Ứng viên phó giáo sư trượt, được… bỏ phiếu lại
Tình huống bất ngờ này đã xảy ra trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm chức danh phó giáo sư (PGS) đối với bà Đào Thị Thu Giang – phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương – tại phiên họp hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của trường ngày 16/9.
Theo đó, mặc dù đủ điểm khoa học để bảo vệ chức danh PGS, nhưng bà Giang đã không có đủ số phiếu tín nhiệm cần thiết đối với chức danh này. Quy định yêu cầu số phiếu tín nhiệm phải đạt từ 2/3 tổng số phiếu của hội đồng, nhưng kết quả cuối cùng chỉ có 5/9 phiếu tín nhiệm bà Giang.
Theo một thành viên hội đồng, sau khi có kết quả, GS Hoàng Văn Châu – chủ tịch hội đồng, hiệu trưởng nhà trường – đã yêu cầu những ai vừa bỏ phiếu không tín nhiệm đối với bà Giang phải giải thích rõ lý do.
“Điều này là bất thường khi bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức bỏ phiếu kín, nhưng chủ tịch hội đồng lại yêu cầu chúng tôi phải công khai danh tính nếu không bỏ phiếu tín nhiệm” – thành viên này nói.
Một thành viên khác cho rằng sau đó đã có người đứng lên nói rõ lý do không tín nhiệm bà Giang và vẫn có 2/9 thành viên không đồng ý, nhưng cuối cùng việc bỏ phiếu vẫn được tiến hành. Kết quả bỏ phiếu lần hai vẫn giữ nguyên như ban đầu: bốn người bỏ phiếu không tín nhiệm đối với ứng viên.
Một điểm được một số thành viên hội đồng cho là bất hợp lý nữa là bà Giang mới có thâm niên tiến sĩ ba năm (yêu cầu tối thiểu đối với ứng viên PGS), nhưng đánh giá của tổ thẩm định hồ sơ lại cho điểm 14 bài báo xuất sắc.
Ông Đinh Đăng Quang – thư ký hội đồng chức danh GS nhà nước, người tham dự phiên họp này – cho hay sau khi nghe báo cáo thẩm định hồ sơ kết luận bà Giang có 14 bài báo xuất sắc, ông Quang đã đề nghị hội đồng phải xem xét lại ngay vì bài báo khoa học xuất sắc có những tiêu chí đòi hỏi rất khắt khe, không đánh giá dễ dàng được. Sau đó, hội đồng đã xem xét lại và rút xuống còn một bài báo xuất sắc.
GS Hoàng Văn Châu cho rằng việc bỏ phiếu lại là “bình thường” và “không phạm luật”. “Điều bất thường là từ trước đến nay chưa bao giờ ứng viên PGS tại hội đồng cơ sở của trường lại bị bất tín nhiệm như thế. Tất cả ứng viên đều qua vòng cơ sở để đưa hồ sơ lên hội đồng ngành. Ngoài ra, ứng viên có điểm khoa học rất cao mà lại trượt. Đó là lý do có cuộc bỏ phiếu lại” – ông Châu khẳng định.
Riêng về số bài báo xuất sắc cao bất thường và được cho là có yếu tố thiên vị, ông Châu lý giải: “Do lỗi đánh máy của thư ký hội đồng vì sau khi điều chỉnh rút từ 14 bài xuống còn một bài báo xuất sắc, điểm khoa học của bà Giang cũng không bị thay đổi nhiều”.
Ngày 4/10, GS.TSKH Trần Văn Nhung – tổng thư ký hội đồng chức danh GS nhà nước – khẳng định chưa bao giờ có tiền lệ về việc bỏ phiếu tín nhiệm lại trong các hội đồng chức danh GS như vậy.
“Trong trường hợp nếu kết quả bỏ phiếu khiến ứng viên hay các thành viên hội đồng chưa thỏa mãn, hay vì một lý do khách quan nào đó thì phải có báo cáo đề nghị lên hội đồng chức danh GS nhà nước xem xét. Trong quy chế không hề có việc bỏ phiếu lại. Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh PGS, GS là việc phải trao đổi rất kỹ, bỏ phiếu kín, bỏ phiếu một lần, ghi biên bản cụ thể và gửi lên hội đồng chức danh GS cấp cao hơn” – GS Nhung nói.
Theo Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Nguy cơ 'lạm phát' chức danh giáo sư
Từ tháng 10/2012 hiệu trưởng các trường đại học căn cứ nhu cầu, xét đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở giáo dục đại học để ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS cho các nhà giáo có đủ điều kiện.
Theo TS Vũ Thị Phương Anh, Thông tư sửa đổi của Bộ GD&ĐT là cần thiết, song phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để không nảy sinh tiêu cực.
Sẽ tạo ra sự lộn xộn lớn
- Quan điểm của bà thế nào về việc giao cho các trường được quyền chủ động bổ nhiệm chức danh GS, PGS?
- Quy trình hiện nay (trước khi sửa đổi) là Hội đồng cơ sở (tại các trường) đứng ra tổ chức xét hồ sơ, nếu được thông qua thì gửi lên hội đồng quốc gia để công nhận. Thế là xong.
Bây giờ có thêm khâu bổ nhiệm ở trường nghĩa là sẽ có sự phức tạp hơn. Giả sử có một người được công nhận ở cấp quốc gia rồi nhưng sau đó khi về trường lại không được bổ nhiệm vì lý do gì đó thì có công nhận họ là GS, PGS hay không? Hơn nữa, mỗi trường một quy chuẩn, một chất lượng riêng, thì các chức danh này sẽ có giá trị khác nhau dựa trên tên trường họ được bổ nhiệm. Điều này sẽ tạo ra sự lộn xộn lớn.
- Cụ thể, sự lộn xộn đó như thế nào ạ?
- Trước mắt, sẽ có việc "kỳ thị" nơi bổ nhiệm. Chẳng hạn, giáo sư phải từ trường A, trường B mới có giá, còn trường C, trường D thì không ai xem ra gì. Giống như hiện nay người ta kỳ thị bằng tại chức, liên thông. Nhưng hậu quả lâu dài thì nặng nề hơn nhiều: Trước khi bị kỳ thị, những giáo sư chất lượng thấp đó cũng sẽ được đối xử như các giáo sư thực thụ. Tức ngồi ở các hội đồng và ra những quyết định về chuyên môn mà có thể có ảnh hưởng lên cả một thế hệ. Ngoài ra, với những giáo sư như vậy thì bộ mặt giáo dục của đất nước đối với thế giới sẽ bị giảm sút một cách đáng kể.
- Có người cho rằng, ở một số ngành hiện nay đang thừa rất nhiều tiến sĩ do hệ quả của chính sách. Không biết với PGS, GS thì sẽ như thế nào?
- Tôi phải khẳng định rằng có rất nhiều ngành đang lạm phát tiến sĩ. Cái này là do chính sách không phù hợp với thực tế. Việc phát triển ồ ạt hay dễ dãi hóa quy trình bổ nhiệm GS, PGS thì cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát GS, PGS trong tương lai. Vì thế, cần phải có một lộ trình phù hợp với công cụ kiểm soát chặt chẽ.
- Khi dư luận cũng đặt câu hỏi về trình độ thực của những "tiến sĩ giấy" thì người ta cũng có quyền lo lắng về GS, PGS giấy?
- Bởi thế mà cần có những hội đồng xét chức danh với những con người thực sự có năng lực và xứng đáng có các tiêu chuẩn rõ ràng và quy trình xét duyệt minh bạch, công khai. Cần có cơ chế giám sát và những trường hợp lạm quyền phải được xử lý nghiêm.
- Vậy việc giao quyền bổ nhiệm cho các hiệu trưởng vào thời điểm này có hợp lý?
- Hợp lý và cần thiết nếu có cơ chế giám sát, chế tài hiệu quả.
TS Vũ Thị Phương Anh, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.
Có năng lực thì bị "dính" vào quản lý
- Vì sao cùng là chức danh GS, PGS nhưng đa số các nước phát triển họ không công nhận trình độ này ở Việt Nam? Còn ngược lại, người đã là GSở nước ngoài thì về nước rất được trọng vọng?
- GS, PGS của mình chưa được thừa nhận chủ yếu vì hoạt động nghiên cứu khoa học của mình chưa theo chuẩn quốc tế. Một trong những yêu cầu quan trọng là các kết quả nghiên cứu phải được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín, nơi quy trình phản biện kín, các bài báo được tổ chức chặt chẽ, nghiêm ngặt và khách quan.
Ngoài ra, do các trường đại học của chúng ta ít có cơ hội hợp tác với những chuyên gia hàng đầu thế giới nên các hoạt động của chúng ta giả dụ nếu nơi nào có chất lượng tốt thì cũng ít người biết đến.
- Số lượng người được phong hàm GS, PGS hàng năm rất nhiều nhưng vì sao chất lượng giảng viên trong các trường đại học vẫn chưa được nâng cao?
- Đó là do có nghịch lý. Số người có năng lực khoa học ở các trường đại học của chúng ta không nhiều. Thế nhưng, những người thực sự có học vị, năng lực, học tập từ các nơi trên thế giới về nước lại thường được/bị "dính" vào công tác quản lý.
Trong đó có rất nhiều công việc chẳng liên quan gì đến chuyên môn đã được đào tạo. Nhưng nếu không làm quản lý thì cũng khổ, vì như thế mình sẽ chẳng có cơ hội gì (dù rất ít ỏi) để có tiếng nói hoặc đưa ra những quyết định có thể sẽ ảnh hưởng đến định hướng phát triển của một ngành.
- Nghĩa là một GS, PGS thông thường thì ít có quyền, có tiếng nói trong một cơ quan?
- Nói tóm gọn trong một câu: ở Việt Nam GS, PGS và cả các nhà quản lý nữa, dường như có quá ít quyền hành về mặt chuyên môn. Mọi thứ đều bị vướng víu cơ chế với các quy định lỗi thời và đôi khi rất bất hợp lý.
Tôi quyết không xin phong GS , PGS nữa!
- Bà đã được công nhận là GS, PGS chưa?
- Tôi đã từng làm đơn xin xét phó giáo sư vào năm 2004. Tôi bị hội đồng cơ sở đánh rớt. Tôi đã đến gặp người có trách nhiệm (thư ký hội đồng) để hỏi như sau: "Tôi cần biết lý do tại sao, chỉ để biết, không khiếu nại". Câu trả lời tôi nhận được khá mơ hồ, lúng túng. Tôi không hỏi nữa.
- Đến giờ thì bà đã biết câu trả lời?
- Sau sự việc đó, nhiều người trách tôi là "không biết việc". Để được công nhậnGS, PGS thì phải lo từ khâu chấm điểm công trình. Nếu định làm GS, PGS ngành này, ngành khác thì phải liên hệ với người nọ, người kia để người ta chỉ cho.
Tất nhiên điều ấy đối với tôi là không thể chấp nhận được. Và tôi đã quyết định không bao giờ xin phong GS, PGS nữa. Vì thế mà đến nay tôi vẫn chỉ là tiến sĩ thôi. Dù tôi đã có bằng tiến sĩ 15 năm nay. Và không phải là không có những công trình nghiên cứu, hoạt động trong ngành.
- Vậy là quy trình bổ nhiệm hiện tại đang tồn tại những tiêu cực?
- Tôi không mấy tin tưởng vào sự tường minh của quá trình ấy. Tất nhiên điều này có thể chỉ là hoàn cảnh riêng của tôi. Tôi không dám khái quát lên cho toàn bộ nền giáo dục đại học. Chắc chắn là có rất nhiều người xứng đáng và đáng kính. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì có lẽ không phải là không có những tác động của quen biết, thậm chí... chạy chọt.
- Phải chăng vì thế mà người ta lo lắng về việc để trường có quyền bổ nhiệm thì sẽ nảy sinh tiêu cực?
- Ở các nước, các trường tự bổ nhiệm GS, PGS nhưng người ta có một nền khoa học nghiêm chỉnh và các cơ chế kiểm soát của cộng đồng nên khó có chuyện bổ nhiệm bậy bạ. Còn ở Việt Nam thì phải nghĩ ngay đến cơ chế kiểm soát này.
Giả sử có người đặt vấn đề "chạy" để công nhận GS, PGS với bà, bà sẽ phản ứng thế nào?
Tôi không còn tha thiết gì với cái danh ấy nữa. Tôi vẫn sống và làm việc với tất cả sức mình. Chắc hẳn không phải vì không có cái học hàm đó mà người ta nhìn nhận tôi là người bất tài.
- Xin cảm ơn bà và kính chúc bà sức khoẻ, công tác tốt!
Theo Kienthuc.net.vn
Giáo sư Việt không cần thạo ngoại ngữ Từ tháng 10 năm nay, các ứng viên cho chức danh GS, PGS không phải đáp ứng quy định sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Đây là điểm thay đổi trong quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS được đưa ra theo một thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9. Cụ thể, ứng viên xét đạt tiêu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025