‘Ván cờ ngoại giao’ của EU giữa hai siêu cường Mỹ – Trung
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành tháng 7 để đàm phán với Trung Quốc . Căng thẳng cao, hy vọng thấp và sự ổn định là mục tiêu cuối cùng.
Bốc dỡ xe ô tô tại cảng CuxPort ở Cuxhaven, miền Bắc Đức. Ảnh: DPA/TTXVN
Nhiều người từng nghĩ rằng Tổng thống Trump có thể là lý do để châu Âu và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn về mặt kinh tế. Các mức thuế quan mà ông dự định áp dụng không tạo ra sự khác biệt giữa EU, một đồng minh lâu năm của Mỹ, với Trung Quốc, đối thủ chính của Washington.
Nhưng theo tờ New York Times, mọi chuyện đã không diễn ra như vậy. Thay vào đó, EU thấy mình đang bị kìm kẹp về mặt địa chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới .
Tại Brussels, các quan chức đang cố gắng đạt được một thỏa thuận thương mại sơ bộ với các đối tác Mỹ trước khi ông Trump áp dụng mức thuế cao trên diện rộng có thể làm tê liệt nền kinh tế của khối. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách của EU cũng đang phải cố gắng thúc giục các đối tác của mình ở Bắc Kinh ngừng hỗ trợ Nga, ngừng trợ cấp nhà nước quá nhiều cho ngành công nghiệp Trung Quốc và làm chậm dòng hàng hóa giá rẻ chảy vào EU.
Nhưng tại thời điểm hệ thống thương mại toàn cầu có nhiều biến động, EU cũng cần duy trì mối quan hệ với Trung Quốc, siêu cường sản xuất hàng đầu thế giới, trên một nền tảng tương đối ổn định.
Căng thẳng leo thang, hợp tác mong manh
Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ có mặt tại Bắc Kinh để tham dự hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 7. Hy vọng cho cuộc họp này rất thấp. Ngay cả khi Trung Quốc đang đối phó với cái mà họ gọi là “thái độ thù địch” của chính quyền Tổng thống Trump, thì các vấn đề của châu Âu với Trung Quốc cũng vẫn ngày càng gia tăng.
“Không có lá bài Trung Quốc nào dành cho châu Âu”, Liana Fix, một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết.
Căng thẳng đã bộc lộ rõ vào tuần trước, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Brussels trước thềm hội nghị thượng đỉnh. Trung Quốc mô tả cuộc gặp là có hiệu quả và bác bỏ quan điểm cho rằng hai bên có xung đột. Nhưng các quan chức EU lại nhấn mạnh những điểm bế tắc dai dẳng, trong đó có mất cân bằng thương mại.
Sự chia rẽ càng rõ hơn vào cuối tuần qua. EU gần đây đã có động thái hạn chế chi tiêu của chính phủ cho các thiết bị y tế từ Trung Quốc, với lý do các cơ quan chính phủ Trung Quốc đã đối xử bất công với các công ty châu Âu và điều đó là cần thiết để cân bằng sân chơi. Hôm 6/7, Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa.
EU vẫn phải duy trì một “điệu nhảy” tinh tế với Trung Quốc. Mối quan hệ kinh tế giữa hai bên rất sâu rộng. Nhiều quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về vật liệu công nghiệp. Và xuất khẩu của châu Âu sang Trung Quốc vẫn đáng kể, đặc biệt là từ Đức, quốc gia từ lâu đã có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc.
Nhưng xuất khẩu của châu Âu đã giảm sút, ngay cả khi lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào khối này đang tăng vọt. Khi các sản phẩm giá rẻ từ các nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein và Temu tràn vào thị trường châu Âu, các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực thắt chặt các hạn chế đối với các mặt hàng nhập khẩu như vậy. Và các nhà lãnh đạo châu Âu thường xuyên phàn nàn rằng các ngân hàng nhà nước Trung Quốc trợ cấp cho các nhà sản xuất của nước này quá nhiều khiến các công ty châu Âu không thể cạnh tranh.
Quang cảnh cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Những phàn nàn của châu Âu không chỉ liên quan đến thương mại. Các quan chức EU còn phản đối sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho Nga khi họ tạo ra thị trường cho nhiên liệu và các sản phẩm khác của Nga, làm giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt.
EU trong thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai siêu cường
Khi Mỹ đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu trong nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại, tăng doanh thu và đưa sản xuất trong nước trở lại, EU thấy mình “cô đơn”. Đây là một khối gồm 27 quốc gia cùng nhau tạo nên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. EU được thành lập để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới và vẫn là người bảo vệ mạnh mẽ cho thương mại tự do.
Châu Âu muốn “cho thế giới thấy rằng thương mại tự do với nhiều quốc gia là có thể trên nền tảng dựa trên luật lệ” – bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh.
EU đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại với các quốc gia có cùng chí hướng như Thụy Sĩ và Canada. Bà von der Leyen gợi ý rằng họ có thể tiến xa hơn nữa, như theo đuổi sự hợp tác mới giữa khối và nhóm thương mại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – gồm 12 quốc gia nhưng không bao gồm Mỹ hoặc Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, ngay cả khi bà von der Leyen cố gắng tấn công, giới chức EU vẫn phải nỗ lực phòng thủ.
Đó là bởi vì ngay cả khi EU có vấn đề với các chính sách của Mỹ và Trung Quốc, thì họ cũng đang bị tấn công, và bị giằng xé giữa hai bên.
Bất kể kết quả của các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền Tổng thống Trump ra sao , EU dự kiến sẽ phải chịu mức thuế cao hơn đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ so với mức mà họ phải đối mặt vào đầu năm.
Họ cũng có khả năng buộc phải nhượng bộ để đảm bảo một thỏa thuận. Những nhượng bộ đó bao gồm cam kết có thể có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Với Trung Quốc, EU chỉ có thể thúc đẩy Bắc Kinh đến một mức độ nào đó, xét đến mức độ đan xen giữa các nền kinh tế.
Trung Quốc gần đây cũng đã đưa ra lời nhắc nhở gây tổn hại đến EU về thực tế đó.
Để đáp trả thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu toàn cầu các nam châm đất hiếm. Vì Trung Quốc thống trị sản xuất đất hiếm, nên họ có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng cho các đối tác thương mại của mình, bao gồm cả EU, bằng những hạn chế như vậy.
EU cũng đã tham gia cùng Mỹ trong việc hạn chế vận chuyển thiết bị sản xuất chất bán dẫn nhanh nhất sang Trung Quốc, có ứng dụng trong cả quân sự và dân sự.
Điều đó đã gây bất bình trong giới chức Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã kêu gọi châu Âu hủy bỏ các biện pháp kiểm soát đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc như một phần của các cuộc thảo luận về việc nối lại nguồn cung cấp đất hiếm.
Tuy nhiên, theo tờ New York Times, triển vọng cho những thay đổi có ý nghĩa, hoặc bất cứ điều gì kéo châu Âu và Trung Quốc lại gần nhau hơn, thì vẫn còn mờ mịt.
Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán, Canada tự rút thuế kỹ thuật số
Sau khi Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán thương mại với Canada vì thuế dịch vụ số gây tranh cãi, Ottawa đã tuyên bố hủy bỏ sắc thuế này để quay lại bàn đàm phán.
Đây có thể là là một bước lùi chiến thuật.
Thủ tướng Canada Mark Carney tại Ottawa. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times, sau khi Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán thương mại với Canada vì thuế dịch vụ số gây tranh cãi, Ottawa đã tuyên bố hủy bỏ sắc thuế này để quay lại bàn đàm phán. Cú quay đầu này được chính quyền Tổng thống Trump coi là một chiến thắng. Tuy nhiên, đối với chính phủ Canada, đây có thể chỉ là một bước lùi chiến thuật có tính toán.
Hôm 27/6, Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ tạm ngừng các cuộc đàm phán thương mại vì Canada chuẩn bị bắt đầu thu thuế nhắm vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ - một loại thuế mà ông gọi là "cuộc tấn công trắng trợn".
Tối 29/6, chỉ vài giờ trước khi sắc thuế có hiệu lực, chính phủ Canada thông báo sẽ hủy bỏ nó. Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết quyết định này nhằm tạo điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ.
"Trong các cuộc thương lượng về một khuôn khổ quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa Canada và Mỹ, chính phủ mới của Canada sẽ luôn đặt lợi ích tổng thể của người lao động và doanh nghiệp Canada lên hàng đầu", ông Carney nói trong một tuyên bố chính thức.
Sáng 30/6, các cuộc đàm phán đã được nối lại, nhưng Nhà Trắng không bỏ lỡ cơ hội tuyên bố chiến thắng.
"Rất đơn giản: Thủ tướng Carney và Canada đã nhượng bộ Tổng thống Trump và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố. "Tổng thống Trump biết cách đàm phán, và ông biết rằng mình đang lãnh đạo quốc gia và nền kinh tế tốt nhất thế giới", bà Leavitt nói thêm.
Bà cho rằng việc Canada theo đuổi sắc thuế này là một "sai lầm", và gọi quyết định rút lại thuế là "một chiến thắng lớn cho các công ty công nghệ và người lao động Mỹ".
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Vancouver, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Mỹ, cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều không ưa các loại thuế dịch vụ số do các quốc gia khác áp đặt, vì họ cho rằng những sắc thuế này nhắm không công bằng vào các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ như Google, Apple và Amazon. Các loại thuế này đánh vào doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ quảng cáo trực tuyến, việc bán dữ liệu người dùng và các dịch vụ kỹ thuật số khác ngay cả khi doanh nghiệp đó đặt trụ sở ở một quốc gia khác.
Nhiều quốc gia châu Âu hiện cũng đang áp dụng các chính sách thuế tương tự, điều mà ông Trump gọi là "rất tồi tệ". Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang vướng vào các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến các mức thuế mà ông Trump áp đặt.
Quyết định hủy bỏ sắc thuế số của ông Carney được xem là một sự nhượng bộ đúng theo yêu cầu của Tổng thống Trump, và bản thân ông Carney dường như cũng không mấy thiết tha bảo vệ sắc thuế này (cho dù động thái đó khiến ông mất đi một phần đòn bẩy thương lượng).
Theo các quan chức hiểu rõ lập trường của chính phủ Canada, việc hủy bỏ sắc thuế ngay sau khi ông Trump bày tỏ thái độ giận dữ được coi là mức giá nhỏ phải trả để đổi lấy lợi ích lớn hơn trong việc giải quyết cuộc đối đầu thuế quan.
Mức thuế dịch vụ số 3% của Canada đã được ban hành từ năm ngoái, nhưng phải đến ngày 30/6, các khoản nộp đầu tiên mới bắt đầu được thu. Do thuế này áp dụng hồi tố, các công ty Mỹ đã chuẩn bị nộp khoảng 2,7 tỷ USD cho chính phủ Canada - theo một nhóm vận động đại diện cho các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ.
Cũng cần lưu ý rằng, sắc thuế này không phải là chính sách của chính phủ Carney, mà do người tiền nhiệm là Thủ tướng Justin Trudeau đưa ra. Lâu nay, Mỹ đã liệt sắc thuế này vào danh sách các yếu tố "gây khó chịu" trong quan hệ thương mại song phương.
Ông Trump và ông Carney, trong cuộc điện đàm hôm 29/6, đã đồng ý gác lại tranh chấp về thuế số và nối lại đàm phán, với mục tiêu đạt được một thỏa thuận trước ngày 21/7 - mốc thời gian mà họ đã thống nhất trong cuộc gặp tại Alberta đầu tháng này, bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Kananaskis.
Điều đang bị đặt cược là một trong những mối quan hệ thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ. Canada hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ - có khi giữ vị trí số một, tùy theo giá dầu - và Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Canada. Cả hai nước, cùng với Mexico, từng nằm trong một hiệp định thương mại tự do (NAFTA), nhưng hiệp định này giờ đây về cơ bản đã bị đình chỉ.
Tổng thống Trump đã áp mức thuế 25% đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Canada, và giống như nhiều quốc gia khác, Canada cũng đang phải chịu mức thuế 50% đối với mặt hàng thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo về vấn đề thuế quan, tại Nhà Trắng ngày 27/6/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Với Thủ tướng Carney - người đã xây dựng được mối quan hệ tích cực với ông Trump kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 - thì quyết định đình chỉ thu thuế dịch vụ số là một lựa chọn có thể chấp nhận được, nhất là khi khoản thu từ sắc thuế này cũng không quá đáng kể.
"Đây là một phần trong bức tranh đàm phán lớn hơn", ông Carney nói với báo giới tại Ottawa ngày 30/6. "Chúng tôi đã dự liệu rằng thuế số sẽ trở thành một phần của thỏa thuận cuối cùng, theo nghĩa rộng hơn".
Tuy nhiên, những yêu cầu khác của ông Trump có thể sẽ khó để ông Carney chấp thuận hơn. Ngoài việc từng đề cập nửa đùa nửa thật đến chuyện muốn "sáp nhập Canada" thành một tiểu bang của nước Mỹ, ông Trump còn đưa ra yêu sách giảm bảo hộ đối với thị trường sữa và ngành tài chính của Canada - những điều kiện được ông xem là các nhượng bộ cần thiết trong khuôn khổ đàm phán.
Những yêu sách này, nếu được đáp ứng, sẽ gây ra xáo trộn sâu sắc cho nền kinh tế và đời sống chính trị của Canada, và vì thế sẽ rất khó để ông Carney chấp nhận lùi bước.
Mỹ - Trung bước vào cuộc đàm phán 'sống còn' về kinh tế Kết quả của các cuộc đàm phán Mỹ - Trung thương mại lần này có thể định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Quang cảnh cảng hàng hóa tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN. Theo tờ New York Times, các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc này hôm nay, 10/5, gặp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đằng sau việc quân đội Mỹ thử nghiệm trung tâm hậu cần bí mật tại vùng hẻo lánh của Australia-Kỳ 1

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva

Thái Lan chuẩn bị ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng và lở đất
Có thể bạn quan tâm

Người nước ngoài, thầy giáo 4 lần IELTS 9.0 cũng giải sai đề Tiếng Anh
Netizen
07:32:09 08/07/2025
Chủ tịch YG dính án buôn lậu, BLACKPINK thành 'trụ cột' cứu luôn BABYMONSTER?
Sao châu á
07:24:08 08/07/2025
Phương Mỹ Chi và Khả Lâu lọt Top 3, vào thẳng chung kết Sing! Asia, fan rần rần?
Sao việt
07:17:45 08/07/2025
Chân váy xếp nếp màu trắng, biểu tượng thanh lịch lên ngôi mùa hè 2025
Thời trang
07:11:00 08/07/2025
Cách ăn tinh bột thông minh để giảm cân an toàn
Làm đẹp
07:09:17 08/07/2025
Cô gái phải mổ 60 lần vì hoại tử sau tiêm filler trôi nổi
Sức khỏe
07:06:53 08/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 25: Xuân từ chối tình cảm của Nghĩa
Phim việt
07:03:32 08/07/2025
"Viên ngọc ẩn" của Bồ Đào Nha đứng đầu
Du lịch
07:02:42 08/07/2025
Bị chỉ trích nặng nề, tựa game này vẫn tung thông số gây sốc, lượng người chơi "đạt đỉnh"
Mọt game
07:01:26 08/07/2025
Điểm mặt chỉ tên 10 món ăn khiến ẩm thực Trung Hoa vang danh thế giới
Ẩm thực
06:59:29 08/07/2025