Về vùng đất ‘giàu linh kiệt’ Lệ Thủy
Tôi rất thích phát hiện của ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết rằng, xem bản đồ trên Google, nếu thử kẽ một đường thẳng từ vị trí ngôi mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa đảo Yến thẳng ra biển đông, theo đường vĩ tuyến, sẽ thấy điều rất thú vị.
Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyền
André nói đúng hơn là điều kỳ lạ, rằng, ngôi mộ của vị Tướng nằm chính giữa đường vĩ tuyến mà phía Nam là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Bắc là đảo Hải Nam của Trung Quốc. “Như một người lính già tận tụy với tổ quốc, Người đang canh gác bảo vệ độc lập và chủ quyền của Tổ Quốc ngay cả khi đã yên giấc ngàn thu trên mảnh đất mẹ – Vũng Chùa đảo Yến”, Andre viết trên Facebook sau lần đến Vũng Chùa đảo Yến viếng thăm mộ Đại tướng.
Hói chia gữa hai thôn An Xá và Đại Phong
Ngày Đại tướng được đưa về quê nhà yên nghỉ, xúc động nhất là chứng kiến biển người hai bên đường đứng tiễn lần cuối. Vũng Chùa đảo Yến hôm đó đông nghẹt người, nhưng trong câu chuyện của những người Quảng Bình đưa tiễn cụ có một địa danh được nhắc đến với niềm tự hào vô bờ: Lệ Thủy, quê hương của Tướng Giáp, cũng là vùng đất của hai người từng đứng hai chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.
Tháng 9. Hết vụ xuân – hè, tôi đến Vũng Chùa viếng mộ cụ Giáp, rồi về Lệ Thủy để hiểu hơn vùng đất được coi là “địa linh giàu nhân kiệt” này. Muốn vào thăm ngôi nhà xưa của tướng Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, phải đi qua thôn Đại Phong, quê ông Diệm. Cả hai thôn đều nằm bên bờ sông Kiến Giang, được chia tách bằng một con hói đẹp như mơ, khác với thông tin tôi nghe được trước khi đến đây, rằng hai thôn của hai ông nằm hai bên bờ sông Kiến Giang. Vụ thu đông, vụ thứ 2 nhưng cũng được coi là vụ phụ của năm đã gần đến kỳ thu hoạch, chuẩn bị đất để gieo cấy vụ chính Đông Xuân. Xa xa còn nghe tiếng máy bơm nước từ sông vào ruộng để làm đất chuẩn bị vụ mới.
Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Kiến Giang là một nhánh của sông Nhật Lệ chảy ra cửa biển Đồng Hới. Người ở thôn tự hào nói với tôi, đây là con sông duy nhất trên cả nước có dòng chảy ngược từ Nam ra Bắc và họ ví von sông với từ tiếng Hán: nghịch hà. Thực tế, theo tôi được biết, ở Huế, sông Bạch Yến ở Kim Long (TP.Huế), chi lưu của sông Hương cũng có thể là một dòng “nghịch hà”, bởi có dòng chảy ngược từ hướng biển lên núi. Dường như những vùng đất có “nghịch hà” thường có thổ nhưỡng đặc biệt và là địa linh. Vùng đất Kim Long xưa cũng có nhiều phủ của các quan triều Nguyễn, cũng là vùng đất được Chúa Nguyễn chọn xây ngôi chùa Thiên Mụ linh thiêng để tưởng nhớ bà tiên báo mộng cho vùng đất vượng khí để đóng đô (Đại Nội Huế ngày nay).
Ngõ nhà Đại tướng GIáp
Tiếc là tôi không đến kịp đúng dịp lễ 2.9 vừa qua để xem lễ hội đua thuyền được tổ chức trên sông Kiến Giang. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có từ lâu đời và được tổ chức vào dịp Quốc khách hằng năm. Sông Kiến Giang xưa còn được gọi là Bình Giang. Điều đặc biệt dòng Kiến Giang này chảy qua thôn An Xá có lòng sông rất hẹp, nếu không nói nhỏ như con kênh ở miền Nam. Nắng chiều nghiêng nghiêng trên dòng nước trong vắt, cánh đồng xanh mướt gió thổi tứ bề mát rượi. Một cảm giác thật yên bình, sảng khoái khi đứng giữa cánh đồng mênh mông xanh mướt, trù phú vào một chiều cuối thu thế này!
Video đang HOT
Khách thập phương viếng mộ Tướng Giáp
Cô chủ quán nước kiêm bán hàng lưu niệm trước cửa nhà tướng Giáp không giấu tự hào khi nói về những nhân vật lịch sử của quê mình: “Em ở đây bán hàng là có hưởng lộc từ danh tiếng của cụ. Ở đây con cháu cụ hương khói đầy đủ, khách thập phương đến thăm ấm cúng mỗi ngày. Tội nghiệp ngoài tê (quê ông Diệm ở thôn Đại Phong – PV) ông Diệm chẳng có thờ phụng hương khói ấm cúng như ri. Trước đây nghe cũng có con cháu ở xa về, nay họ đi luôn rồi, nghe mô ở nước ngoài, có thấy về mô”. Khách đến thăm tấp nập, xe hơi nhộn nhịp nhưng điều đáng quí là sự ồn ã không làm mất đi vẻ thanh bình của làng quê và không khí trang trọng gần gũi của sân nhà Đại tướng.
Cô cháu dâu của Đại tướng vừa vào đốt xong nén nhang, ra đến thềm gặp khách vội rót nước mời rồi nhắc nhỡ khách có quyển sổ ghi lại đôi lời trên bàn đó, viết vài lời với ông cho ông “bui” (vui – PV).
Một điều gây thú vị cho du khách thập phương là tinh thần thể dục thể thao của chị em phụ nữ ở vùng quê này. Đến đây vào tầm sau 4 giờ chiều, rất dễ gặp cảnh các chị em phụ nữ tuổi từ 20-60 chơi bóng chuyền say sưa dọc hai bên đường. Có nghĩa là sân chơi tuy được tận dụng từ sân phơi lúa nhưng có giăng lưới đàng hoàng. Và các chị em phụ nữ chơi bóng chuyền trong trang phục đồ bộ ở nhà, nhưng một số gọn gàng với giày vớ đầy đủ. Ngoài Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lệ Thủy còn có điệu hò khoan nổi tiếng mà đến đây, bạn không quá khó để được thưởng thức một đôi lần. Chị Hoa người thôn An Xá ngưng chơi bóng chuyền, đang ngồi nghỉ ven đường chờ bạn cùng xóm về. Tôi bắt chuyện và ngỏ ý nhờ chị hò cho nghe một câu, không chần chừ, chị cất tiếng thật mượt mà: “Nươc không xuôi vi đuôi ngon gio. Trăng kia không to vi bơi đam mây. Xa anh ra không phai vi me cung no vi thây. Ma vi anh ăn ơ, chưa đây đa lưng” rồi hỏi tôi nghe có đặng (được) không?
Bút lưu của ông Andre tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở An Xá
Thắng là một thanh niên đang đứng chơi ven đường gần con hói chia tách hai thôn nói trên, nói đùa “chống chế” bằng giọng Quảng Bình khá đậm khi tôi thắc mắc sao chỉ có phụ nữ chơi thể thao, thanh niên lại đứng mơ màng giữa đồng thế kia: “Phụ nữ khỏe mới làm hậu phương tốt. Đàn ông tập tành kiểu khác, đâu chỉ có đập quả bóng qua về cái lưới vậy mà khỏe được? Ví dụ như em có thể bơi từ đây về đến sông Nhật Lệ…”. Nói xong Thắng cười sảng khoái.
Đường vào nhà tướng Giáp ở An Xá
Thắng cũng là người tin vào vấn đề long mạch khi cho rằng, long mạch nhà họ Ngô ngày xưa bị chạm mạnh nên khiến một dòng họ từ đang hưng thịnh trở nên khốn đốn (!?) khi nhắc đến anh em nhà ông Ngô Đình Diệm. Tôi chưa tin vào những mẩu chuyện làm quà về long mạch này nọ của Thắng, nhưng tôi tin vào những gì Thắng nói về tinh thần thép, về mảnh đất giàu linh kiệt Lệ Thủy. Chia tay Thắng, anh gọi với theo dặn dò: Lần sau về Lệ Thủy nên lên núi An Mã, ở xã Trường Thủy để thăm lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Cảnh. “Cụ Nguyễn Hữu Cảnh là người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn di dân khai hoang mở cõi, đánh dẹp ở biên cương, tạo lập nên vùng Sài Gòn – Gia Định ngày nay”, Thắng nói. Rồi Thắng lại nheo mắt, cất giọng hò tinh nghịch bằng giọng Quảng Bình “đặc sệt”: “Đa xa nhau thi xa cho mât. Đa gân thi cho thanh thât thanh gia. Đưng như con bươm no vơi hoa. Lâu lâu đao tơi, da ta thêm buôn”.
Tháp chuông trước mộ tướng Giáp, hướng nhìn ra biển
Theo iHay
Đắm mình trong kiến trúc Huế xưa
Đến Huế, ai cũng ít nhất một lần thấy xao xuyến trước vẻ đẹp vừa trang nghiêm và nên thơ, vừa uy nghi, vừa trữ tình của những công trình kiến trúc cố đô. Những công trình không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, mà còn là thắng cảnh đặc sắc ở xứ Huế mộng mơ...
Kỳ Thành uy nghi
Kinh Thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1804 từ thời vua Gia Long nhưng đến năm 1833 mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình nằm phía bắc sông Hương, quay mặt về hướng nam.
Điện Thái Hòa là nơi 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại lên ngôi
Thái Bình Lâu soi bóng xuống mặt hồ
Kinh thành Huế là sự hòa quyện tinh tế giữa nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, thuyết âm dương ngũ hành trong triết lý phương Đông và ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây.
Những bức tường rêu phong trong Đại Nội
Vòm cửa của thành quách này mở ra thành quách khác
Cảnh đẹp như tranh thủy mặc trong Đại Nội
Lăng tẩm triều Nguyễn không chỉ là những di tích lịch sử, mà còn là thắng cảnh với sự kết hợp tinh tế, hoàn hảo giữa các yếu tố phong thủy như sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục của lăng thường chia làm hai phần chính. Phần lăng là nơi chôn cất thi hài vua. Và phần tẩm là phức hợp miếu, điện, lầu, gác..., nơi nhà vua lúc còn sống thi thoảng đến tiêu khiển, thưởng ngoạn cảnh sắc.
Đến Huế, nếu không đủ thời gian để tham quan hết các lăng tẩm, bạn có thể tham quan chọn lọc lăng Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị là những lăng tẩm có giá trị nghệ thuật và kiến trúc đặc sắc nhất.
Lăng Minh Mạng có lúc đẹp đến nao lòng, khi lại uy nghiêm trầm mặc
Lăng Tự Đức xây dựng trên thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phương Xuân Thủy, Huế) với cảnh sắc hài hòa, sơn thủy hữu tình
Nhà hát Minh Khiêm trong Lăng Tự Đức là một trong những nhà hát cổ nhất còn tồn tại ở Việt Nam
Hàng cây sứ đẹp mê hoặc ở lăng Tự Đức
Lăng Khải Định sừng sững giữa trời. Đây được xem là công trình kiến trúc đặc sắc, với sự phối ngẫu hòa quyện độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây
Tượng quan, lính, voi, ngựa theo chầu ở phía ngoài lăng Khải Định
Bức tượng đồng của Vua Khải Định đúc theo tỉ lệ 1:1, được che bằng bức bưu tán ghép bằng các mảnh sành sứ vô cùng tinh xảo, phía bên trên là bức tranh Cửu long ẩn vân được xem là tác phẩm đặc sắc nhất ở lăng Khải Định
Bên cạnh hoàng thành, lăng tẩm, những ngôi chùa ở Huế là thắng cảnh đặc sắc. Chùa chiền ở Huế phát triển mạnh từ thời vua Gia Long đến vua Duy Tân, với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Điểm chung của những ngôi chùa ở Huế là phức hợp những công trình kiến trúc lớn nhỏ như tháp, đài, miếu, chùa được xây dựng hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên.
Tháp Phước Duyên uy nghi sau hai tán cây sứ cân đối đến lạ kì trong chùa Thiên Mụ...
Non nước hữu tình ở chùa Thiên Mụ
Huế không phải là nơi lý tưởng cho du lịch khám phá, trải nghiệm, thử thách tuổi trẻ. Nhưng Huế là nơi bạn nên đến một lần khi còn trẻ để thấy tự hào về dân tộc, thêm yêu vẻ đẹp của đất nước mình. Đó là cảm giác đọng lại trong tôi sau rốt những choáng ngợp, sự hào hứng, xúc động khi được đắm mình trong vẻ đẹp của những công trình kiến trúc xưa ở xứ Huế mộng mơ...
Theo iHay
Các điểm du lịch nhất định phải đến khi còn độc thân Hãy xách ba lô lên và đi để tận hưởng sự tự do của tuổi trẻ ở những điểm du lịch tuyệt đẹp trên khắp đất nước. Tranh thủ trước khi bị "ràng buộc" và bận rộn việc gia đình, con cái, hãy đến những địa danh nổi tiếng này của Việt Nam để được mở rộng thêm tầm mắt nhé. Đó sẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ vọng mùa du lịch hè bùng nổ

Mạo hiểm trên sống lưng khủng long Tà Xùa

Ngắm bức tranh khổng lồ 'Cá vượt vũ môn' xanh mướt trên cánh đồng ở Ninh Bình

Thành nhà Hồ - Công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Bình Thuận đón hơn 200 ngàn lượt khách dịp nghỉ lễ

Khám phá nét hoang sơ hệ sinh thái rừng - biển ở Côn Đảo

Đền tháp Chămpa tại Thánh địa Mỹ Sơn - vẻ đẹp kỳ ảo và độc đáo giữa rừng thiêng

Giường treo vách đá 1.600 m hút khách tại Trung Quốc

Đến Huế, 'check-in' cùng loài hoa hướng về mặt trời

Thị trấn ốc đảo của Maroc ẩn giấu vẻ đẹp khó kiếm tìm

Độc đáo nghề kéo rớ chồ bắt thủy sản trên sông Trà Khúc

Khám phá kỳ quan Phật giáo nghìn năm tuổi ở Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Người làm nên bản hit 3 tỷ views dịp 30/4 bật khóc nhận giấy khen đặc biệt, hứa quyên góp hết doanh thu nhạc số
Nhạc việt
11:25:40 10/05/2025
Áo váy linen mát lành, tự nhiên là 'chân ái' mùa nắng
Thời trang
11:25:00 10/05/2025
Sốc: MC quốc dân đột tử ngay khi vừa rời khỏi bệnh viện
Sao châu á
11:22:48 10/05/2025
Giá xe ga Honda Vision mới nhất tháng 5/2025, bất ngờ chững lại
Xe máy
11:18:16 10/05/2025
Tháng sinh Âm lịch của người nhân hậu nên dễ gặp điềm lành
Trắc nghiệm
11:09:10 10/05/2025
Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng nồi chiên không dầu, khác nào tự ăn chất độc
Sáng tạo
11:09:08 10/05/2025
9 tính năng Android mà người dùng iPhone luôn khao khát
Đồ 2-tek
11:00:48 10/05/2025
Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Thế giới
10:50:32 10/05/2025
Công nhận Ga Hải Phòng là Điểm du lịch

Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
Tin nổi bật
10:41:56 10/05/2025