Vẫn dạy thêm, học thêm: Khó kỷ luật tích cực

Sẽ áp dụng hình thức kỷ luật tích cực, không đuổi học học sinh…là một trong những điểm mới được áp dụng từ tháng 10/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, nhà trường khó có thể thực hiện khi giáo viên chưa được đào tạo, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm.

Vẫn dạy thêm, học thêm: Khó kỷ luật tích cực - Hình 1

Học sinh lớp 6 ở Quảng Bình bị cô giáo phạt bằng hình thức cho tát 231 cái vào mặt năm 2018.

Dự thảo quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông sẽ áp dụng từ tháng 10/2020 có nhiều điểm mới về kỷ luật. Trong đó, điểm mới nhất là Bộ GD&ĐT bỏ hình thức đuổi học, không phê bình trước lớp, trước trường nếu học sinh nếu vi phạm.

Thay vào đó, học sinh được áp dụng hình thức kỷ luật tích cực. Giáo viên thu thập các thông tin, xác định nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý học sinh mắc khuyết điểm để có kế hoạch giáo dục giúp học sinh sửa chữa khuyết điểm.

Thông tư mới khác hoàn toàn với quy định hiện hành, có thể áp dụng hình thức như: khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, đuổi học từ 3 ngày đến 1 năm, cảnh cáo trước toàn trường…

Cô L.N.T, giáo viên 1 trường THPT tại Hà Nội cho biết, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm khó có thể nói chưa từng mắng mỏ hay kỷ luật hà khắc với học sinh. Cô nhớ, có năm mới nhận chủ nhiệm lớp 10, 1 học sinh nam đến lớp chủ yếu để gây sự với các bạn và cô giáo, không học bài. Ban đầu, cô chỉ phê bình học sinh này trong giờ sinh hoạt lớp, dọa hạ hạnh kiểm năm học nhưng em này vẫn tỏ vẻ không sợ, trốn tiết, đi muộn liên tục.

Sau đó, cô đã mời bố mẹ lên nói chuyện thì bất ngờ vì mãi mẹ không chịu lên. Cuối cùng, tìm đến nhà cô giáo mới biết, gia đình học sinh này rất lục đục, cũng không khá giả. Em bất mãn và luôn muốn chống đối để nhà trường đuổi học cho bố mẹ ân hận, quan tâm mình hơn. Khi hiểu được điều đó, cô giáo đã nhẹ nhàng quan tâm, chăm hỏi bài, khen ngợi kết quả học tập và học sinh này tiến bộ từng ngày. “Sau này ra trường nhiều năm, em đã trưởng thành và năm nào cũng về thăm cô giáo để tỏ lòng biết ơn”, cô T. nói.

Bà Hoàng Thị Hiền, chuyên gia đào tạo giáo dục chuyên về phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (Cty Giáo dục thế hệ đột phá X-GEN) nói rằng, bà rất ủng hộ những thay đổi khi kỷ luật học sinh. Trên thực tế, học sinh sẽ có giai đoạn thay đổi tâm lý và hành vi, vai trò giáo viên rất quan trọng.

Nếu giáo viên hiểu, chuyển hóa hành vi học sinh, vai trò người thầy rất quan trọng. Khi học sinh có biểu hiện nào đó bất thường, giáo viên phải tìm hiểu em đó có vấn đề gì hay không, quan tâm bằng tình yêu thương chứ không phải bới lỗi để bêu rếu trước lớp, trước trường. “Cách làm như vậy sẽ càng khiến học sinh bị tổn thương, thậm chí sang chấn tâm lý và có chiều hướng thay đổi theo hướng xấu đi như em sẽ chống đối, phạm lỗi lặp lại”, bà Hiền nói.

Coi học sinh “con cưng- con ghẻ”.

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh – sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, trước khi áp dụng Thông tư mới về khen thưởng, kỷ luật này, Bộ GD&ĐT đã tập huấn cho giáo viên các biện pháp giáo dục tích cực, phối hợp với các tổ chức quốc tế biên soạn những tài liệu trong đó hướng dẫn xử lý các tình huống liên quan. Công đoàn ngành cũng có tập huấn trường học hạnh phúc.

Ngoài ra, hiện nay, có khoảng 70% trường học có phòng riêng hoặc phòng ghép tư vấn tâm lý cho học sinh. Thầy cô tham gia đã được trải qua khoá bồi dưỡng và cấp chứng chỉ.

Video đang HOT

Tuy nhiên bà Hoàng Thị Hiền cho rằng, trên thực tế, giáo viên thiếu kỹ năng, chưa được đào tạo bài bản về tâm lý lứa tuổi học sinh và cách xử lý trước các tình huống. Có những đợt Bộ GD&ĐT tập huấn cho giáo viên cốt cán tuy nhiên, khóa học quá ngắn, chỉ dừng lại ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”, khi về đến địa phương lại rơi rụng, tam sao thất bản nên không hiệu quả. Một số giáo viên tập huấn về cầm tập tài liệu nhưng chưa hiểu. Vì thế, vẫn có những chuyện xảy ra như: giáo viên tát học sinh, giáo viên phạt quỳ, đánh học sinh; bêu tên học sinh trước toàn trường, bắt học sinh úp mặt vào tường vì không học thêm…

Thầy Lê Văn Dị, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) đồng tình với điểm mới kỷ luật không đuổi học học sinh vì dù học sinh phạm lỗi, nhà trường vẫn nên tìm biện pháp giáo dục, không đẩy học sinh ra ngoài xã hội. Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn, khi học sinh phạm lỗi, trường áp dụng kỷ luật tích cực, bao dung, không xử phạt sẽ giảm tính răn đe. Ngoài ra, trường học chưa có điều kiện để thành lập phòng tư vấn tâm lý, mới chỉ có tổ tư vấn tâm lý tư vấn theo lớp, từng giờ học. Về đội ngũ, cơ bản mới chỉ có giáo viên dạy bộ môn giáo dục công dân còn đội ngũ chủ nhiệm có được tập huấn nhưng chưa bài bản”, ông Dị nói.

Một chuyên gia khác nói, khó có thể thực hiện được hình thức kỷ luật tích cực vì người thay đổi phương pháp trước hết phải là giáo viên. Từng là giáo viên dạy học ở 1 trường công lập, người này cho rằng vẫn tồn tại tình trạng giáo viên phân biệt học sinh giàu nghèo, chia phe học sinh thành “con cưng”- “con ghẻ”.

Ví dụ chuyện giáo viên vẫn kéo học sinh ra ngoài để dạy thêm, học sinh nào gia đình không có điều kiện học, dịp lễ tết, bố mẹ không có quà, con khó tránh khỏi ánh mắt, lời nói khó nghe của cô. Chưa kể, những học sinh có hoàn cảnh, có khi bố mẹ hay đánh nhau, nhậu nhẹt, tới trường lại bị cô giáo ghẻ lạnh, phạm lỗi bị ghi vào sổ đầu bài, bêu tên…Dần dần, học sinh đó bị chai lì cảm xúc, phản kháng, chống đối…trong lớp học. Nếu giáo viên không có kiến thức, kỹ năng sẽ khó để kỷ luật tích cực, chuyển hóa hành vi học sinh.

Đúng là dạy thêm chính khóa đang bào mòn niềm tin về giáo dục

Đổi mới, thay đổi kiểu gì mà còn dạy thêm tràn lan như hiện nay là không đạt được mục tiêu cao cả của giáo dục trong giai đoạn mới.

Ngày 15/9/2020, trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài viết "Trường nào có dạy thêm, trường đó có thêm nhiều điều phức tạp!" của tác giả Lê Văn Minh nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả trong cả nước.

Tôi rất tâm đắc và đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết trên. Tác giả đã viết "Trong đó, điều đáng buồn là nội bộ của một số tổ chuyên môn, nhà trường có thêm những điều phức tạp trong mối quan hệ giữa các thầy cô dạy thêm với nhau và cả với những thầy cô không dạy thêm."

Đúng là dạy thêm chính khóa đang bào mòn niềm tin về giáo dục - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: VTV.vn.

Những mâu thuẫn đó nó diễn ra hàng ngày, gây mất đoàn kết nội bộ, gây áp bức, áp lực lên học sinh, gây bức xúc trong nhân dân, phụ huynh.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới cách đánh giá học sinh, đổi mới điều lệ trường học,... biết bao nhiêu thứ đổi mới, tốn rất nhiều tiền ngân sách (thực chất là từ tiền thuế của dân) nhưng học sinh vẫn học thêm cả ngày lẫn đêm, vẫn còn đó bất công, áp bức,... đó là sự thất bại của đổi mới.

Tôi xin được phép nêu thêm việc dạy thêm đã làm bào mòn đi niềm tin về nền giáo dục vốn đã chưa cao trong thời điểm hiện nay.

Tôi cho rằng đổi mới, thay đổi kiểu gì mà còn dạy thêm tràn lan như hiện nay là không đạt được mục tiêu cao cả của giáo dục trong giai đoạn mới.

Muốn chương trình giáo dục mới đi vào thực chất, có hiệu quả thật sự thì phải giảm bớt áp lực học tập, đó chính là giảm việc dạy thêm thu tiền, giảm học thêm.

Còn dạy thêm chính khóa sẽ khó đạt được mục tiêu giáo dục

Cụ thể, tại Điều 2 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định về mục tiêu giáo dục, cụ thể như sau:

"Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế."

Mục tiêu giáo dục là cao cả, lý tưởng và rõ ràng nhưng nếu còn dạy thêm sẽ rất khó để đạt được các mục tiêu được phân tích dưới đây

Nhiều trường hợp dạy thêm làm cho học sinh ỷ lại vào học thêm, không sáng tạo, thiếu sự nổ lực cố gắng, phấn đấu,... biến học sinh thành cái "máy học" do đó sẽ không đạt được mục tiêu có đạo đức, có văn hóa, có tri thức, có phẩm chất và năng lực.

Việc học sinh hiện nay đang dần thực hiện theo chương trình mới phấn đấu 2 buổi/ngày, việc học sinh phải học cả ngày ở trường, chiều tối hay chủ nhật phải học thêm sẽ hết thời gian để học sinh tham gia thể dục thể thao, tham gia các lớp bồi dưỡng năng khiếu, thẩm mỹ,... do đó sẽ không đạt được mục tiêu có sức khỏe, thẩm mỹ.

Việc học thêm quá đà cũng sẽ khiến học sinh coi như mình là thượng đế, bỏ tiền ra mua kiến thức, đạt nhiều điểm ảo, coi thường bạn bè, coi thường thầy, cô,... nên sẽ không đạt được mục tiêu có đạo đức, có văn hóa, có lý tưởng,...

Học sinh học thêm nên sẽ khiến cho việc sáng tạo trong học tập, tự học từ đó mà sa sút, học sinh có thể đạt điểm cao hơn nhưng sự sáng tạo bị mất đi, lệ thuộc vào học thêm,...nên mục tiêu phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân sẽ khó mà đạt được.

Học sinh học thêm thì khó mà giỏi thật sự, khó mà có những kiến thức chuyên sâu, nhớ lâu, không có điều kiện trải nghiệm, nghiên cứu khoa học,... nên mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế cũng khó mà đạt được.

Như vậy, việc dạy thêm tràn lan như hiện nay thì việc đạt được các mục tiêu sắp tới là điều rất khó. Rất mong Bộ trưởng lưu tâm.

Quản lý kiểu nào cho hiệu quả

Giáo viên nào khi bàn về công việc thì cũng nhận thấy sự vất vả, khó khăn của nghề ngoài việc giảng dạy trên lớp, giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn học sinh lao động, bản thân giáo viên tham gia các kỳ thi, ôn tập học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra, chấm bài, phụ đạo học sinh yếu kém,... với ngần ấy công việc nếu làm hết sức mình giáo viên đã rất "đuối" còn sức đâu để mà dạy thêm.

Có thể thấy để dạy thêm mà dạy thêm nhiều, thì bản thân giáo viên sẽ phải tự xén bớt công việc trên lớp, trong trường để dành sức dạy thêm thu tiền bên ngoài, đó là một thực tế có thật.

Người viết cho rằng, hiện nay kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/2019/QĐ-BGDĐT công bố hết hiệu lực một số điều của Thông tư 17 về dạy thêm học thêm, cứ ngỡ giáo dục sẽ hạn chế dạy thêm tràn lan nhưng sự thật việc dạy thêm được công khai, lộ liễu hơn.

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hầu như khoán việc cấp phép kinh doanh dạy thêm cho Sở/Phòng kế hoạch đầu tư thì bất kỳ cá nhân nào chỉ cần có giấy phép kinh doanh dạy thêm và hợp đồng với giáo viên, là giáo viên đó được bán hay kinh doanh kiến thức.

Dạy thêm được cấp giấy phép kinh doanh tức là thừa nhận nó là một nghề, vậy giáo viên dạy trong trường là nghề giáo, vậy dạy ở trung tâm bên ngoài là nghề giáo dạy thêm hay giáo viên bán kiến thức.

Tôi cho rằng, việc dạy thêm cũng là một nhu cầu có thật của một số phụ huynh, của một số học sinh. Còn nhiều học sinh thì chủ yếu là do o ép, do điểm số hoặc do phong trào học cho vui,...

Tuy nhiên, nếu giáo viên dạy học sinh chính khóa hay giáo viên đang hưởng lương dạy thêm là vô cùng bất cập, khiến môi trường giáo dục méo mó.

Nên tôi cho rằng, phải cấm tuyệt đối giáo viên hưởng lương dạy thêm (hoặc chỉ cho dạy thêm ở trường khác)

Các cơ sở dạy thêm vẫn tồn tại tuy nhiên chỉ cho giáo viên về hưu, giáo viên khác (đã nghỉ dạy hoặc chưa có việc làm) giảng dạy,

Có thể mọi người cho rằng những người đó có thể không nắm chương trình, sức học học sinh dạy không hiệu quả, tuy nhiên điều đó là rất ít, học sinh sẽ biết được giáo viên dạy thêm có giỏi hay không, xã hội sẽ thừa nhận, còn việc tiếp cận chương trình thì mỗi năm sở sẽ buổi tập huấn chương trình cho các giáo viên đó để nắm bắt chương trình, chất lượng nâng lên.

Khi đó, mọi giáo viên sẽ tập trung 100% sức lực vào giảng dạy, giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Nếu giáo viên cảm thấy thu nhập từ lương không đủ sống, thu nhập từ dạy thêm bên ngoài tốt hơn, có thể xin nghỉ dạy để ra ngoài dạy thêm.

Tránh tình trạng dạy "tàng tàng" trên lớp, để dành sức dạy thêm thu tiền "tươi", cũng như khiến môi trường giáo dục méo mó.

Khi đó bất công trong giáo dục sẽ mất đi, những mục tiêu cao cả của giáo dục sẽ bắt đầu được thực hiện có hiệu quả và lâu dài, lúc này giáo dục sẽ thành công.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờNgọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờ
16:59:08 13/05/2025
Bộ Công an kêu gọi 11 người trình diện trong vụ đánh bạc ở Hà Nội, TPHCMBộ Công an kêu gọi 11 người trình diện trong vụ đánh bạc ở Hà Nội, TPHCM
14:10:12 13/05/2025
Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!
15:21:02 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel tái hợp?Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel tái hợp?
13:55:22 13/05/2025
Nóng nhất hôm nay: Diddy bị đưa ra xét xử, lời khai về trò biến thái của ông trùm với bạn gái cũ gây sốcNóng nhất hôm nay: Diddy bị đưa ra xét xử, lời khai về trò biến thái của ông trùm với bạn gái cũ gây sốc
13:45:23 13/05/2025
Thí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốnThí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốn
16:18:10 13/05/2025
Bị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờBị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờ
15:23:45 13/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Tin nổi bật

19:40:28 13/05/2025
Vào thời điểm trên, xe ô tô khách do ông C.N.L. (49 tuổi, trú huyện Kiến Xương, Thái Bình) điều khiển trên đường Lê Lợi theo hướng từ đường Lý Thường Kiệt đi đường Lý Bôn.
Ban Giám đốc Công an Vĩnh Long họp rà soát vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong

Ban Giám đốc Công an Vĩnh Long họp rà soát vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong

Pháp luật

19:32:01 13/05/2025
Công an tỉnh Vĩnh Long đã họp rà soát toàn bộ vụ tai nạn giao thông làm nữ sinh 14 tuổi tử vong. Công an tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện cán bộ để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thụ lý vụ việc.
Quán bún ở Hà Nội bị phản ứng dữ dội vì biển quảng cáo: Thiếu một từ quan trọng

Quán bún ở Hà Nội bị phản ứng dữ dội vì biển quảng cáo: Thiếu một từ quan trọng

Netizen

19:29:29 13/05/2025
Quản lý của quán bún này khẳng định quán không cố tình in thiếu từ để gây tranh cãi, làm truyền thông cho quán.
One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

Thế giới số

19:20:26 13/05/2025
Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật One UI 7 cho các mẫu smartphone trong dòng Galaxy A, bao gồm Galaxy A35, A36 và A55.
Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều

Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều

Sao châu á

19:18:54 13/05/2025
Đổng Khiết từng có tất cả: Nhan sắc, khí chất và tài năng - nhưng chỉ vì một vết trượt cũng đủ khiến sự nghiệp lụi tàn.
Thiết kế Galaxy Z Fold 7 có thể làm ngỡ ngàng cho người hâm mộ?

Thiết kế Galaxy Z Fold 7 có thể làm ngỡ ngàng cho người hâm mộ?

Đồ 2-tek

19:14:44 13/05/2025
Samsung đang chuẩn bị ra mắt bộ đôi smartphone gập mới nhất với những cải tiến nổi bật, bao gồm Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7.
Em gái Trấn Thành bị đồng nghiệp bóc hẹn hò lén lút với 1 mỹ nam Vbiz

Em gái Trấn Thành bị đồng nghiệp bóc hẹn hò lén lút với 1 mỹ nam Vbiz

Sao việt

19:12:54 13/05/2025
Biểu cảm như bán đứng chính mình của Uyển Ân khiến nghi vấn hẹn hò giữa cô với 1 sao nam Vbiz càng trở nên rầm rộ.
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?

Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?

Sao thể thao

18:28:24 13/05/2025
Như đã đưa tin trước đó, tiền vệ Hendrio đã đạt được thỏa thuận để gia nhập CLB Hà Nội. Bản hợp đồng này dự kiến được công bố vào tuần sau. Hendrio ký hợp đồng 3 năm với đội bóng Thủ đô. Hợp đồng có thời đến hết mùa giải 2027/28.
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision

Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision

Xe máy

18:16:23 13/05/2025
Dải đèn LED ban ngày DRL nằm ngay trên tay lái, kết hợp cùng những đường cắt, gấp đầy góc cạnh tạo nên tổng thể "cực chiến" và cá tính, đặc biệt hợp với giới trẻ yêu thích sự năng động.
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

Thế giới

18:10:22 13/05/2025
Cùng ngày, khi được hỏi tại Phòng Bầu dục về tình hình căng thẳng gia tăng, ông Trump phản hồi đơn giản: "Họ đã giao tranh từ lâu. Tôi chỉ hy vọng cuộc giao tranh sẽ kết thúc nhanh chóng".
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?

Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?

Tv show

17:34:54 13/05/2025
Miss Universe Thailand là một trong những cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất tại xứ sở Chùa Vàng, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới truyền thông và người hâm mộ trong nước lẫn quốc tế.