Vi khuẩn bệnh than – vũ khí sinh học đáng sợ của Triều Tiên
Vi khuẩn bệnh than có khả năng gây tử vong cao, tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt, biến nó thành vũ khí sinh học nguy hiểm.
Vi khuẩn bệnh than có hình que dài. Ảnh: Live Science.
Quan chức tình báo Hàn Quốc giấu tên hôm 26.12 vừa rồi cho biết nước này đã phát hiện một lính Triều Tiên đào tẩu mang trong máu kháng thể bệnh than. Vi khuẩn bệnh than có khả năng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, dễ phát tán và gây tỷ lệ tử vong lên tới 90%, biến chúng trở thành loại vũ khí sinh học rất nguy hiểm, theo CBS News.
Bệnh than (Anthrax) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra trên các loài động vật máu nóng, gồm gia súc, động vật hoang dã và con người. Đại dịch bệnh than từng xảy ra nhiều lần, chủ yếu ảnh hưởng tới nông dân, những người thường phải tiếp xúc với gia súc nhiễm vi khuẩn.
Dạng nhiễm bệnh phổ biến nhất trên người là qua tiếp xúc da, khi bào tử bệnh than xâm nhập cơ thể tại những vết thương hở. Đây cũng là dạng dễ chữa trị nhất, người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho biết vi khuẩn bệnh than gây nguy hiểm nhất khi lọt vào đường hô hấp, thường gặp trên những công nhân xử lý lông và da thú. Bào tử vi khuẩn thường đi vào phế nang trong phổi và bị hệ miễn dịch tiêu diệt, nhưng một số bào tử có thể xâm nhập hạch bạch huyết, phát triển thành vi khuẩn và phát tán chất độc phá hoại tế bào.
Triệu chứng bệnh than trên da người. Ảnh: AAP.
Nếu bệnh nhân không được điều trị, chất độc sẽ tích tụ trong phổi, gây ra một loạt vấn đề nghiêm trọng. Nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như cúm và cảm lạnh trong nhiều ngày, sau đó chuyển sang biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tụt huyết áp, viêm màng não và suy tạng.
Tỷ lệ tử vong của dạng bệnh than này có thể lên tới 92%. Tuy nhiên, nó cũng là dạng khó mắc phải nhất. Một người phải hít vào 8.000-10.000 bào tử mới bị nhiễm bệnh, đồng thời chúng phải xâm nhập vào sâu trong phổi trước khi gây tác hại.
Video đang HOT
Dạng cuối cùng là bệnh than trong đường tiêu hóa, xảy ra khi nạn nhân ăn thịt của động vật nhiễm bệnh. Mầm bệnh thường mất từ một đến 60 ngày để phát triển, gây triệu chứng sốt, ho, ớn lạnh, buồn nôn và nôn mửa. Đây là dạng hiếm gặp nhất ở Mỹ, thường có tỷ lệ tử vong 20-60%, có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh nếu được phát hiện sớm.
Vũ khí sinh học nguy hiểm
Tuy nhiên, khi được sử dụng cho mục đích quân sự, vi khuẩn than lại trở thành một trong những vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới, theo cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Andrew Weber.
Vi khuẩn bệnh than có thể dễ dàng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đồng thời có khả năng sinh tồn cao. Chúng có thể ngủ yên trong nhiều năm trước khi xâm nhập vật chủ, tái kích hoạt và sinh sôi. Một lượng nhỏ vi khuẩn bệnh than bằng móng tay cũng có khả năng làm hơn 10.000 người thiệt mạng.
Vi khuẩn bệnh than có thể được nhồi vào các loại đầu đạn và phát tán trên diện rộng sau khi được bắn đi, lây nhiễm cho binh sĩ và dân thường ở khu vực mục tiêu. Truyền thông Nhật tuần trước cáo buộc Triều Tiên đang nghiên cứu cách đưa vi khuẩn bệnh than lên đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, biến nó thành thứ vũ khí sinh học lợi hại.
Ít nhất 5 quốc gia từng công khai phát triển loại vũ khí này gồm Anh, Nhật Bản, Mỹ, Nga và Iraq. Sự xuất hiện của kháng thể trong máu binh sĩ Triều Tiên đào tẩu cho thấy Bình Nhưỡng có thể cũng sở hữu vi khuẩn than. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo tiết lộ Seoul chưa có vắc xin ngừa bệnh than và dự kiến chế tạo vắc xin này vào cuối năm 2019.
Bệnh than từng được dùng trong đợt tấn công khủng bố tại Mỹ năm 2001. Ảnh: NTI.
Trong Thế chiến I, các nước Bắc Âu đã sử dụng mầm bệnh than để tấn công quân đội của Sa hoàng Nga. Nó cũng xuất hiện trở lại khi quân Anh tìm cách tiêu diệt các đàn gia súc lớn của phát xít Đức trong Thế chiến II.
Vào năm 1993, một nhóm tôn giáo Nhật Bản đã phát tán vi khuẩn bệnh than tại khu vực công cộng tại thủ đô Tokyo, nhưng không gây thương vong. Chỉ 8 năm sau, một loạt bức thư chứa bào tử vi khuẩn bệnh than được gửi tới các văn phòng truyền thông và hai thượng nghị sĩ Mỹ, khiến 5 người thiệt mạng và 17 người bị nhiễm bệnh.
Vắc xin điều trị bệnh than đã được phát triển từ năm 1881, giúp hạn chế tối đa số người nhiễm và tử vong do nguyên nhân tự nhiên.
Dù bào tử bệnh than có thể sống sót trong thời gian dài, chúng không thể tồn tại quá 30 phút trong nước sôi hoặc 5 phút dưới nhiệt độ bàn là. Đây là phương thức hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn bệnh than trong các vật dụng thông thường.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Phát hiện sốc trong bụng lính Triều Tiên nói lên điều gì?
Phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu hơn về cuộc sống ở Triều Tiên.
Lính Triều Tiên đào tẩu được đưa đến bệnh viện Hàn Quốc hồi tuần trước
Tuần trước, một người lính Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc và bị đồng đội của mình bắn trúng 5 phát đạn. Binh lính Hàn Quốc tìm thấy người đào tẩu Triều Tiên dưới đống lá, chảy máu do trọng thương.
Anh ta được đưa đến bệnh viện và các bác sĩ đã sốc khi chữa trị cho người lính Triều Tiên. Họ phát hiện hàng chục ký sinh trùng trong ruột anh, trong đó có một con giun tròn dài tới 27 cm.
"Tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm làm bác sĩ phẫu thuật, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy ký sinh trùng to như thế này trong ruột của người Hàn Quốc", theo bác sĩ Lee Cook-jong, người đứng đầu nhóm điều trị người lính đào tẩu.
Các nhà chức trách Hàn Quốc chưa công bố tên và cấp bậc của người lính bị thương. Anh ta hiện vẫn bất tỉnh và phải dùng máy thở.
Bác sĩ Lee Cook-jong nói trong bụng lính Triều Tiên có nhiều ký sinh trùng
Tuy nhiên, ký sinh trùng được lấy ra từ bụng người lính dường như hé lộ về cuộc khủng hoảng nhân đạo và y tế ở Triều Tiên khi nước này sử dụng các nguồn lực lớn để phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo trang News.com.au, Triều Tiên chi 22% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào quân đội. Do đó, các chi tiêu khác phải chịu thiệt.
Theo tờ Newsweek, dân Triều Tiên đang phải ăn ít hơn để dành tiền cho vũ khí hạt nhân.
Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, cứ 5 người Triều Tiên thì có 2 người suy dinh dưỡng. 70% người dân yêu cầu hỗ trợ lương thực để sống sót, trong đó có 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Thực phẩm của Triều Tiên cũng có thể khiến họ bị nhiễm bệnh hoặc tử vong. Theo tờ New York Times, nhiều người đào tẩu từ Triều Tiên đến Hàn Quốc bị nhiễm ký sinh trùng. Điều này xảy ra một phần là vì Triều Tiên thiếu phân bón hóa học, và nhiều nông dân phải dùng phân người để bón ruộng.
Bác sĩ Lee Cook-jong là người đứng đầu nhóm điều trị người lính đào tẩu
Trong một nghiên cứu năm 2014, các bác sĩ Hàn Quốc đã xét nghiệm 17 phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên và phát hiện 7 người trong số đó nhiễm giun sán, theo BBC. 17 người này cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, bao gồm bệnh viêm gan B và lao.
Đặc biệt, việc phát hiện giun sán trong bụng lính canh gác ở biên giới Triều Tiên cho thấy quân đội cũng bị ảnh hưởng bởi thực phẩm kém chất lượng. Thông thường, quân đội sẽ được xếp hạng cao hơn trong danh sách chia khẩu phần ăn, Washington Post viết. Thế nhưng, có những thông tin cho rằng binh lính Triều Tiên thậm chí từng lén lấy ngô của nông dân để chống lại cái đói.
Theo AP, người lính đã ổn định hơn sau hai lần phẫu thuật. Nhưng không rõ liệu anh ta có tỉnh dậy hay hồi phục được hay không.
Cho đến lúc đó, những ký sinh trùng lấy ra từ cơ thể của người lính dường như hé lộ về cuộc sống ở Triều Tiên.
Giáo sư Peter Preiser của Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore, nói với BBC: "Những gì họ làm là lấy chất dinh dưỡng ra khỏi cơ thể bạn. Nói một cách đơn giản: Những người có ký sinh trùng là những người không khỏe mạnh".
Theo Danviet
Lính Triều Tiên đào tẩu sang HQ thực sự là ai? Một người lính Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc hôm 13.11 có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chính quyền của Kim Jong-un, theo tờ CNBC. Lính Triều Tiên đứng gác ở biên giới giáp Hàn Quốc Người lính khi đó điều khiển ô tô ở khu vực biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc và đã có thể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Bánh mì heo quay đơn giản mà ngon, thơm phức cho bữa sáng cuối tuần
Ẩm thực
07:31:48 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chề
Sao châu á
07:28:07 11/05/2025
Thịt xiên siêu rẻ tràn lan, nguy hiểm rình rập giới trẻ
Sức khỏe
07:25:16 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Phú Yên không cấp phép mô tô nước hoạt động du lịch, thể thao
Du lịch
07:07:47 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
Netizen
07:01:21 11/05/2025
Rộ thông tin ngày ra mắt DLC Black Myth: Wukong, game thủ chỉ cần chờ hơn 3 tháng nữa?
Mọt game
06:52:23 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Tin nổi bật
06:46:09 11/05/2025