Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng?

Vắc xin Moderna có an toàn không, hiệu quả phòng ngừa COVID-19 như thế nào? Những đối tượng nào được chỉ định tiêm?

Ngày 10-7, Bộ Y tế đã tiếp nhận hơn 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua cơ chế Covax Facility. Ngay sau đó, 1 triệu liều trong số này đã được chuyển thẳng vào thành phố Hồ Chí Minh.

Vậy, vắc xin Moderna có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 như thế nào? Những đối tượng nào được chỉ định tiêm?

Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng của WHO (SAGE) đã ra Khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin mRNA-1273 của Moderna phòng COVID-19 ở người từ 18 tuổi trở lên.

Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết về vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna (mRNA-1273).

1. Ai nên được tiêm chủng trước?

Cũng như mọi vắc xin phòng COVID-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng.

Khi có thêm vắc xin, cần bổ sung các nhóm ưu tiên tiêm chủng, chú ý tới những nhóm những người bị ảnh hưởng không cân xứng bởi COVID-19 hay mất công bằng về sức khỏe.

Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng? - Hình 1

2. Những ai khác có thể tiêm chủng vắc xin?

Các bệnh đi kèm (bệnh nền) được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Khuyến cáo tiêm chủng cho nhóm những người mắc các bệnh nền này bởi các bệnh nền này được xác định làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Mặc dù cần phải có thêm các nghiên cứu ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng người trong nhóm này – nhóm được khuyến cáo tiêm chủng – có thể được tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Người chung sống với HIV có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nặng. Những người dương tính với HIV được tiêm vắc xin cần được cung cấp thông tin và tư vấn.

Có thể tiêm chủng vắc xin cho những người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, những người này có thể hoãn tiêm chủng phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự trên phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ và những người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ tương tự như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng? - Hình 2

3. Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?

WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.

WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng Covid-19.

4. Ai không nên tiêm chủng vắc xin?

Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này hay vắc xin mRNA khác.

Video đang HOT

Mặc dù khuyến cáo tiêm chủng cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng và tử vong, nhưng những người cao tuổi rất yếu tiên lượng còn sống thêm dưới 3 tháng nữa cần được đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.

Không dùng vắc xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.

5. Khuyến cáo liều dùng như thế nào?

SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin mRNA-1273 Moderna theo lịch tiêm 2 liều (100g, 0,5 ml mỗi liều) cách nhau 28 ngày. Nếu cần, khoảng cách giữa các liều có thể kéo dài tới 42 ngày.

Các nghiên cứu cho thấy tác động y tế công cộng cao khi khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn khoảng cách do EUL khuyến cáo. Theo đó, các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao và thiếu hụt trầm trọng cung ứng vắc xin có thể cân nhắc trì hoãn liều 2 tới 12 tuần để đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm mũi đầu cao hơn ở các nhóm ưu tiên cao.

Khuyến cáo tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ và cùng loại vắc xin cho cả 2 liều.

Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng? - Hình 3

6. Vắc xin này có an toàn không?

Ngày 30 tháng 4, WHO phê duyệt vắc xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO (EUL) đánh giá chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của vắc xin COVID-19, và là điều kiện tiên quyết để cung ứng vắc xin theo cơ chế COVAX Facility.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kĩ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc xin COVID-19 Moderna và cho phép lưu hành sử dụng ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

SAGE khuyến cáo tất cả những người được tiêm vắc xin cần được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Những người gặp phản ứng dị ứng nặng ngay trong liều đầu thì không nên tiêm liều tiếp theo.

Đánh giá tính an toàn lâu dài bao gồm các hoạt động như tiếp tục theo dõi những người tham gia thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu cụ thể và tiếp tục giám sát các hiệu ứng thứ phát hay các biến cố bất lợi ở những người được tiêm trong giai đoạn tiêm đại trà.

Ủy ban Tư vấn toàn cầu về An toàn vắc xin là nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và xác đáng cho WHO về nội dung sử dụng vắc xin an toàn, tiếp nhận và đánh giá các báo cáo về các sự cố an toàn nghi ngờ có tác động quốc tế.

7. Vắc xin này có hiệu lực như thế nào?

Vắc xin Moderna cho thấy hiệu lực bảo vệ khoảng 94,1% đối với COVID-19, hiệu lực bảo vệ bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm liều đầu.

Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng? - Hình 4

8. Vắc xin này có hiệu lực với các biến thể mới không?

Dựa trên các bằng chứng ở thời điểm hiện tại, các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2, bao gồm B.1.1.7 và 501Y.V2, không làm thay đổi hiệu quả của vắc xin mRNA Moderna. Cần tiếp tục theo dõi, thu thập và phân tích số liệu về các biến thể mới và tác động của chúng đối với hiệu quả chẩn đoán, điều trị và vắc xin COVID-19.

9. Vắc xin này có phòng ngừa việc nhiễm và lây truyền vi rút không?

Chúng ta chưa thể biết vắc xin này có phòng ngừa được việc nhiễm và ngăn chặn lây truyền vi rút hay không. Khả năng miễn dịch kéo dài trong vài tháng nhưng chưa thể biết toàn bộ thời gian miễn dịch kéo dài bao lâu. Các câu hỏi quan trọng này đang được nghiên cứu.

Đồng thời, chúng ta vẫn phải duy trì các biện pháp y tế công cộng hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, và đảm bảo thông khí tốt.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 của Moderna

Lô vắc xin Moderna đầu tiên đã về đến Việt Nam với hơn 2 triệu liều. Vắc xin Moderna cho thấy hiệu lực bảo vệ khoảng 94,1% đối với Covid-19, hiệu lực bảo vệ bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm liều đầu.

Lô vắc xin Moderna đầu tiên đã về đến Việt Nam với 2.000.040 liều. Đây là số vắc xin Covid-19 Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua cơ chế Covax. Trong đó một triệu liều được chuyển khẩn cấp cho TPHCM.

Vắc xin Moderna (còn có tên khác là Skipevax hay mRNA-1273) là loại vắc xin do Công ty Moderna (Mỹ) phối hợp với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) phát triển.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 của Moderna - Hình 1

Lô vắc xin Moderna đầu tiên đã về đến Việt Nam với 2.000.040 liều (Ảnh: WHO).

Vắc xin được bào chế dựa trên công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền dạng ARN. Cụ thể, vắc xin chứa đoạn mã di truyền ARN thông tin (mARN) của SARS-CoV-2 được tiêm vào cơ thể người, có thể làm cho các tế bào trong cơ thể tạo ra protein bề mặt của virus SARS-CoV-2, đánh lừa hệ thống miễn dịch rằng đã bị nhiễm virus và "huấn luyện" tạo kháng thể phù hợp chống lại mầm bệnh.

Độ an toàn của vắc xin Moderna

Ngày 30 tháng 4, WHO phê duyệt vắc xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO (EUL) đánh giá chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của vắc xin Covid-19, và là điều kiện tiên quyết để cung ứng vắc xin theo cơ chế Covax Facility.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 của Moderna - Hình 2

Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng của WHO (SAGE) khuyến cáo tất cả những người được tiêm vắc xin cần được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Những người gặp phản ứng dị ứng nặng ngay trong liều đầu thì không nên tiêm liều tiếp theo.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kĩ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc xin Covid-19 Moderna và cho phép lưu hành sử dụng ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Theo CDC Hoa Kỳ, trong các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Moderna, các triệu chứng phản ứng bất lợi (tác dụng phụ xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi chủng ngừa) là điều bình thường nhưng phần lớn là từ nhẹ tới trung bình. Ít người có phản ứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày.

Tác dụng phụ trên toàn bộ cơ thể (như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu) phổ biến hơn sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc xin.

Cụ thể, các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

Trên cánh tay nơi được tiêm:

- Đau

- Mẩn đỏ

- Sưng tấy

Trên các phần còn lại của cơ thể:

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Đau cơ

- Ớn lạnh

- Sốt

- Buồn nôn

Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng một hoặc 2 ngày kể từ khi tiêm vắc xin. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Vắc xin Moderna đạt hiệu quả lên đến 94,1%

Theo CDC Hoa Kỳ, dựa vào bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, ở những người từ 18 tuổi trở lên, vắc xin Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 đã được phòng thí nghiệm xác nhận ở những người đã tiêm hai liều và không có bằng chứng bị nhiễm bệnh trước đó.

Vắc xin cũng có hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng giúp ngăn ngừa Covid-19 ở những người trong nhiều độ tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc cũng như những người có sẵn bệnh nền.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 của Moderna - Hình 3

SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin Moderna theo lịch tiêm 2 liều cách nhau 28 ngày. Nếu cần, khoảng cách giữa các liều có thể kéo dài tới 42 ngày.

Các nghiên cứu cho thấy tác động y tế công cộng cao khi khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn khoảng cách do EUL khuyến cáo. Theo đó, các nước có tỷ lệ mắc Covid-19 cao và thiếu hụt trầm trọng cung ứng vắc xin có thể cân nhắc trì hoãn liều 2 tới 12 tuần để đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm mũi đầu cao hơn ở các nhóm ưu tiên cao.

Theo WHO, dựa trên các bằng chứng ở thời điểm hiện tại, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, bao gồm: Alpha (biến thể ghi nhận ở Anh) và Beta (biến thể ghi nhận ở Nam Phi), không làm thay đổi hiệu quả của vắc xin Moderna.

Những ai có thể tiêm vắc xin Covid-19 của Moderna?

Theo WHO, cũng như mọi vắc xin phòng Covid-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng. Khi có thêm vắc xin, cần bổ sung các nhóm ưu tiên tiêm chủng.

Các bệnh đi kèm (bệnh nền) được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 bao gồm: bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Khuyến cáo tiêm chủng cho nhóm những người mắc các bệnh nền này bởi các bệnh nền này được xác định làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 nặng.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 của Moderna - Hình 4

Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự trên phụ nữ trong thời kì nuôi con bằng sữa mẹ và những người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ tương tự như ở người trưởng thành khác. Tổ chức này cũng không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Ai không nên tiêm vắc xin Covid-19 của Moderna?

Theo WHO, Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này hay vắc xin mARN khác.

Mặc dù khuyến cáo tiêm chủng cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng và tử vong, nhưng những người cao tuổi rất yếu, với tiên lượng còn sống thêm dưới 3 tháng nữa, cần được đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.

Không dùng vắc xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanhCovid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
16:20:24 19/05/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống dầu cáThời điểm tốt nhất trong ngày để uống dầu cá
07:47:28 19/05/2025
Hiểu lầm phổ biến về sữa của cha mẹ khiến bé 3 tuổi phải truyền máuHiểu lầm phổ biến về sữa của cha mẹ khiến bé 3 tuổi phải truyền máu
07:58:28 19/05/2025
4 không khi ăn sầu riêng4 không khi ăn sầu riêng
09:09:32 19/05/2025
Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xaThận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa
18:36:25 19/05/2025
Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?
07:37:59 18/05/2025
Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?
07:53:15 18/05/2025
7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê
07:44:24 18/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Thùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo leThùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo le
20:53:01 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?
21:13:15 19/05/2025
Người phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình DươngNgười phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình Dương
21:27:32 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
20:39:21 19/05/2025
Hà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kếHà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kế
20:31:51 19/05/2025
Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt: Hoa hậu quốc dân đối mặt với vòng lao lýNguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt: Hoa hậu quốc dân đối mặt với vòng lao lý
22:19:03 19/05/2025
Lời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều traLời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều tra
22:00:08 19/05/2025

Tin mới nhất

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

22:56:07 19/05/2025
Theo chuyên gia tâm lý, nỗi đau dẫn đến tự tử không chỉ nằm ở y học hay liên quan đến bệnh tâm thần, mà còn nằm trong những vết nứt của đời sống.
Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

18:17:29 19/05/2025
Điều đáng ngạc nhiên nhất tập trung ở vùng đồi hải mã, phần não điều khiển trí nhớ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau ba ngày im lặng kéo dài, những người tham gia cho thấy sự phát triển đáng kể của các tế bào não mới ở vùng này.
Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

18:09:51 19/05/2025
Ngày 19/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn yêu cầu tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca mắc Covid-19; đặc biệt bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao.
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

09:18:22 19/05/2025
Nhưng cùng với ánh sáng rực rỡ ấy, lửa cũng từng thiêu rụi nhà cửa, phá hủy mùa màng và đôi khi, thiêu rụi chính sự sống của con người. Lịch sử cho thấy: lửa là công cụ, nhưng cách sử dụng nó mới là điều quyết định.
AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

08:46:52 19/05/2025
Trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và quản lý y tế, mở ra kỷ nguyên y học mới tại Việt Nam.
Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

08:43:13 19/05/2025
Theo người nhà, ông P. có tiền sử nghiện rượu nhiều năm nhưng chưa từng đi khám sức khỏe định kỳ. Trước khi nhập viện khoảng hai tuần, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường nhưng vẫn tiếp tục uống rượu hàng ngày.
Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

08:42:40 19/05/2025
Tuy nhiên, nhờ phương pháp điều trị mới này, Beard không gặp tác dụng phụ nào đáng kể. Quy trình điều trị chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, trong 3 tháng, cho phép cô vẫn có thể đi làm và dành thời gian cho gia đình.
Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

08:28:15 19/05/2025
Nghệ có thể giúp kích thích mật, hỗ trợ tiêu hóa và giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nghệ cũng có thể giúp ích cho các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu và táo bón.
Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

08:12:04 19/05/2025
Bỏ ăn sáng, không uống nước, lạm dụng caffeine hay nhịn tiểu khi thức dậy là những thói quen gây hại lớn cho gan mà nhiều người mắc phải vào buổi sáng.
5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

07:15:35 19/05/2025
Gan có thể bị tổn thương và giảm chức năng do bệnh tật hoặc thói quen lối sống. Đôi khi, những triệu chứng cảnh báo sẽ xuất hiện ngay lập tức, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
3 không khi dùng mật ong

3 không khi dùng mật ong

08:00:07 18/05/2025
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

07:42:46 18/05/2025
Điều này là sai lầm lớn, bởi vì thực phẩm tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin mà còn có chất xơ, enzyme và nhiều hợp chất thực vật có lợi mà viên uống không thể thay thế.

Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Phim việt

23:52:59 19/05/2025
Phần mí mắt sụp khiến Đàm Phương Linh trông lúc nào cũng như buồn ngủ, biểu cảm lờ đờ dù thực tế cô diễn rất tốt, nhất là phần đài từ.
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Hậu trường phim

23:50:28 19/05/2025
Maya là nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng bởi diện mạo sang chảnh, cuốn hút, body cực cháy, vô cùng quyến rũ mỗi lần xuất hiện.
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Sao việt

23:44:13 19/05/2025
Tối 19.5, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend. Hình ảnh của người đẹp sinh năm 1998 cũng được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

Sao châu á

23:41:54 19/05/2025
Nam ca sĩ danh tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) Trần Dịch Tấn bị đồn đã qua đời do mắc COVID-19. Thông tin khiến người hâm mộ của ông tức giận.
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Ẩm thực

23:29:48 19/05/2025
Đây là món đặc sản bình dân từng được công bố xếp hạng 45 món ăn đánh giá tệ nhất Việt Nam . Thế nhưng mới đây, món ăn từ lòng lợn này lại được xếp vào top món ngon của thế giới.
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Tin nổi bật

23:16:38 19/05/2025
Kiểm tra xe tải chở 225kg mỡ lợn đông lạnh, lần theo lời khai của tài xế lực lượng công an phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 6 tấn thịt bò, gà, trâu, lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Thế giới

23:14:16 19/05/2025
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu lên tiếng về căn bệnh ung thư di căn, gửi lời cảm ơn tới những người ủng hộ.
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao âu mỹ

23:12:09 19/05/2025
Không phải lúc nào người nổi tiếng cũng được trải thảm đỏ ở mọi nơi. Không ít sao hạng A từng rơi vào cảnh bị từ chối vào câu lạc bộ, những bữa tiệc hay sự kiện lớn, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng để xuất hiện.
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Pháp luật

23:03:26 19/05/2025
Theo đó, ông Sinh là người đã có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám bẹnh, chữa bẹnh quy định tại khoản 6, Điều 48 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Tv show

22:50:51 19/05/2025
Được mai mối với cô chủ homestay cùng tuổi, cả hai tìm thấy sự đồng điệu và cùng mở lòng cho nhau cơ hội hẹn hò.
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?

Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?

Phong cách sao

22:40:23 19/05/2025
Trong một năm vừa qua, Hoa hậu Quế Anh chủ yếu tham gia trình diễn thời trang và góp mặt trong những sự kiện cộng đồng.