Tưởng vô hại, dịch hạch do bị chuột cắn nguy hiểm thế nào?
Một bệnh nhân 38 tuổi tại Cao Bằng đã phải nhập viện vì sốt cao, rét run, vã mồ hôi, mệt mỏi… do chuột cắn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh nhân đã mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết.
Theo lời kể của bệnh nhân nghi mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, anh phát hiện con chuột to chui vào bao đựng bột tăng trọng cho lợn ăn nên dùng chân đạp. Tuy nhiên, con chuột chưa chết hẳn, anh cầm đuôi của nó định ném đi thì bị con vật cắn vào mu tay.
Sau khi bị chuột cắn, vết thương có xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức, bệnh nhân không đi khám, chỉ tiêm phòng 1 mũi vắc xin. Sau tiêm 2 tuần bệnh nhân thấy nổi nhiều hạch ở cánh tay, nách, cổ, sưng đau hạch. Kèm theo sốt nóng, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Bệnh nhân đến TTYT Hòa An để khám và điều trị 2 ngày nhưng không đỡ và được chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh nhân mắc dịch hạch thể nhiễm trùng huyết do chuột cắn, hiện chờ kết quả phân lập mẫu bệnh phẩm để kết luận chắc chắn.
Dịch hạch là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh mạnh gây nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bị nhiễm với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.
Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do trực khuẩn Yersinia pestis, một loại trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteraceae. Đây là một loại trực khuẩn lưu hành trong quần thể những loài gặp nhấm cụ thể ở đây là chuột.
Video đang HOT
2 con đường lây truyền bệnh dịch hạch là: Trực tiếp từ vật chủ bị bệnh sang người mà không qua trung gian bọ chét như: hít trực tiếp vi khuẩn từ trong không khí, vi khuẩn từ động vật bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước trên da hoặc do động vật mang bệnh (như mèo) cào, cắn.
Thứ hai là gián tiếp thông qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Chúng sẽ hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím,…) rồi cắn vào người và truyền vi khuẩn gây bệnh sang cho người.
Thời xa xưa người ta gọi dịch hạch là “Cái chết Đen” vì khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các hạch nổi khắp cơ thể. Sau đó mạch máu trong hạch vỡ ra làm nó trở thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông của máu. Những cục máu đen tụ lại thành những vết lớn có màu đen.
Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị như dịch hạch.
Bệnh nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chỉ cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, việc điều trị hết sức phức tạp với nhiều biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với chuột, vật chủ mang mầm bệnh, diệt chuột, bọ chét và hang ổ nơi sinh sản của chuột. Nếu có tình trạng chuột chết hàng loại một cách bất thường hãy báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Khi có các biểu hiện nổi hạch, sốt, đau nhức nếu vô tình bị chuột cắn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán cách ly kịp thời.
Cao Bằng, 1 người mắc bệnh dịch hạch, làm sao để thoát khỏi "cái chết đen"?
Một bệnh nhân 38 tuổi nhập viện vì sốt cao, rét run, vã mồ hôi, mệt mỏi... do chuột cắn.
Theo lời kể của người bệnh, trước ngày viện 20 ngày, bệnh nhân bị chuột cắn và mu bàn tay phải. Có xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức tại vết cắn, bệnh nhân không đi khám chỉ tiêm phòng 1 mũi vắc xin.
Sau tiêm 2 tuần bệnh nhân thấy nổi nhiều hạch ở cánh tay, nách, cổ, sưng đau hạch. Kèm theo sốt nóng, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Bệnh nhân đến TTYT Hoà An để khám và điều trị 2 ngày nhưng không đỡ và được chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.
Tại đây, qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán: Dịch hạch thể nhiễm trùng huyết.
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể lây lan ra cộng đồng. Trong lịch sử phát triển loài người, đã có nhiều vụ dịch kinh hoàng do chuột gây ra là chết rất nhiều người.
Bệnh nhân điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng (ảnh BVCC)
Theo các bác sĩ, do vết chuột cắn đơn giản nên đôi khi người bệnh không để ý nhiều, khi thấy sốt, sưng hạch thì chữa quanh, tự uống thuốc, thậm chí cả những kháng sinh đắt tiền mà không mang lại kết quả.
Trong khi đó, căn bệnh này nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chữa rất đơn giản, chỉ cần sử dụng kháng sinh đơn giản, kháng sinh mạnh không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, việc điều trị hết sức phức tạp với nhiều biến chứng.
Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị.
Một số bệnh lây truyền từ chuột phổ biến như bệnh dịch hạch, viêm phổi, vàng da xuất huyết, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do Hantavirus...
Qua trường hợp bệnh nhân trên, các bác sĩ khuyến cáo: Khi không may bị chuột cắn, cần có các kỹ thuật xử trí vết thương tốt vì các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ ngoài da nhưng là đường vào của các bệnh như dại, sốt chuột cắn.
Vì vậy, cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine. Sau đó, cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách.
Khuyến cáo về phòng ngừa bệnh
Diệt chuột, bọ chét (chú ý diệt bọ chét trước, diệt chuột sau). Phòng bọ chét đốt.
Khi có bệnh nhân dịch hạch cần tuân theo chế độ bệnh tối nguy hiểm.
Với người tiếp xúc cho điều trị dự phòng khẩn cấp: streptomycin 1g/ngày x 5 ngày hoặc tetracyclin 1g/ngày x 5 ngày. Phải theo dõi chặt chẽ, khi có triệu chứng bệnh thì điều trị như đối với bệnh nhân.
Khi có bệnh nhân tử vong: Cần liệm xác bệnh nhân bằng vải tẩm cloramin 5%, trong quan tài có rắc vôi bột, phải chôn sâu 2m hoặc hỏa táng.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vaccin EV (vaccin sống) chủng hoặc tiêm trong da. Hiệu lực bảo vệ không cao. Chỉ định cho người ở trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải đi công tác vào vùng có dịch.
Cảnh báo bệnh viêm não, màng não do não mô cầu ở trẻ Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch nhẹ, SpO2 không đo được, da nổi ban đỏ rải rác toàn thân, đồng tử dãn khoảng 4mm. Bệnh Viện Chuyên Khoa Sản Nhi Sóc Trăng vừa có cảnh báo về bệnh viêm não mô cầu sau khi tiếp nhận 1 bệnh nhi trong tình trạng nặng, được chẩn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Nắng nóng có nên dùng nước dừa thay nước lọc?

Người mắc bệnh về gan chớ dại ăn những thực phẩm này kẻo 'mang thêm họa'

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Alexander-Arnold có thể 'quay xe' với Real Madrid
Sao thể thao
15:56:29 30/04/2025
Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến
Thế giới
15:34:15 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Trần Phi Vũ: 'Phú nhị đại' có gia đình hậu thuẫn vẫn xém bị phong sát vì tình cũ
Sao châu á
14:40:05 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025