Ukraine ’soi’ kỹ thỏa thuận khoáng sản với Mỹ để tránh vi hiến
Ukraine đang tiến hành một cuộc kiểm tra nội bộ liên quan đến thỏa thuận khoáng sản với Mỹ, tập trung vào phân tích việc tuân thủ Hiến pháp nước này – Ngoại trưởng Andrii Sybiha cho biết ngày 4/4.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha và người đồng cấp Anh David Lammy trong cuộc họp báo chung vào ngày 5/2/2025, tại Kiev. Ảnh: Getty Images
Tờ Kyiv Independent đưa thông tin trên sau khi Washington và Kiev được cho là đã thảo luận về dự thảo thỏa thuận khoáng sản mở rộng do Mỹ đề xuất vào cuối tháng 3.
Ông Sybiha cho biết thỏa thuận khoáng sản “không thể mâu thuẫn với quá trình hội nhập châu Âu, chúng tôi đang nói với người Mỹ điều đó”.
Một trong những vấn đề nổi cộm là phiên bản mới nhất của thỏa thuận này xung đột với quan hệ đối tác nguyên liệu thô quan trọng được ký kết giữa Brussels và Kiev vào năm 2021, vì thế có khả năng gây tổn hại đến tham vọng gia nhập EU trong tương lai của Ukraine.
Ngoại trưởng Sybiha cũng lưu ý rằng một trong những công ty luật “nổi tiếng nhất” sẽ tham gia phân tích tài liệu này, công ty sẽ hợp tác với các đối tác Mỹ và hỗ trợ Ukraine.
Theo vị Ngoại trưởng, phái đoàn Ukraine dự kiến sẽ đến Mỹ để đàm phán thêm trong tương lai gần. Một vòng đàm phán trực tuyến khác có thể diễn ra sớm nhất là vào ngày 4/4 (theo giờ Mỹ).
Phiên bản mới nhất của thỏa thuận được cho là trao cho Mỹ quyền kiểm soát chưa từng có đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine thông qua một khoản đầu tư chung. Dự thảo thỏa thuận gồm một số nội dung chính như: Hai bên lập quỹ đầu tư chung, trong đó Ukraine đóng góp 50% doanh thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của Chính phủ, bao gồm khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và cơ sở hạ tầng liên quan.
Về quyền kiểm soát và giám sát, quỹ trên sẽ được quản lý bởi một hội đồng gồm 5 thành viên: 3 từ Mỹ và 2 từ Ukraine, tạo ra lo ngại về việc Ukraine có thể mất quyền kiểm soát đối với tài nguyên của mình.
Video đang HOT
Về quyền ưu tiên đầu tư: Mỹ sẽ có “quyền chào hàng đầu tiên” đối với các dự án khai thác tài nguyên và đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương lai tại Ukraine.
Và về hạn chế bán tài sản: Ukraine phải ngăn chặn việc bán khoáng sản cho các đối thủ chiến lược của Mỹ, theo định nghĩa của Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đã gặp nhiều tranh cãi, đặc biệt về việc trao quyền kiểm soát tài nguyên cho Mỹ và ảnh hưởng đến tham vọng gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine. Đến nay, thỏa thuận chưa được ký kết chính thức và vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Chính quyền Tổng thống Trump đã quảng bá về thỏa thuận khoáng sản như một phần thiết yếu trên con đường hướng tới hòa bình của Ukraine nhưng đã không đưa ra được các đảm bảo an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận rộng rãi các nguồn tài nguyên.
Truyền thông Ukraine cũng đưa tin rằng thỏa thuận khoáng sản có thể mâu thuẫn với nỗ lực gia nhập EU của Ukraine do những hạn chế nghiêm trọng đối với chủ quyền kinh tế của quốc gia này. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ không ký một thỏa thuận gây nguy hiểm cho việc gia nhập EU của Ukraine trong tương lai.
Kiev và Washington đã chuẩn bị ký một phiên bản khung của thỏa thuận vào ngày 28/2, nhưng kế hoạch đổ vỡ sau một cuộc tranh cãi gay gắt tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Zelensky, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance.
Sau sự kiện đó, các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra. Một phái đoàn Ukraine dự kiến sẽ đến Mỹ trong tháng 4 này để thảo luận về bản dự thảo thỏa thuận khoáng sản mở rộng mà chính quyền Tổng thống Trump đề xuất. Ngoại trưởng Ukraine, Andrii Sybiha, xác nhận về chuyến đi và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo thỏa thuận phù hợp với mục tiêu hội nhập châu Âu của Ukraine.
Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép lên Ukraine với dự thảo thỏa thuận kinh tế mới
Theo tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Trump đang gia tăng sức ép lên Ukraine với một bản dự thảo thỏa thuận kinh tế mới, yêu cầu Kiev nhượng bộ nhiều hơn ngay khi những nỗ lực của Washington nhằm thuyết phục Nga đồng ý ngừng bắn đã bị đình trệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, ngày 28/2/2025. Ảnh: Reuters/TTXVN
Bản dự thảo - được một nghị sĩ Ukraine công khai mô tả và thông tin được xác nhận bởi một nhân vật quen thuộc với tài liệu này - là một đề xuất mới yêu cầu Ukraine nhượng lại lợi nhuận từ một số dự án kinh tế trong tương lai. Đây được xem là "sự bù đắp" lại những khoản viện trợ về tài chính, quân sự của Mỹ cho Kiev từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022. Phía Ukraine ước tính Mỹ đã viện trợ cho nước này khoảng 100 tỷ USD, trong khi Tổng thống Trump đã đưa ra con số tới 350 tỷ USD.
Phiên bản mới của dự thảo "hợp tác" kinh tế Mỹ - Ukraine lần này đã mở rộng đáng kể về quy mô hơn so với một khung dự thảo thỏa thuận đã từng được Kiev và Washington đàm phán. Dự thảo trước đó từng được hai bên lên kế hoạch ký kết trước thời điểm xảy ra cuộc tranh luận gay gắt giữa Tổng thống Zelensky và Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 28/2.
Giờ đây, phía Mỹ không chỉ yêu cầu lợi nhuận từ một số dự án khoáng sản của Ukraine mà còn cả tài nguyên dầu khí, bao gồm cả tài nguyên thuộc sở hữu của nhà nước và các công ty tư nhân. Bản dự thảo mới đề cập đến các dự án đã có cũng như các dự án mới mà các bản dự thảo trước đó đã chỉ ra.
"Thành thật mà nói, với phiên bản này, khả năng thông qua là rất thấp, đặc biệt là việc phải phê chuẩn tại quốc hội", ông Yaroslav Zheleznyak, nghị sĩ Ukraine cho biết. Ông tiết lộ đã nhận được tài liệu này trong một bài chia sẻ trên YouTube - nơi vị nghị sĩ này phân tích nội dung của bản dự thảo.
Trong hai tháng đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã đánh giá cao những nỗ lực được phía Mỹ cho là thành công trong nỗ lực làm trung gian đàm phán giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, đến nay những vấn đề chính như một lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine dường như vẫn đang còn khá bế tắc khi các bên bắt đầu thảo luận chi tiết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 26/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent xác nhận rằng Mỹ đang tiến hành sửa đổi thỏa thuận khung ban đầu dài 4 trang mà Kiev và Washington đã gần đạt được vào tháng 2. Ông cho biết đề xuất này đã được gửi cho chính phủ Ukraine và đang tiếp tục được nghiên cứu, xem xét.
"Chúng tôi đã tận dụng khoảng thời gian này để tiến tới một thỏa thuận hoàn chỉnh. Vì vậy, tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ tiến hành và ký kết thỏa thuận này nhanh chóng", ông Scott Bessent tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết thêm: "Mỹ vẫn cam kết nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận quan trọng này và đảm bảo hòa bình lâu dài cho cả Ukraine và Nga".
Nỗ lực đạt được thỏa thuận của Washington diễn ra trong bối cảnh nước này đang gặp nhiều trở ngại trong việc làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva. Điều này làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Tổng thống Trump có thể cố gắng gây sức ép với một bên nào đó để phá vỡ thế bế tắc.
Vào đầu tuần này, ông Trump cho biết phía Nga có thể đang tìm cách kéo dài thời gian sau khi Moskva yêu cầu nới lỏng các lệnh trừng phạt như một phần của đạt được về thỏa thuận ngừng bắn trên Biển Đen.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ vào ngày 26/3 nói rằng việc nới lỏng lệnh trừng phạt sẽ được quyết định bởi các động thái tiếp theo của lãnh đạo Nga và Tổng thống Trump có thể sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Moskva nếu điều này mang lại lợi thế đàm phán.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky ngày 27/3 cho biết đề xuất mới của phía Mỹ sẽ cần phải nghiên cứu một cách chi tiết.
"Đầu tiên các luật sư làm việc với một thỏa thuận, rồi lại với thỏa thuận khác, và cuối cùng họ đã đồng ý với một thỏa thuận khung, và bây giờ lại có một quy tắc mới. Chúng ta phải hành động một cách thận trọng ở đây, tôi sẽ nói như vậy, như chúng ta luôn cố gắng làm", ông Zelensky nói trong một cuộc họp báo tại Pháp.
Ông Zelensky cho biết đã có rất nhiều phiên bản của thỏa thuận và cần phải được xem xét "về mặt lý thuyết, chứ không phải thực tế" khi các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục.
Bản dự thảo mới được cho là không chứa bất kỳ đảm bảo về mặt an ninh nào - một yêu cầu tiên quyết trước đó của ông Zelensky. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lại cho rằng các khoản đầu tư của Mỹ là một hình thức đảm bảo an ninh.
Khi Ukraine tìm kiếm sự hậu thuẫn của Mỹ trong các cuộc đàm phán ngừng bắn và sự ủng hộ của các đối tác châu Âu trong việc triển khai chúng, việc Washington đưa ra thỏa thuận mới có thể giống như "khơi lại vết thương cũ".
Sau khi Tổng thống Zelensky rời Washington trong chuyến thăm căng thẳng vào cuối tháng 2 với thỏa thuận chưa được ký kết, chính quyền Tổng thống Trump đã ra lệnh ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và ngừng chia sẻ thông tin tình báo. Đây được xem là 2 "vũ khí" quan trọng từ Mỹ mà Ukraine rất cần trong cuộc đối đầu với Nga trên chiến trường.
Phát biểu ngày 27/3, Tổng thống Ukraine cho biết: "Tôi không muốn Mỹ có ấn tượng rằng Ukraine hoàn toàn phản đối. Chúng tôi đã liên tục phát đi các tín hiệu tích cực của mình, chúng tôi ủng hộ hợp tác với Mỹ và không muốn gửi bất kỳ tín hiệu nào khuyến khích Mỹ ngừng viện trợ cho Ukraine hoặc ngừng chia sẻ thông tin tình báo".
"Điều quan trọng đối với chúng tôi là duy trì tất cả những điều này, đó là lý do tại sao chúng tôi hành động mang tính xây dựng mỗi ngày", ông Zelensky nói thêm.
Châu Âu đối mặt chi phí khổng lồ để bảo vệ Ukraine Người châu Âu sẽ cần phải tăng chi tiêu quân sự nhanh chóng - ý tưởng này đã gây ra một đợt tăng giá mạnh trên thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu quốc phòng. Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Kiev ngày 16/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo tờ New York Times, cổ phiếu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 con giáp ngày 30/4: Tỵ tài lộc dư giả, Dậu đề phòng xui rủi
Trắc nghiệm
08:06:57 30/04/2025
1 ông lớn công khai "chọc điên" BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
08:06:25 30/04/2025
Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX
Thế giới số
07:57:10 30/04/2025
Tạm giữ người đàn ông tát cô giáo tới tấp, đẩy ra đứng dưới mưa
Pháp luật
07:45:57 30/04/2025
Mở túi đồ của hội đi camp "concert quốc gia" qua đêm: Bất ngờ với những thứ bên trong
Netizen
07:43:21 30/04/2025
Chia sẻ xúc động của giọng nữ cao đầu tiên hát 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
07:36:42 30/04/2025
Cha ca sĩ Thái Trinh mang viên đạn bi trong hốc mắt suốt 50 năm
Sao việt
07:33:18 30/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 32: Sợ Nguyên thích mình, An giao ước 'mãi mãi là anh em'
Phim việt
07:24:18 30/04/2025
Mỹ nam Hàn càng xấu lại càng nổi, lột xác vừa đẹp vừa sang chẳng ai thèm quan tâm
Hậu trường phim
07:17:10 30/04/2025
Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975
Tin nổi bật
06:49:28 30/04/2025