“Vàng ròng trong dân số” tiếp sức cho tăng trưởng GDP
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong vòng hơn 20 năm qua, từ 140 USD/người năm 1992 lên 1.540 USD/người năm 2012, trong đó có sự góp sức quan trọng của việc tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp.
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc làm việc của Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ với quyền Trưởng Văn phòng Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Ritsu Nacken, ngày 31/3. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên của Quỹ với Ban Kinh tế và bà Ritsu gọi đó là “khoảnh khắc lịch sử của Quỹ, vì tầm quan trọng của Ban Kinh tế TƯ trong tham mưu về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”.
Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ với quyền Trưởng Văn phòng Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Quan sát về tình hình dân số ở Việt Nam, bà Ritsu thấy Việt Nam đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số rất nhanh, hơn cả bên Châu Âu, cùng với đó là tình trạng tỷ lệ sinh thấp. Việt Nam đang bước đầu bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng và đây chính là thời kỳ phát triển chưa từng có cho đất nước. “Đây cũng là thời điểm rất quan trọng để Việt Nam chuyển hướng các chính sách của mình về dân số nhằm đạt được những kết quả tích cực hơn nữa”, bà Ritsu nói.
Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ cho biết trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, Việt Nam đã sớm quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc hoạch định chính sách dân số. Từ năm 1961, khi dân số Việt Nam đang ở khoảng 31 triệu người, Việt Nam đã ban hành các chính sách liên quan đến dân số như chính thức tiến hành chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Từ năm 2011 đến nay Việt Nam đã chuyển hướng chính sách từ “kiểm soát quy mô dân số” sang “nâng cao chất lượng dân số”. Nội dung chính sách về quy mô dân số chuyển từ “chủ động kiểm soát” sang “chủ động điều chỉnh”; Tốc độ tăng dân số từ “cản trở” đã trở thành “động lực” cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Chính sách dân số bao gồm cả “cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”.
Video đang HOT
“Tôi rất thích câu nói của bà về cơ cấu dân số vàng cũng là vàng ròng trong dân số”, ông Huệ chia sẻ, “tận dụng cơ hội này là rất quan trọng nhất là nó chỉ kéo dài trong vòng mấy chục năm nữa, với mục tiêu làm sao người dân giàu trước khi già. Phải chăng nên có đa chính sách trong tiếp cận vấn đề dân số? Cùng với đó là bài toán giải quyết cân bằng giới tính, một vấn đề mà ở Trung Quốc và nhiều nước cũng đang vướng mắc”.
Bà Ritsu nêu quan điểm của mình về việc có nên có các chính sách khác nhau ở các vùng miền khác nhau rằng theo kinh nghiệm quốc tế thì nhiều chính sách là không nên. Với mất cân bằng giới tính khi sinh, theo bà Ritsu, là một thử thách rất lớn, các giải pháp ngăn cấm không mang lại kết quả như mong muốn. “Việt Nam nếu có được hệ thống an sinh tốt, người già không còn tâm lý mong đợi có con trai để nương tựa lúc tuổi già thì việc mất cân bằng giới tính sẽ dần mất đi”, bà Ritsu nói.
Báo cáo đưa ra tại cuộc làm việc nhận định dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học chưa từng có trong lịch sử. Đó là giai đoạn chuyển từ mức sinh cao sang mức sinh thấp; từ mô hình sinh sớm sang mô hình sinh muộn; từ mức chết cao sang mức chết thấp, nhất là mức chết trẻ em; từ cơ cấu “dân số trẻ” sang giai đoạn “già hóa dân số” và chuyển sang “dân số già”; từ cơ cấu “dân số phụ thuộc” sang cơ cấu “dân số vàng”…. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ với cường độ lớn và số lượng người di cư ngày càng đông. Vì vậy, còn nhiều những thách thức và những vấn đề mới nảy sinh trong công tác dân số có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước cần phải quan tâm giải quyết.
Vì dân số liên quan mật thiết đến kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, vấn đề dân số cần phải được giải quyết ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội, chứ không chỉ ở lĩnh vực y tế. Kinh nghiệm thành công ở các nước cho thấy chỉ khi có một ủy ban dân số dưới sự chỉ đạo của Chính phủ thì vấn đề dân số mới được được lồng ghép đầy đủ và có ý nghĩa vào các lĩnh vực khác để tạo ra hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế. Vì vậy, Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khuyến nghị Ban Kinh tế Trung ương xem xét và tham mưu cho các cấp lãnh đạo cân nhắc việc thành lập Ủy ban Chính phủ về dân số để thực sự giải quyết các vấn đề dân số trong mối quan hệ với phát triển kinh tế – xã hội bền vững. UNFPA sẵn sàng hỗ trợ Ban Kinh tế Trung ương theo định hướng này.
UNFPA đã hoạt động ở Việt Nam từ năm 1977 thông qua Chương trình Hợp tác với Chính phủ Việt Nam (ngân sách 160 triệu USD) trong lĩnh vực dân số và phát triển, sức khỏe sinh sản, và bình đẳng giới. Hiện tại UNFPA đang thực hiện Chương trình 5 năm 2012-2016 hỗ trợ Chính phủ Việt Nam với tổng ngân sách là 33,1 triệu USD trong các lĩnh vực dân số và phát triển, an sinh xã hội cho người cao tuổi, sức khỏe sinh sản và giới.
Đoàn Trần
Theo Dantri
Việt Nam sẽ thành "nhà máy của thế giới" thay thế Trung Quốc?
Tờ Want Daily hôm 26-3 cho hay Việt Nam có thể sẽ thay thế thương hiệu "Nhà máy của thế giới" của Trung Quốc.
Theo bản báo cáo của phụ trương Triển vọng phát triển châu Á năm 2015 của Ngân hàng phát triển châu Á, tăng trưởng GDP Việt Nam sắp đạt đến mức 6,1% mỗi năm và sẽ là 6,2% vào năm 2016, và sẽ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai trong khu vực châu Á sau Ấn Độ.
Việt Nam được xem là quốc gia có tương lai tươi sáng nhất trong số các nền kinh tế VISTA như Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam từ năm 1998-2008 đạt 7,5%, nhưng vẫn rơi vào khủng hoảng do lạm phát, giảm tốc độ tăng trưởng và do cạnh tranh lao động.
Một nhà máy may ở Hà Nội, Việt Nam
Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam vẫn còn cơ hội trở thành nền kinh tế mới nổi vững mạnh ở châu Á nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động trẻ dồi dào và nhận được đầu tư lớn từ các công ty nước ngoài như Samsung và Intel.
Tập đoàn kiểm toán hàng đầu PricewaterhouseCoopers cũng cho hay Việt Nam có thể trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm 2050, bởi các đơn vị sản xuất của đất nước đã chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh và ngày càng cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp Trung Quốc trong tương lai.
Môi trường chính trị thuận lợi của Việt Nam cũng là một lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đẩy mạnh đầu tư khu vực.
Việt Nam cũng có thể nắm giữ vị trí là nhà sản xuất toàn cầu thay cho "thương hiệu" này hiện giờ của Trung Quốc khi chi phí lao động đang gia tăng làm phương hại đến tính cạnh tranh của Trung Quốc. Trong khi đó, 40% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15-49 trong năm nay đã đem đến sự đảm bảo cho một lực lượng lao động với giá đầu tư tốt hơn, nhà nghiên cứu hàng đầu của viện nghiên cứu kinh tế châu Á HSBC Frederic Neumann nhận định.
Tuy nhiên, Karel Eloot, ông chủ tập đoàn McKinsey & Co's Asia Operations Practice cho hay sự mở rộng thị trường kinh tế của Việt Nam cũng có thể bị kìm hãm bởi năng suất lao động thấp của các đơn vị sản xuất. Nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ hoài nghi liệu Việt Nam có thể nhân ra toàn diện tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước nhà hay không.
Theo Ngọc Như
Pháp luật TPHCM
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 ASEAN Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể. Tổng cục Thống kê vừa công bố thông cáo của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) về tăng trưởng kinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025