Vạch mặt trò bịp bợm của nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa
Trong những nhà ngoại cảm rởm mà VTV đã vạch mặt thời gian qua có bà Vũ Thị Hòa – trú tại tổ 14 phường Đồng Tâm (TP.Yên Bái – tỉnh Yên Bái).
Bà Hòa trong một lần tìm mộ liệt sĩ(ảnh trái).
Theo đoạn clip mà VTV ghi lại được, bà Hòa đã kết hợp với những đối tượng “cộm cán” tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” để tìm mộ ở các tỉnh phía nam.
Nhưng khi PV về quê bà Hòa để tìm hiểu, mới biết quá khứ “bất hảo” của người đàn bà này. Bà ta từng là đối tượng bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vì tội buôn bán động vật hoang dã, sau đó bỗng nhiên trở thành… nhà ngoại cảm.
Bỏ chồng con đi “học” ngoại cảm
Nhà Vũ Thị Hòa hiện nay cũng đang mở điện để thờ cúng, nhưng bản thân bà Hòa lại không trực tiếp ở nhà làm việc này mà do người chồng và các con của bà Hòa làm. Người dân ở tổ 14 phường Đồng Tâm cho biết: “Bà Hòa đi suốt, ít khi có mặt ở nhà. Đến ngày tuần tuyết cần phải cúng lễ, bà Hòa ở xa gọi điện về hướng dẫn chồng con và anh em chuẩn bị cúng lễ”.
Một người đàn ông ngồi trong nhà bà Hòa tự giới thiệu tên là Việt – hàng xóm của bà Hòa – nói: “Hôm nay chồng của cô Hòa sang bên ngoại có chút việc, còn cô Hòa thì lên Hà Nội. Nếu em cần tìm mộ người thân thì cứ ghi những thông tin cụ thể vào sổ, rồi chúng tôi sẽ chủ động liên lạc lại với gia đình để xác nhận”.
Ông Lê Ngọc Quỳnh – Phó Chủ tịch phường Yên Thịnh – cho biết: “Nói đến bà Hòa thì ở phường này ai cũng biết, thời gian tạm trú tại phường bà Hòa làm nghề bán cá tại các chợ. Hằng ngày, bà Hòa đến các chợ đầu mối lấy cá sau đó ra các chợ nhỏ hơn để bán lẻ. Được một thời gian thấy không hiệu quả, bà ta lại chuyển sang buôn rắn rồi các loài động vật hoang dã.
Trong khoảng thời gian ấy, bà Hòa nhiều lần bị cơ quan chức năng của phường tiến hành lập biên bản xử lý, nhưng vẫn nhiều lần tái phạm. Sau nghe bảo làm ăn thất bát, nợ nhiều quá nên bà Hòa đã bỏ chồng và 4 đứa con ở nhà, đi làm ăn xa. Được khoảng 5 tháng thì bà quay trở về địa bàn, mang theo một số băng đĩa quay lại cảnh đi tìm mộ liệt sĩ. Bà ấy mở cho người dân trong vùng xem và từ đó đến giờ, bà tự nhận mình có khả năng ngoại cảm, nói chuyện được với người âm”.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố 14 phường Đồng Tâm, nơi bà Hòa sinh sống hiện tại – xác nhận: “Sống ở nơi đông dân cư là thế, nhưng vợ chồng bà Hòa chẳng bao giờ tiếp xúc với ai. Chỉ đến khi có khách ở lại qua đêm thì người chồng mới ra báo cáo với tôi.
Bà Hòa quê chính ở huyện Trấn Yên , Yên Bái, sau đó chuyển lên phường Yên Thịnh sinh sống, mới mua đất xây nhà ở tổ 14, phường Đồng Tâm được 2 năm. Tuy thế, trong hai năm ở đây, bà Hòa đã gây náo loạn cả vùng qua 2 vụ bị đòi nợ. Sau khi đưa lên công an phường xử lý, bà Hòa lại về nhà làm nhà ngoại cảm như bình thường”. Có đợt, sau khi mọi việc được giải quyết, bà Hòa đi nói với một số người là bà vay 300 triệu để làm kinh phí để đi tìm mộ liệt sĩ và xây điện thờ.
Tự nhận mình đã tìm được 4.000 bộ hài cốt bằng ngoại cảm
Sau hai năm “có khả năng đặc biệt”, bà Hòa tự nhận mình đã tìm được gần 4.000 trường hợp hài cốt, phần lớn là hài cốt liệt sĩ. Những người thân trong gia đình cho biết, bà Hòa thường xuyên có những chuyến đi dài ngày, vào trong tận Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu… để tìm kiếm hài cốt theo nguyện vọng của thân nhân người nhà liệt sĩ.
Cũng vì thế mà không khí ở tổ 14, phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái trở nên nhộn nhịp khi trong vùng xuất hiện bà Vũ Thị Hòa có “điện” thờ thần thánh, xưng mình có khả năng siêu nhiên nói chuyện được với người âm và chữa được bệnh. Nhiều người ở khắp mọi miền đất nước đổ về đây, với mong muốn nhờ bà Hòa tìm giúp thân nhân của gia đình đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Phúc - người dân tổ 14, phường Đồng Tâm- cho biết: Trước đây, khi còn làm ở Ban Thanh tra – UBND tỉnh Yên Bái, ông nghe được câu chuyện khá thú vị về bà Hòa trong quá trình đi tìm mộ liệt sĩ cho một gia đình. Mất một thời gian, bà Hòa cùng với nhóm “Đoàn tâm đức Yên Bái” tìm thấy nơi liệt sĩ đã ngã xuống. Sau khi căng bạt xung quanh, không cho bất cứ ai vào xem thì bà Hòa bỗng dưng reo lên: “Tới rồi!”.
Rồi bà Hòa đưa cho gia đình nọ một lọ thủy tinh, bên trong có đựng ít đất và một chiếc cúc áo rồi nói rằng đó là “những gì còn sót lại của hài cốt liệt sĩ khi đang chiến đấu ở chiến trường Bà Rịa-Vũng Tàu”. Thật bất ngờ, gia đình nọ khẳng định người thân của họ trước đây chỉ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, không hề vào chiến đấu ở tận Bà Rịa-Vũng Tàu. “Sau đó, gia đình nọ đã đuổi đánh bà Hòa và “Đoàn tâm đức Yên Bái” một trận thập tử nhất sinh”- ông Phúc nói.
Vạch mặt trò bịp bợm
Theo tìm hiểu của PV, trước đó – vào tháng 3.2011, bà Hòa đã tới khu vực nhà lao Tân Hiệp (TP. Biên Hòa – Đồng Nai) để tìm mộ cho 22 liệt sĩ hy sinh ở đây. i theo bà Hòa còn có một nhóm tự xưng là “oàn tâm đức Yên Bái” và một số người được giới thiệu là thân nhân liệt sĩ, tất cả lên đến khoảng 40 người.
“Nhà ngoại cảm” Hòa xác định có hài cốt liệt sĩ nằm sát hàng rào (phía đường Dương Tử Giang), tuy nhiên, lại không đồng ý cho đội quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh tìm kiếm, mà bà Hòa và nhóm người nói trên tự tiến hành đào xới. Trong suốt quá trình tìm kiếm, nhóm này còn dùng một tấm bạt che phủ phía trên để không ai có thể quan sát việc làm của họ…
Sau đó, bà Hòa nhặt lấy một số vật phẩm màu xám vụn có kích thước từ 1-2cm, một ít đất màu đen và 4 cúc áo màu trắng nằm lẫn trong búi cỏ. Bà Hòa khẳng định số đất đen trên chính là xương cốt và máu thịt của 10 liệt sĩ đã bị địch giết và chôn lấp, những vật phẩm màu nâu là phần sọ liệt sĩ bị phân hủy. Ngoài ra, bà cho rằng gần đó còn 2 hố chôn 7 và 5 liệt sĩ khác (đủ 22 liệt sĩ) nên cần phải khai quật tiếp.
Đúng lúc đó, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc – đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh – cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ. Hơn nữa, tầng đất phát hiện “hài cốt” không phải là tầng đất nguyên thủy bởi không có sự liền mạch của thớ đất, mà đấy chỉ là đất bồi đắp do tác động của thiên nhiên hoặc con người.
ại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh , TP.Biên Hòa cũng đồng tình với ý kiến trên. Ngay lập tức, nhóm người của bà Hòa quay ra chửi bới, nhục mạ, thậm chí dùng những lời lẽ hết sức thô tục đối với những người đại diện cho các cơ quan chức năng đến theo dõi quan sát việc tìm kiếm… Một vài người trong nhóm này còn hung hăng kích động những người đứng xung quanh, đòi “đập chết” những người cản trở việc tìm kiếm!
Bà Lê Thị Mỹ Phượng – Giám đốc Sở LTBXH tỉnh Đồng Nai – cho biết, trưa 3.1.2012, các cơ quan chức năng cùng các ông Hai Thông, Tám Quyết, bà Nguyệt và bà Vũ Thị Hòa đều có mặt tại khu vực khai quật này. Thấy dấu hiệu khả nghi, bà Phượng đã đưa số đất mà bà Hòa cho rằng đó là “hài cốt liệt sĩ” lên Phân viện Khoa học hình sự – Bộ Công an tại TP.Hồ Chí Minh để kiểm tra thì nhận được kết quả bất ngờ: Mẫu đất mà bà Hòa cho rằng đấy là hài cốt liệt sĩ thực chất chỉ là mảnh vụn của… tổ mối và đất sét.
Từ kết quả đó, vào ngày 9.1.2012, Cục Chính trị – Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã có công văn gửi đến bộ chỉ huy quân sự và sở LTBXH 9 tỉnh, thành phố trong khu vực để quán triệt hành vi lừa gạt của đối tượng Vũ Thị Hòa và “Đoàn tâm đức Yên Bái”.
Trong công văn, Cục Chính trị nêu rõ: “Vũ Thị Hòa và nhóm người tự xưng “oàn tâm đức Yên Bái” không có khả năng đặc biệt trong tìm kiếm mộ liệt sĩ, hoạt động của đối tượng ngày càng thể hiện rõ những dấu hiệu bất minh (cách ly, không cho cơ quan chức năng tiếp cận khu vực đào mộ, “hài cốt” thu được không có mẫu sinh phẩm, không cho người nhà liệt sĩ xét nghiệm ADN).
Mục đích của đối tượng là lợi dụng tình cảm và khai thác yếu tố tâm linh trong vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để trục lợi, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ”.
Theo ông Phạm Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố 14, phường Đồng Tâm – từ năm 2010 bà Hòa tự nhận mình có khả năng ngoại cảm và kết hợp với một nhóm người là tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” làm việc cho Bộ Quốc phòng, đi tìm mộ t liệt sĩ cho người dân trong tỉnh có nhu cầu và thường có những chuyến đi tìm một liệt sĩ ở trong chiến trường Bình-Trị-Thiên và các tỉnh miền Nam.
Những đối tượng tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” gồm Dương Văn Lịch (SN 1981) – có hộ khẩu thường trú tại Hóc Môn, TPHCM; Trần Nhật Duật (SN 1954) – hộ khẩu thường trú tại quận 12, TPHCM; Lê Thế Duẫn (SN 1982) – quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Đây đều là những đối tượng có lai lịch, nhân thân xấu.
Theo Xahoi
Phan Thị Bích Hằng bị tố tự "phong hàm" tướng Kiên, bịa lời tướng Giáp
Nhà ngoại cảm "huyền thoại" Phan Thị Bích Hằng từng nổi như cồn một thời đang phải đối mặt với rất nhiều những dấu chấm hỏi về khả năng "ngoại cảm".
Phan Thị Bích Hằng phong cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng
Cùng với đó là những cáo buộc lừa đảo gia đình liệt sĩ. Nổi cộm là sự việc tìm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên .
Một mâu thuẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là phía gia đình liệt sĩ thì khẳng định đó là phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Kiên, còn phía Viện Pháp y Quân đội cùng với VTV thì khẳng định đó là mành sành vụn và răng lợn sau khi có kết quả giám định ADN.
Nhưng hãy khoan bàn về sự chính xác của cái gọi là "hài cốt" liệt sĩ đó. Việc đáng nói ở đây là sự hiểu biết "có hạn" của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong việc phát ngôn về hàm của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Bà từng phát ngôn tại cuộc Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, liên hiệp UIA - báo Khoa học & Đời sống tổ chức sáng 6/11.
Bà Phan Thị Bích Hằng có đoạn nói: "Tháng 3/2008, tôi được đặt vấn đề là đi tìm thủ cấp của Trung tướng. Trước đây tôi thường đi tìm hài cốt nguyên vẹn. Bây giờ, là tìm hài cốt của tướng Kiên với một phần thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Tôi rất xúc động trước câu chuyện của những người đồng đội của Trung tướng"!
Nhưng được biết, ngày 18/12/2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thư có đoạn: "(...) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng Phố.
Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào Thường vụ TW Đảng.
Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết.
Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu "Con đường giải phóng" để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở Nậm Quang.
Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm 1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng.
Trên đường rút lui bị địch phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng(...)
Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên (...) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí.
Như vậy là liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ được biết là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn cấp bậc cụ thể như thế nào thì Bác không ghi rõ. Vậy việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng có phải là bà đã tự phong hàm cho tướng Kiên?
Cũng trong buổi hội thảo, bà Hằng còn nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài thơ chữ Nhẫn: "5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay hoan nghênh.
Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để vẹn toàn...
Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ "Nhẫn" đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ "Nhẫn" đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi".
Nhưng được biết, bài thơ mà người ta vẫn lưu truyền có đoạn như thế này:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ chữ "Nhẫn" của Tướng Giáp?
Theo nhà báo Đào Tuấn, thì cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng.
Trên tạp chí "thế giới trong ta", giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết "thầy Võ" , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ "Nhẫn" này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm.
Thiết nghĩ, Đại tướng là người đại Trí, đại Dũng nên chắc hẳn Đại tướng không bao giờ tôn sùng chữ "Nhẫn". Về việc này, người từng giúp việc cho Đại tướng là Đại tá Nguyễn Huyên cũng khẳng định Đại tướng không có bài thơ Nhẫn nào.
Đối diện với cõi mù tăm Vì là con người, cho nên nhà ngoại cảm cũng có thời sung sức và thời đuối sức. Nếu chúng ta không cẩn thận sẽ mắc tội vô ơn và làm nản lòng những người có tâm lớn với đồng bào. Chúng ta không nên chỉ vì cố gắng chứng minh hiện tượng ngoại cảm không có cơ sở khoa học, mà vội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

CSGT chới với trên yên xe máy, khống chế nam thanh niên ở TPHCM

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ Chủ tịch UBND phường và 5 đối tượng về hành vi môi giới và nhận hối lộ
Pháp luật
23:12:59 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Sự hết thời của top 1 visual: Phản bội công ty nay flop thảm, hết yêu đương "bad boy" đến "phông bạt" đồ hiệu rởm
Nhạc quốc tế
23:06:11 22/05/2025
NewJeans không lùi bước: Tăng viện pháp lý, chuẩn bị 'cuộc chiến' mới với ADOR!
Sao châu á
23:04:25 22/05/2025
Nam nghệ sĩ có tiếng thập niên 80 hiện không nhà cửa, làm bảo vệ 16 tiếng/ngày
Sao việt
23:01:17 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Sự thay đổi của nam diễn viên từng bị khuyên tránh xa phim cổ trang
Hậu trường phim
22:44:40 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025