Uống thuốc tăng cường sinh lý, nào ngờ nhiễm độc toàn thân
Sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc nhằm tăng cường khả năng sinh lý, người đàn ông phải nhập viện gấp vì suy gan cấp, gan to, ứ mật, da sạm nổi sần sùi, tiêu chảy, viêm ruột mãn tính.
Mới đây, Khoa Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận bệnh nhân nam N.V.Đ. ngụ tại Đăk Lăk đã từng sử dụng thuốc bổ thận kéo dài trong vòng 2 năm nhằm mục đích tăng cường sức khỏe sinh lý. Sau đó ông tiếp tục dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm gan. Ông Đ. nhập viện với các triệu chứng da ngứa, nổi sần, sạm và vàng da.
ThS. BS Doãn Uyên Vy, phụ trách Phòng khám Chống độc – Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau khi các bác sĩ nội khoa kiểm tra và sàng lọc hết tất cả nhưng không tìm được nguyên nhân, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Nhiễm độc và tìm ra được nguyên nhân đó là nhiễm độc do thuốc Đông y kéo dài gây ra.
Bàn tay bất thường, sần sùi, sạm của bệnh nhân N.V.Đ do bị nhiễm độc thuốc Đông y (Ảnh: BVCC)
Gần đây bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm độc do dùng thuốc kéo dài và gặp phải các bệnh lý về gan, da sạm, vàng da, mắt, tiêu chảy kéo dài, thậm chí có những ca tổn thương cả thận, dẫn tới suy thận cấp, suy tim cấp do sử dụng thuốc Đông y.
Theo ThS. BS Doãn Uyên Vy, trong 20 năm qua đã có những bằng chứng của y văn thế giới ghi nhận thuốc Đông y không rõ nguồn gốc có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài. Trong các sách Đông y có những vị thuốc như hùng hoàng, chu sa dùng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, viêm nhiễm, sốt rét, an thần, chống co giật, mất ngủ, giang mai, trẻ con khóc đêm… Những vị thuốc này có nguồn gốc từ những cục đá, khoáng chất chứa thạch tín và thủy ngân.
Do thuốc Đông y thường được tự pha chế thủ công, hoặc dù được đóng gói hiện đại thì liều lượng cũng thường không đồng đều ở các viên thuốc. Thậm chí, có những viên thuốc được bào chế chứa hàm lượng thạch tín, thủy ngân cao gấp 10 – 30 lần so với liều trong sách thuốc Đông y hướng dẫn.
Video đang HOT
Do đó, người bệnh sử dụng những loại thuốc Đông y này lâu dài sẽ có nguy cơ bị bệnh nhiễm độc từ các kim loại nặng độc hại. Các kim loại này sẽ tích tụ dần dần, đến thời điểm biểu hiện triệu chứng đầy đủ và rõ thì bệnh nhân đã bị nhiễm độc ở mức trung bình. Khi bị nhiễm độc quá nặng có thể chuyển thành ngộ độc bán cấp và cấp tính, dẫn đến tử vong nhanh.
Tự ý sử dụng thuốc Đông y kéo dài, không kiểm soát gây tổn thương nhiều cơ quan (Ảnh: BVCC)
Điều đáng chú ý là các bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thuốc thường có cơ thể khỏe mạnh, không có các bệnh liên quan tới các cơ quan như thận, gan nhưng sau đó đã có những triệu chứng xuất hiện và bệnh ngày một nặng thêm. Đa phần những người bị nhiễm độc thuốc do Đông y thường có các biểu hiện ban đầu như vàng da, vàng mắt, da sần sùi, sạm da, tiêu chảy kéo dài gây viêm ruột mạn tính, làm mất đạm qua ruột.
ThS. Doãn Uyên Vy cho hay, thuốc Tây y hay thuốc Đông y đều có những độc dược dùng để trị bệnh, nhưng khi sử dụng phải đúng liều lượng cho phép. Sử dụng trong thời gian rất ngắn và phải theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tùy tiện sử dụng và sử dụng trong thời gian kéo dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tích tụ dần các chất độc trong mô, cơ quan, làm tổn thương các mô, cơ quan, hoặc gặp các tác dụng phụ của thuốc ở mức độ từ trung bình đến nặng. Đó chính là bệnh nhiễm độc do thuốc gây ra.
Do vậy, khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì lâu dài để điều trị bệnh, nếu muốn biết mức độ an toàn của thuốc, biết được liệu mình có khả năng bị nhiễm độc, ngộ độc hay không, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn, đồng thời phòng tránh tình trạng nhiễm độc thuốc gây ra.
Xông phòng Covid-19, bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội nhiễm trùng máu
Trong lúc người nhà bế bé G.B đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân, gây bỏng.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai G.B (6 tháng tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết do gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng Covid-19 gây bỏng mu bàn chân trái, vùng bỏng điều trị không tốt dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng máu.
Chị H, mẹ của bé, cho biết, do hàng xóm có người bị nhiễm Covid-19 và trong gia đình có người thường xuyên phải đi làm tiếp xúc bên ngoài, lo sợ nhiễm Covid-19 nên gia đình đã tự mua máy xông về xông mũi họng hàng ngày.
Tối ngày 20/2, trong lúc người nhà bế bé G.B đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân của trẻ. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái.
Người nhà đã tự sơ cứu cho bé bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ đeo tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái của trẻ bị lột ra ngoài. Sau tai nạn, trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và ngày 22/2 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các bác sĩ xác định trẻ bị bỏng độ III mu bàn chân trái nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết. Hiện sức khoẻ trẻ đang dần ổn định. Bác sĩ CKII- Phùng Công Sáng - Phó trưởng khoa Chỉnh hình, kiêm phụ trách đơn vị bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương, bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bỏng nhất. Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-6. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, tò mò, nhưng chưa nhận thức về các mối nguy hiểm. Các nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Theo BS Sáng, bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng nếu điều trị không tốt thì việc nhiễm trùng vùng bỏng hoàn toàn có thể xảy ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu. Do lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn như mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị bỏng mức độ sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh, nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng cao hơn người lớn.
"Việc sơ cứu ban đầu đúng khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tổn thương bỏng đỡ sâu, nặng thêm và giảm nguy cơ bội nhiễm. Xử trí không đúng cách ngay từ đầu, điều trị vùng bỏng chưa đúng và tốt có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, sẹo co kéo, nguy cơ để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé"- Bác sĩ Sáng cho hay.
TS.BS Nguyễn Hồng Minh- Trưởng Khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, xông hơi là một trong các biện pháp điều trị theo y học cổ truyền ứng dụng để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh được nhắc đến trong "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19" do Bộ Y tế ban hành.
Trong thời gian đại dịch, ngoài Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng ứng dụng phương pháp xông hơi, xông khói cho không gian sinh sống, không gian làm việc, túi thơm đeo bên người sử dụng thảo dược để làm sạch không khí, kháng khuẩn, tránh sự khuếch tán của virus từ đó có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự lây lan của virus trong không khí. Nguyên liệu thường được dùng là sự phối hợp của các vị thuốc đông y có tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế virus đã được khoa học chứng minh, có tính tinh dầu, có hương thơm, ...
Theo TS.BS Minh, sử dụng phương pháp "xông" để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh là dùng để xông phòng ở, nơi làm việc; có thể sử dụng các máy phun sương dùng tinh dầu hoặc thuốc đông y cô đặc. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh tăng nhanh trên các tỉnh thành, nhiều gia đình đã lạm dụng và có phần hiểu chưa đúng về "xông" cũng như cách thức "xông" để phòng bệnh và hạn chế lây lan virus. Nhiều trường hợp đã hiểu nhầm thành xông mũi, xông mặt hay xông toàn thân...
Các bác sĩ khuyến cáo:
- Cha mẹ nên quan tâm hơn đến trẻ, đặc biệt trong các tình huống có thể gây nguy hiểm đến cho trẻ.
- Cha mẹ không nên lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.
- Trẻ nhỏ hiểu biết còn non dại, ham nghịch ham chơi vì vậy trong khi "Xông" phòng ở cần trông nom trẻ cẩn thận, không được để trẻ chạy chơi một mình, có thể "xông" luân phiên các phòng tránh trẻ chạy chơi va phải;
- Nếu có sử dụng máy xông, nên sử dụng các loại máy phun sương khép kín, đặt ở vị trí chắc chắn, vị trí trẻ không thể với tới được, không nên sử dụng nồi xông nước nóng.
- Ngoài ra, nhà có trẻ nhỏ, khi xông phòng ở, không nên sử dụng tinh dầu có nồng độ đậm đặc; thời điểm xông phòng ở có thể lựa chọn vào sáng sớm khi trẻ chưa ngủ dậy, buổi trưa hoặc chiều tối, tránh những tai nạn do sơ suất gây nên.
Hóc kẹo đậu vào phổi, bé gái 13 tháng tuổi suýt mất mạng ngày giáp Tết Hai vợ chồng ở Đồng Tháp đang lo dọn dẹp chuẩn bị đón Tết thì phát hiện con gái 13 tháng tuổi ho sặc và ói liên tục, trên tay vẫn cầm thanh kẹo đậu phộng, nên tức tốc đưa đi cấp cứu. Ngày 29/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa kịp thời cứu một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025