Vì sao lãnh đạo TQ phải đi nghỉ trong bí mật?
Khác với các đồng cấp phương Tây, kỳ nghỉ hè của các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn được giữ bí mật ở mức tối đa.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tắm biển tại Bắc Đới Hà vào năm 1987.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần trước đạt được cột mốc 300 lần đi chơi golf kể từ khi nhậm chức. Ông đạt được mốc này tại đảo Martha’s Vineyard, địa điểm nghỉ hè ưa thích của các đời tổng thống Mỹ và những người giàu có.
Cùng thời gian đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc có thể đang bơi dưới nước biển ô nhiễm hay lang thang trên bãi biển vắng tại khu nghỉ hè ưa thích của họ tại thành phố Bắc Đới Hà, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 280 km.
Trong khi kỳ nghỉ hè cuối cùng của ông Obama trên cương vị tổng thống Mỹ được báo chí và truyền hình cập nhật liên tục, thì phương tiện truyền thông Trung Quốc không hề đưa tin về kỳ nghỉ của các lãnh đạo nước này, cho dù Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường không xuất hiện trước công chúng từ đầu tháng 8.
Dấu hiệu duy nhất cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu kỳ nghỉ hè được hé lộ hôm 12.8, khi hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường trực Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gặp một nhóm học giả được mời tới nghỉ hè tại Bắc Đới Hà. Tân Hoa Xã nhấn mạnh ông Lưu đã thay mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tới đó.
Một cặp đôi đứng cạnh hàng rào ngăn khu bãi biển dành riêng cho các quan chức ở Bắc Đới Hà.
Video đang HOT
Rất khó biết tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc không công khai về các kỳ nghỉ hè của họ, như các nhà lãnh đạo ở nước khác. Điều này như thể nếu công khai các nghỉ, hình ảnh làm việc hết mình vì người dân của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Kỳ nghỉ hằng năm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Đới Hà không bao giờ là một vấn đề yên ả, theo các cuốn sách lịch sử của nước này. Nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới chính sách của Bắc Kinh xuất phát từ những cuộc họp kín tại đây. Tất cả các cuộc họp đều diễn ra vô cùng bí mật.
Triệu Tử Dương, Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngồi nghỉ cùng cháu trai trên bãi biển ở Bắc Đới Hà vào năm 1986.
Từ năm 1953, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tổ chức các cuộc họp vào mùa hè hằng năm tại Bắc Đới Hà. Cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông được cho là nghỉ ít nhất 4 tháng tại đây vào năm 1954. Truyền thống này kết thúc khi nổ ra cuộc Cách mạng văn hóa vào năm 1966, nhưng được nối lại vào năm 1984 khi ông Đặng Tiểu Bình làm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 2003, Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được cho là hủy chuyến nghỉ hè hàng năm của các nhà lãnh đạo nước này tại Bắc Đới Hà vì cho rằng tốn tiền của dân. Đến năm 2013, kỳ nghỉ này được nối lại khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc. Mặc dù bí mật, nhưng các cuộc họp tại Bắc Đới Hà từ lâu đã là chủ để suy đoán của các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Theo Huy Phong (Theo SCMP) (Dân Việt)
Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "dàn dựng đảo chính"?
Người bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng đằng sau cuộc đảo chính ngày 15.7 vừa có một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với báo chí quốc tế.
Fethullah Gulen, giáo sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ sống lưu vong ở Mỹ, cho rằng cuộc đảo chính được dàn dựng
Fethullah Gulen, giáo sĩ ẩn dật người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Mỹ, đã đổ lỗi cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Recep Tayyip Erdogan về cuộc đảo chính bất thành. Ông cho rằng cuộc nổi dậy của các thành viên quân sự có thể đã được chính phủ "dàn dựng".
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn ngày 16.7 với một nhóm nhỏ các nhà báo tại nơi ở của ông tại bang Pennsylvania, Mỹ, Gulen bác bỏ tất cả các cáo buộc cho rằng ông đứng sau âm mưu đảo chính.
"Tôi không tin rằng thế giới lại tin vào những cáo buộc của Tổng thống Erdogan," Gulen nói. "Có khả năng đây là một cuộc đảo chính được dàn dựng. Có thể sẽ còn có những cáo buộc nữa chống lại Gulenists."
(Gulenists là tên gọi thành viên của Gulen, phong trào tôn giáo xuyên quốc gia do giáo sĩ Fethullah Gulen sáng lập)
Gulen bác bỏ tất cả các cáo buộc cho rằng ông đứng sau âm mưu đảo chính
Giáo sĩ Gulen, tách khỏi chính quyền của Tổng thống Erdoan sau một vụ bê bối tham nhũng trong năm 2013, trả lời phỏng vấn các phóng viên trong một phòng cầu nguyện nhỏ, có thảm dệt trên sàn và được trang trí với thư pháp Hồi giáo. Các phóng viên được phục vụ trà Thổ Nhĩ Kỳ và quả sung khô tại căn hộ của ông. Ông Gulen ở đây sau khi chuyển đến Mỹ vào năm 1999.
Gulen nói rằng ông đã từ chối tham gia tất cả các biện pháp can thiệp quân sự, và cho biết cá nhân ông đã phải chịu đựng sau cuộc đảo chính từ những năm 1990.
"Sau cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thời đó, tôi phải chịu nhiều áp lực và tôi đã bị cầm tù. Tôi đã phải đối mặt với nhiều hình thức quấy rối."
Ông nói thêm: "Giờ Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đường đến với chế độ dân chủ, điều mà không thể quay ngược lại".
Khi được hỏi liệu ông có quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu như cuộc đảo chính thành công, Gulen nói: "Thực ra, tôi rất nhớ quê hương. Nhưng có một yếu tố quan trọng, đó là sự tự do. Tôi ở đây, tránh xa những rắc rối chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và tôi sống với tự do của tôi."
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt giữ và trục xuất Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ
Phát biểu trước công chúng tại Istanbul ngày 16.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt giữ và trục xuất Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ từ chối bất kì yêu cầu giao nộp "khủng bố" nào của nước đồng minh Mỹ, ông Erdogan cho biết. "Nếu chúng ta là đối tác chiến lược, thì nước Mỹ nên thực hiện yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ".
Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Mỹ John Kery, chưa có yêu cầu giao trả chính thức nào được đưa ra. Ông nói: "Chúng tôi đã dự đoán được rằng sẽ có nhiều nghi vấn về ông Gulen".
"Và rõ ràng, chúng tôi sẽ mời chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, như chúng tôi luôn luôn làm vậy, trình báo cho chúng tôi các bằng chứng hợp pháp. Và Mỹ sẽ chấp nhận điều đó, xem xét và đánh giá các giấy tờ một cách hợp lý."
Theo Danviet
Sự thật về "bàn tay" của giáo sĩ lưu vong trong đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16.7 đã ra lệnh bắt giữ 2.745 thẩm phán và công tố viên sau vụ đảo chính ngày 15.7, trong bối cảnh chính phủ đang truy lùng những người tình nghi ủng hộ nhà giáo sĩ Fethullah Gulen ở Mỹ. Sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Tình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của Nga

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan

Fed công bố kế hoạch cắt giảm 10% nhân sự

Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'

Johannesburg 'bừng sáng' trong vũ điệu đường phố sôi động

Cháy lớn tại nhà máy sản xuất lốp Kumho (Hàn Quốc)

Ukraine nói Nga nêu yêu cầu "không thể chấp nhận" trong đàm phán
Có thể bạn quan tâm

'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
'Khom lưng' đạt thành tích tốt, 'vượt mặt' phim của Ngu Thư Hân
Hậu trường phim
20:10:34 17/05/2025
Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá
Tin nổi bật
19:57:34 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
Sao việt
19:34:45 17/05/2025
Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước
Sao thể thao
19:34:32 17/05/2025
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu
Sáng tạo
19:30:37 17/05/2025
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Sức khỏe
19:28:00 17/05/2025
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?
Sao châu á
19:24:38 17/05/2025