Vấn đề Biển Đông: Nga xoá ảo tưởng của Trung Quốc
Các cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc không đồng nghĩa với việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đó là khẳng định của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Singapore Channel News Asia và được hãng tin Ria Novosti dẫn lại ngày 5/8.
Từ ngày 20-28/8, Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành diễn tập quân sự mang tên “Hợp tác Hàng hải 2015 (II)” tại vùng vịnh Peter Đại Đế và biển Nhật Bản. Điều này khiến một số ý kiến cho rằng Moscow tiến hành tập trận hải quân chung với Trung Quốc đồng nghĩa với sự ủng hộ tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Nga nêu rõ: “Các nhà phân tích chính trị cần hiểu rõ hơn quan điểm của Nga (trong vấn đề này), vốn không bí mật và đã công khai”.
Tàu hải quân Trung Quốc và Nga tập trận chung ở biển Hoa Đông năm 2014
Video đang HOT
Ông Lavrov lưu ý Nga ủng hộ việc “bất cứ kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông, hay bất kỳ nơi nào khác cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó trước tiên dựa trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN. Theo các văn kiện này, các quốc gia trực tiếp tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào cần tìm ra giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận, không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài”.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi không coi nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp này là hữu ích. Những nỗ lực như vậy thường không giúp các nước (liên quan tới tranh chấp) xích lại gần nhau, mà là nhằm ghi điểm chính trị trên trường quốc tế. Tôi cho rằng cách tiếp cận như vậy không nghiêm túc và trung thực”.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga một lần nữa cho thấy quan điểm nhất quán, rõ ràng của Nga trong vấn đề Biển Đông, đồng thời xoá tan những hy vọng của Trung Quốc, nếu có, về sự ủng hộ của Moscow đối với quan điểm của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Giới chức Nga cũng nhiều lần thể hiện quan điểm trung lập của Moscow đối với vấn đề Biển Đông. Trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov tuyên bố, Moscow cho rằng sự can thiệp của nước thứ ba vào việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực quan trọng này là phản xây dựng.
Ông Aleksandr Lukin, Phó Giám đốc Học viện ngoại giao Nga chỉ ra rằng, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các nước châu Á, Nga cần phải có “quan hệ bình đẳng, thái độ không thiên lệch” đối với tất cả các nước, bởi “tất cả các nước đó đều là đối tác của Moscow”.
Giải pháp hòa bình của Nga có lợi cho tất cả các bên xung đột, đơn giản vì Moscow duy trì liên hệ thương mại-kinh tế và chính trị với tất cả các nước, và không để mình sa vào tình huống phải thực hiện sự lựa chọn duy nhất, thí dụ, giữa Trung Quốc – Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay là giữa Trung Quốc với Ấn Độ.
Để thực hiện chính sách này, Nga cương quyết không tham gia vào những cuộc xung đột chủ quyền và không thiên về hỗ trợ bất kỳ bên nào – đây là luận điểm được Moscow cho là đúng đắn nhưng vấn đề quan trọng là Nga không tham gia và cũng không hề đưa ra chính kiến về vấn đề đúng-sai trong những tranh chấp đó.
Theo Minh Thái (tổng hợp)
Đất Việt
Đàm phán tại Minsk thảo luận chi tiết thỏa thuận mới
Hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 12/2 dẫn nguồn tin từ phái đoàn Đức cho biết cuộc đàm phán cấp cao theo thể thức "Bộ Tứ Normandie" (gồm Nga, Ukraine, Đức, Pháp) ở Cung Độc lập của thủ đô Minsk (Belarus) đã chuyển sang thảo luận chi tiết kỹ thuật thỏa thuận mới, có thể được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai, trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 5 trái, phía sau), Tổng thống Pháp Francois Hollande (thứ ba, phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (giữa, phía sau) tại hội nghị (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo cuộc đàm phán diễn ra tích cực. Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Alexei Pushkov cho biết tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo của 4 nước có thể ra tuyên bố chung tiến tới ngừng bắn, đặt nền móng cho đối thoại quốc gia tại Ukraine.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết cuộc đàm phán diễn ra phức tạp, tuy nhiên có hy vọng đạt tiến bộ. Cuộc đàm phán đã kéo dài sang giờ thứ 7 trong phòng họp kín và không có sự tham gia của các cố vấn. Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Valely Chaly dự báo cuộc đàm phán có thể kéo dài thêm ít nhất 5-6 giờ nữa.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Đức thông báo cuộc đàm phán tại Minsk diễn ra phức tạp và vẫn tiếp tục, vì vậy Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier đã hoãn chuyến thăm các nước Nam Mỹ để ở lại Minsk.
Song song với cuộc đàm phán của "Bộ Tứ Normandie", Nhóm tiếp xúc về Ukraine ngày 11/2 cũng đã nối lại đàm phán tại Minsk. Đại diện Cộng hòa tự xưng Donesk Denis Pusilin cho biết dù có một số tiến triển nhưng còn sớm để nói về kết quả đạt được.
Các cuộc đàm phán theo thể thức Normandie giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu từ tối 11/2.
Trước cuộc đàm phán, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine Poroshenko đã bắt tay và trao đổi với nhau. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ tháng 10 năm ngoái.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
'Tập trận Nga-Trung không nhằm ủng hộ tuyên bố chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông' Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 5.8 cho biết ông không đồng ý với nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng việc Nga tập trận chung với Trung Quốc là nhằm ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: Reuters "Những nhà phân tích chính sách từng đưa ra nhận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025