ

Chủng virus SARS-CoV-2 lưu hành chủ yếu tại Trung Quốc có độc tính tương đối thấp

Tiếp bước Mỹ, EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế với Syria

Người Tây Âu có quan điểm thế nào về vũ khí hạt nhân?

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới phản ứng trước phát ngôn 'tự chịu thuế' của Tổng thống Trump

Mỹ công bố siêu bom hạt nhân B61-13 với sức công phá bằng 360.000 tấn thuốc nổ TNT

Ông Trump công bố dự án lá chắn tên lửa Vòm Vàng 175 tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra công ty bán sản phẩm giảm cân "Ngân 98" nhưng... không tìm ra
Tin nổi bật
21:05:26 21/05/2025
CLB công khai chiêu mộ Messi
Sao thể thao
21:02:37 21/05/2025
Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty
Pháp luật
20:59:17 21/05/2025
Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê
Lạ vui
20:56:56 21/05/2025
Angelina Jolie đụng ý tưởng với Hà Hồ, lên đồ y hệt, ai đỉnh hơn?
Sao âu mỹ
20:45:11 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
Netizen
20:43:10 21/05/2025
NSND Tự Long trong 'Mưa lửa': Chỉ vì chứng minh hát live mà tạo phốt cho tôi?
Hậu trường phim
20:40:19 21/05/2025
26 tuổi bất ngờ mang bầu, tôi sốc nặng khi bạn trai cũ nói một câu
Góc tâm tình
20:40:11 21/05/2025
Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?
Sức khỏe
20:39:57 21/05/2025
Lương Thu Trang: Con trai không cho tôi 'đi thêm bước nữa'
Sao việt
20:36:54 21/05/2025