Vaccine ngừa COVID-19 giúp giảm mạnh số ca tử vong và nhập viện tại Anh
Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) ngày 14/5 cho biết việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại xứ England (Vương quốc Anh) đã giúp ngăn chặn gần 12.000 ca tử vong và hơn 30.000 ca nhập viện ở người cao tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer- BioNTech cho người dân tại London, Anh, ngày 8/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo PHE, đến cuối tháng 4, chương trình tiêm chủng đại trà đã giúp tránh được 11.700 ca tử vong ở người từ 60 tuổi trở lên tại England, trong khi giảm được 33.000 ca nhập viện ở người từ 65 tuổi trở lên. Các số liệu của PHE không bao gồm xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland, nơi các chính quyền địa phương có chính sách riêng để chống dịch.
PHE cho biết đây mới chỉ là tác dụng trực tiếp của vaccine, và “ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng” cho thấy vaccine giúp giảm sự lây lan của virus, đồng nghĩa với việc số ca tử vong và nhập viện có thể tránh được nhờ tiêm vaccine cao hơn nhiều.
Người phụ trách miễn dịch của PHE, bà Mary Ramsay cho biết: “Vaccine đã cứu rất nhiều người và giờ đây chúng ta có thể thấy tác động rất lớn của vaccine trong việc tránh cho bệnh trở nặng, nhờ vậy bảo vệ được hệ thống y tế khỏi nguy cơ quá tải”.
Video đang HOT
Đến nay, 2/3 người trưởng thành ở Anh đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, tạo điều kiện để Thủ tướng Boris Johnson thúc đẩy kế hoạch mở lại nền kinh tế từ mùa Hè này.
Khủng hoảng vaccine COVID-19: Mấu chốt không nằm ở 'sự cố' AstraZeneca hay J&J
Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất thế giới phải đối mặt thời kỳ hậu COVID-19 chính là tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine giữa các nước giàu với nước nghèo.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhìn qua những dòng tiêu đề tin tức trên truyền thông, dư luận thường nghĩ điều cốt yếu nhất thế giới phải đối diện trong chiến dịch tiêm chủng chính là tâm lý lo ngại về mức độ an toàn, tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca và Johnson & Johnson (J&J). Việc thảo luận đó là cần thiết, nhưng không vì vậy mà quên đi thách thức toàn cầu lớn nhất trong những tháng tới đây: Hố sâu bất bình đẳng trong phân phối vaccine giữa nước giàu và nước nghèo.
Dựa trên những thông tin hiện có, các công ty dược trên thế giới trong năm nay có thể cung ứng ra thị trường khoảng 12 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19. Về lý thuyết, lượng vaccine này đủ để giúp dập tắt đại dịch, với khoảng 88% dân số toàn cầu được tiêm phòng. Thế nhưng khi xem xét kĩ về số liều vaccine được chủng ngừa trên toàn cầu, bức tranh không hẳn là màu hồng.
Tính đến thời điểm hiện nay, các nước đã đặt mua khoảng 6,96 tỉ liều vaccine, đủ để khoảng 53% dân số toàn cầu được tiêm phòng. Điểm nghẽn nằm ở chỗ vaccine chủ yếu đổ vào các nước giàu. Tại những nước này, lượng vaccine đặt mua đã gấp đôi lượng vaccine cần để tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Ngược lại, "độ che phủ" vaccine này chỉ vào khoảng 12% ở những nước thu nhập trung bình thấp.
LHQ đã đưa ra quy định về quyền tiếp cận dược phẩm của các nước, thể hiện rõ nhất qua các Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Có rất nhiều điều khoản đã được thông qua về giấy phép không tự nguyện (compulsory licensing) trong lĩnh vực dược phẩm theo Tuyên bố Doha của LHQ về TRIPS và Sức khỏe cộng đồng.
Nói một cách ngắn gọn, giấy phép không tự nguyện là việc một chính phủ cho phép một đối tác khác bào chế sản phẩm thuốc, sinh phẩm hoặc áp dụng quy trình đã sản xuất được cấp bằng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sáng chế.
Về lý thuyết, quy định này bảo đảm các nước nghèo có điều kiện tiếp cận thuốc men, sinh phẩm y tế. Một quốc gia nếu không có khả năng ký thỏa thuận mua quyền với các công ty dược lớn trên thế giới có thể vô hiệu vấn đề bản quyền thông qua điều khoản giấy phép không tự nguyện.
Các công ty dược bản địa từ đây có thể bào chế thuốc generic (thuốc được sản xuất không cần có sự cho phép của công ty chủ sở hữu trí tuệ), sản xuất cho thị trường trong nước là chính, không phải cho xuất khẩu. Còn những nước có ngành dược phẩm yếu, không đủ khả năng sản xuất, thì có thể mua từ những nước có thế mạnh về dược phẩm generic, ví như Ấn Độ, với mức giá rẻ hơn nhiều so với thuốc gốc.
Nhưng trên thực tế, hệ thống này hoạt động kém hiệu quả. Giấy phép không tự nguyện hiếm khi được áp dụng đối với các sản phẩm thuốc, sinh phẩm đời mới trong thời gian gần đây. Loại giấy phép này được kích hoạt trong một vài trường hợp, nhưng chủ yếu là ở những nước giàu và dưới khía cạnh chính quyền muốn sử dụng giấy phép không tự nguyện để tạo áp lực buộc các công ty dược hạ giá thuốc trong nước, chứ không nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận cho nhóm nước thu nhập thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hasland, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Quy trình cấp thực hiện giấy phép không tự nguyện cũng khá chậm và rườm rà, phải thông qua nhiều vòng đàm phán giữa các chính phủ và các công ty dược phẩm. Giấy phép cũng phải tương thích với quy định xuất khẩu, nhập khẩu của các nước. Nước được thụ hưởng thường cũng không nhận được bí quyết công nghệ, thương mại.
Nên việc tiếp nhận chuyển giao nếu có sẽ phụ thuộc vào tiềm lực "công nghệ đảo ngược" (Reverse engineering) của các công ty dược chuyên về generic, khi họ chỉ được phép phân tích thành phần, cấu tạo thuốc, sinh phẩm để tìm ra phương thức bào chế như thuốc gốc. Đây sẽ là thách thức đặc biệt lớn với những mẫu thuốc, sinh phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, nhất là chủng loại được phát triển, cấp phép sử dụng cấp tốc như vaccine ngừa COVID-19.
Trong bối cảnh đại dịch bùng phát và lây lan mạnh trên toàn cầu, nhiều cá nhân, tổ chức - nổi bật là Sáng kiến Covax, đã lên tiếng hối thúc cắt bỏ những quy trình, thủ tục để đẩy nhanh cấp giấy phép không tự nguyện đối với vaccine ngừa COVID-19, nhằm tạo điều kiện cho số nước nghèo được tiếp cận vaccine.
Thế nhưng việc phân phối vaccine hiện không có tiến triển, nguồn vaccine vẫn chủ yếu tập trung vào các nước giàu. Đó là điểm đáng quan ngại, khi mà tâm dịch giờ đây đang chuyển từ nước giàu, các nền kinh tế lớn sang các nước nghèo, tiềm lực ngành dược phẩm yếu.
Để dập tắt đại dịch, cần thực hiện ngay một giải pháp - mà đến lúc này các nước giàu, nhất là Mỹ, vẫn đang tìm cách phong tỏa, trì hoãn. Đó là việc thực hiện miễn trừ các quy định của TRIPS về thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu muốn bảo vệ nhân loại trước một cuộc khủng hoảng y tế tiềm tàng, điều cần làm đầu tiên là sửa lại các điều luật về thương mại toàn cầu, cân bằng giữa sức khỏe con người, quyền con người trong tiếp cận y tế với bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm.
Ngày càng nhiều người muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19 Cuộc khảo sát quốc tế mới công bố ngày 1/3 cho thấy tỷ lệ người dân mong muốn được tiêm vaccine COVID-19 đang gia tăng tại các quốc gia phát triển. Tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là kết quả cuộc khảo sát do hãng tư vấn quốc tế KekstCNC tiến hành trong tháng 2 tại 6...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

7h tối đi làm về chưa có cơm ăn, chồng nổi giận đuổi khách ra khỏi quán, tiếng ho sặc sụa ở trong nhà khiến anh giật mình hoảng hốt
Góc tâm tình
06:56:20 18/05/2025
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?
Sao thể thao
06:49:39 18/05/2025
Muốn khóc nhất hôm nay: Khoảnh khắc không tiếng vỗ tay nhưng lại khiến cả triệu người nghẹn ngào trong lễ tốt nghiệp
Netizen
06:46:49 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025