Vì sao châu Âu muốn thành “lục địa chủ quyền, không phải chư hầu”?
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đưa tin, châu Âu đang thảo luận cách thức để vô hiệu hóa đồng USD và sự thống trị tài chính của Mỹ vì không hài lòng với chính sách trừng phạt của Washington .
Châu Âu thảo luận cách thức “vô hiệu hóa” đồng USD
Tờ báo nhấn mạnh, các quan chức Đức và Pháp đang ngày càng tích cực tìm cách để chống lại sự thống trị tài chính của Hoa Kỳ, điều này chứng tỏ đã xuất hiện những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
Trước đó, Foreign Policy nhắc lại tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas về việc cần thiết đạt được sự độc lập về tài chính của châu Âu. Theo tờ báo, đây có thể là sự khởi đầu của quyền tự do hành động trong chính sách đối ngoại châu Âu.
Theo tác giả bài báo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người đã kêu gọi “hoàn toàn không phụ thuộc vào công cụ tài chính” và bày tỏ mong muốn làm cho châu Âu trở thành “lục địa chủ quyền và không phải là một chư hầu”.
Foreign Policy chỉ ra rằng, như một biện pháp để giải quyết vấn đề độc lập tài chính của châu Âu, chính sách đối ngoại châu Âu cho thấy yêu cầu tạo ra một hệ thống thanh toán thay thế, cũng như nâng cao vai trò của tiền tệ châu Âu và tổ chức quỹ thương mại với các nước chịu trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Trước đó, các biện pháp tương tự được thực hiện bởi các quốc gia như Nga, Trung Quốc và Venezuela, nhưng bây giờ, theo tờ báo, các “đồng minh then chốt của Mỹ” cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp tương tự.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép và nhôm. Liên minh châu Âu ngày 7/8 đã ban hành luật bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran trên lãnh thổ của mình.
Ngoài ra, để đáp trả việc Mỹ áp đặt thuế quan, Brussels áp đặt thêm 25% thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Theo infonet
Đại chiến thương mại Mỹ, Trung Quốc: Nguồn cơn cuộc đấu giữa hai người khổng lồ
Cố vấn về xử lý rủi ro chiến lược F. William Engdahl đã có phân tích sâu sắc về nguyên nhân vì sao Mỹ đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc khó có thể bị "bẻ gãy" bằng một cuộc chiến tiền tệ khi mọi khoản nợ đều do nhà nước quản lý chứ không phải tư nhân, theo JNE.
Cuộc chiến thương mại đang leo thang do Washington phát động để chống lại Trung Quốc không hoàn toàn là để cân bằng thặng dư thương mại. Có vẻ như gần đây Bắc Kinh đã kết luận được điều này. Tất cả là một cuộc tấn công toàn diện vào chiến lược của Trung Quốc muốn trở thành một nền kinh tế dẫn đầu, tiến bộ và hoàn toàn tự chủ mà so sánh với phương Tây về mặt kỹ thuật sẽ có phần tiên tiến hơn. Đây chính là nội dung cơ bản trong chiến lược "Made in China" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Chiến lược kinh tế quốc gia năm 2025.
Địa vị siêu cường thống trị thế giới của Mỹ sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Giống như đế quốc Anh đã tạo ra vũ đài Thế Chiến I để tiêu diệt mối đe dọa tiềm tàng của một siêu cường Đức, hiện tại Washington đang chạm trán với nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc và cân nhắc các lựa chọn của mình. Cuộc đụng độ sẽ còn khốc liệt hơn trong những tháng tới trừ phi Mỹ lui bước - điều sẽ không xuất hiện ở thời điểm hiện tại.
Ông Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc.
Phó chủ tịch Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc vụ viện Trung Quốc ông Long Quốc Cường trong một bản tuyên bố gần đây đã phản ánh quan điểm hiện tại của giới lãnh đạo Trung Quốc, tuyên bố rằng điều mà ông gọi chính xác là "ngăn chặn chiến lược" là vấn đề trung tâm mà Mỹ nhắm vào trong cuộc chiến thương mại. Ông chỉ ra điều này được thực hiện bằng cách "bóp nặn những lợi ích" với các hành động như đe dọa gây ra các cuộc chiến thương mại hoặc thực hiện chúng một cách thực tế để gây sức ép mở cửa các thị trường, với mục đích tấn công vào mô hình phát triển "chủ nghĩa tư bản nhà nước" của Trung Quốc để duy trì bá quyền của Mỹ.
Một số chuyên gia cho rằng năm 1997, Washington đã từng thực hiện một cuộc tấn công tương tự, sử dụng các quỹ phòng hộ nhằm ngăn chặn những con hổ kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và các nền kinh tế châu Á phát triển nhanh khác. Hệ quả của những cuộc tấn công tiền tệ và kéo theo đó là khủng hoảng tiền tệ là sự ép buộc phải tái cấu trúc mô hình kinh tế định hướng nhà nước theo yêu cầu của IMF - được gọi là "đồng thuận Washington".
Trước đó, bắt đầu bằng thỏa ước Plaza giảm giá đồng USD so với Yên Nhật, Washington đã tạo ra bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán Nhật và sau đó Ngân hàng Nhật phải tiến hành giảm phát lâu dài để kiểm soát sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế Nhật. Bá quyền của Wall Street với đại diện của nó từ Washington ở Cục dự trữ liên bang FED, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Bộ tài chính Mỹ không muốn có một sự cạnh tranh công bằng.
Đầu tháng 3.2018, tổng thống Mỹ đã có dòng tweet trong đó nói rằng khi một đất nước mất nhiều tỷ USD với hầu hết các nước có giao thương với mình thì một cuộc chiến thương mại là tốt và dễ dàng thắng lợi.
Lần này, Trung Quốc với thặng dư thương mại hiện tại đến phần lớn từ các sản phẩm Trung Quốc sản xuất cho Apple, GM và vô số các công ty Mỹ và châu Âu, quyết định trở thành một nền kinh tế độc lập công nghệ cao một cách nhanh nhất có thể và không phụ thuộc vào việc tiếp cận được các công nghệ quan trọng của Mỹ như vi xử lý máy tính. Với những lệnh trừng phạt gần đây chống lại các công ty điện tử hàng đầu của Trung Quốc như Huawei và ZTE, thật dễ hiểu tại sao Trung Quốc cần đọc những khẩu hiệu chính trị mà Washington đang viết lên Vạn Lý Trường Thành.
Như thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh gần đây sau những cuộc hội đàm tại Bắc Kinh về việc hủy bỏ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng chục tỷ USD của Trung Quốc. Những dự án vốn đã được người tiền nhiệm của ông Mahathir chấp thuận thì nay bị đặt dưới dòng chữ "chờ xem xét" - chủ yếu là để Trung Quốc "giữ thể diện". Chiến lược của Washington ở thời điểm hiện tại là kiềm chế Trung Quốc và cố gắng thay thế bằng một nước chư hầu của mình.
Châu Âu cự tuyệt, ve vãn Nhật Bản
Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là cố gắng lợi dụng sự căng thẳng đang leo thang giữa Washington và EU không chỉ về thương mại mà còn về ngân sách cho NATO. Đầu tiên, Trung Quốc đề nghị một hình thức mặt trận chung với EU để chống lại Washington vào tháng 7. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề nghị hợp tác chống lại các hành động chiến tranh thương mại của Mỹ ở cả liên minh châu Âu cũng như Trung Quốc nhưng bị thẳng thừng từ chối. Chủ tịch ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng "nói toạc" ra rằng ông thấy "không có triển vọng về mặt ngắn hạn" cho các cuộc hội đàm EU-Trung Quốc về một thỏa thuận thương mại tự do chung. Ông còn nhấn mạnh một cách mỉa mai "nếu Trung Quốc muốn mở cửa, họ có thể làm vậy".
Bị châu Âu cự tuyệt, Trung Quốc quay sang với Nhật Bản một đối thủ châu Á về kinh tế và chính trị. Những cuộc đàm phán thương mại ở cấp thấp đã được bắt đầu từ hồi tháng 4 giữa chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - ba nền kinh tế đứng đầu châu Á. Những cuộc hội đàm song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản có vẻ như đạt được một ý nghĩa lớn. Sự chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh tại Bắc Kinh giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được hoàn tất.
Đây sẽ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một vị thủ tướng Nhật Bản kể từ khi căng thẳng bắt đầu vào năm 2011 và leo thang đột ngột khi Washington thúc đẩy Nhật Bản có những bước tiến mạnh mẽ hơn trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Sensaku mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư - Nhật Bản đã đưa quần đảo này vào quyền kiểm soát của đất nước tháng 9.2012.
Dấu hiệu của những cuộc phòng vệ chung chống lại sự leo thang chiến tranh tài chính của Mỹ là Trung Quốc và Nhật đã đồng ý gia hạn những hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương được tiến hành từ năm 2002 khi châu Á khủng hoảng tài chính, nhằm chống lại các cuộc tấn công tiền tệ. Những hiệp định này đã bị ngừng từ năm 2013 khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc dâng lên đỉnh điểm. Nhật đang phải chịu thiệt hại nặng nề với các lệnh trừng phạt của Mỹ với thép và nhôm Nhật cũng như những mối đe dọa mới từ việc Mỹ áp thuế với ô tô nhập khẩu của nước này. Nhật Bản đáp trả bằng những hiệp định thương mại tự do với EU và hiện tại đang khôi phục những mối quan hệ với đối thủ lớn nhất tại châu Á là Trung Quốc.
Chiến lược trường kỳ của Mỹ
Những quyền lực ngầm đang kiểm soát sâu sắc chiến lược địa chính trị của Mỹ sẽ tìm mọi cách để "bẻ gãy" Trung Quốc với các lệnh trừng phạt, gây áp lực về nhân quyền tại Tân Cương, gây ra chiến tranh tài chính và có thể sẽ đe dọa về mặt quân sự. Như Zbigniew Brzezinski từng tuyên bố nếu Mỹ mất quyền kiểm soát đại lục Á Âu, cuộc chơi với một siêu cường duy nhất sẽ kết thúc. Trung Quốc phải bị "bẻ gãy" để ngăn chặn điều đó.
Có một chướng ngại lớn với cuộc chiến tài chính của Mỹ chống lại Trung Quốc. Không giống như Nhật Bản những năm 1980, nợ của Trung Quốc được nắm giữ chủ yếu bởi những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và được quản lý bởi ngân hàng trung ương - Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Vì thế, số nợ khổng lồ hàng ngàn tỷ USD của Trung Quốc cũng giống như mọi thứ khác đều do nhà nước kiểm soát chứ không như Nhật Bản.
Để Washington có thể kiểm soát Trung Quốc một cách hiệu quả ở điểm này, Mỹ cần làm như những năm 1990 tại Nga khi phá vỡ sự kiểm soát tiền tệ và khiến cho ông Boris Yeltsin tạo ra một ngân hàng trung ương độc lập của Nga. Còn hiện tại, Trung Quốc có thể xử lý nợ của chính mình một cách hoàn toàn độc lập với đồng USD không như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina hay hầu hết các nước đều phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu tư nhân quản lý vấn đề tiền tệ.
Theo viettimes
Rúng động chữa bệnh bằng tình dục ở trường Yoga Bậc thầy dạy Yoga ở trường Agama Yoga (Thái Lan) bị tố tìm cách cưỡng bức học sinh học Yoga để chữa bệnh tâm linh. Tờ The Guardian cho biết, 16 cựu học viên và nhân viên của trường Agama Yoga đã tố rằng, họ cảm thấy đang có một thứ gọi là giáo phái tình dục hoạt động bên trong ngôi trường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ phát hiện nhiều ca nhiễm biến thể Covid-19 liên quan đợt bùng phát ở Trung Quốc

Một phụ nữ dùng dao đâm 17 người bị thương tại nhà ga Đức

3 giờ sáng vào nhà vệ sinh, phát hiện con trăn lớn trong bồn cầu

Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận Syria

Thẩm phán chặn lệnh cấm Đại học Harvard tuyển sinh viên quốc tế

Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm
Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn hành trình kết nối du lịch khám phá văn hóa Mường
Du lịch
10:18:46 26/05/2025
Cứu người phụ nữ nhảy sông, thợ chụp ảnh ở Quảng Trị nhận 'mưa' lời khen
Netizen
10:18:36 26/05/2025
Miu Lê chia tay Wean Lê liền hẹn hò tiktoker Nam Vlog: Cao 1m9, em 1 siêu mẫu?
Sao việt
10:18:11 26/05/2025
Chồng của Từ Hy Viên đến viếng mộ vợ mỗi ngày
Sao châu á
10:07:53 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025
Bảng xếp hạng may mắn trong tuần mới của 12 con giáp: Ai được Thần Tài che chở, ai công việc hanh thông?
Trắc nghiệm
10:01:17 26/05/2025
Chu Thanh Huyền "bóc" góc khuất cuộc sống dù cưới chồng đại gia, mới được tặng xe hơi hơn 8 tỷ
Sao thể thao
09:47:01 26/05/2025
Túi xách da khủng long T.rex đột phá sinh học thời trang hay khoa học viễn tưởng
Lạ vui
09:46:21 26/05/2025
Chìm tàu chở than trên vùng biển Hà Tĩnh, 10 thuyền viên mất tích
Tin nổi bật
09:39:54 26/05/2025
'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'
Hậu trường phim
09:23:14 26/05/2025