Vì sao TPP chưa về đích?
Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã họp lần thứ 5, từ 28/7 đến 31/7, tại Hawaii (Mỹ). Trả lời báo chí quốc tế về kết quả cuộc họp, các nhà đàm phán cho biết đã “đạt được những tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận cuối cùng và hoàn chỉnh”. Mục tiêu cán đích như kỳ vọng đã không đạt được, khiến dư luận đặt câu hỏi vì sao?
Đàm phán TPP kết thúc mà chưa thể đạt được sự đồng thuận như kỳ vọng (Ảnh: AP)
Tiến triển đáng kể…
TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia – Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.
Các vấn đề được nêu ra trong hiệp định gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp.
Những vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất trong đàm phán là: “làm thế nào để các nước có thể xuất khẩu nhiều gạo hơn vào Nhật Bản, xuất khẩu nhiều đường hơn vào Mỹ, tham gia sâu rộng hơn vào thị trường sữa Canada, và mở rộng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm?”.
Đại diện Thương mại Mỹ, Froman – Chủ trì cuộc họp báo, tuyên bố với tinh thần đàm phán tích cực, 12 nước tham gia TPP đã “đạt được những tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận cuối cùng và hoàn chỉnh”.
Ông Froman cho biết, một danh sách dài các vấn đề được đặt lên bàn đàm phán và phần lớn trong số đó đã đi đến thống nhất giữa các bên. Một bước tiến quan trọng trong lần họp này là các bên đều đồng ý về nguyên tắc các vấn đề liên quan tới bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Ông Froman còn lạc quan và “tự tin hơn bao giờ hết rằng ký kết TPP là việc trong tầm tay”, và các nhà đàm phán cũng sẽ tiếp tục các cuộc nói chuyện để đạt được mục tiêu này.
Các Bộ trưởng cũng khẳng định các tiến bộ đạt được trong tuần này phản ánh cam kết lâu dài nhằm mang lại một hiệp định TPP đầy tham vọng, toàn diện và tiêu chuẩn cao sẽ giúp cho việc làm và tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Ghi nhận những kết quả của Hội nghị vừa kết thúc hôm thứ Sáu ở Hawaii, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Osius cho rằng, việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện.
Ông Osius nói: “Trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất”. Nhận xét của Đại sứ Mỹ là phù hợp với kết luận của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson: “Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng đáng kể”.
Nhưng vẫn còn khó khăn…
Một số vấn đề chưa được giải quyết như: mở cửa thị trường sữa tại Canada, đường tại Mỹ và gạo tại Nhật Bản. Riêng yêu cầu của New Zealand về vấn đề các sản phẩm từ sữa được đánh giá là rất thách thức.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại New Zealand – Groser cho biết: “Chúng tôi sẽ không bị đẩy ra khỏi thỏa thuận này, khi mà các nước đã đồng ý tự do hóa thị trường và cũng như đã có những nhượng bộ đáng kể”.
Nếu như các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế để gia tăng hàng hóa thâm nhập thị trường các nước với giá rẻ hơn, thì TPP lại quan tâm nhiều hơn và mong muốn thiết lập nguyên tắc giúp các nhà kinh doanh buôn bán hàng hóa và dịch vụ dễ dàng hơn.
Được biết ngày 31/7, Malaysia và Việt Nam vẫn chưa nhất trí với các nước còn lại về việc mở cửa cho nhà thầu nước ngoài cung cấp hàng hóa cho Chính phủ, đưa doanh nghiệp nhà nước vào khu vực tư nhân và áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngặt nghèo trong lĩnh vực dược phẩm.
Thứ trưởng Công Thương Việt Nam Cao Quốc Hưng xác nhận một số thoả thuận về vấn đề lao động cũng chưa được thông suốt, song Việt Nam và các nước vẫn đang tiếp tục đàm phán để tìm được tiếng nói chung.
Những dấu hiệu khó khăn xuất hiện vào ngày thứ 4 của cuộc đàm phán đã khiến không đạt được thỏa thuận cuối cùng như mục tiêu kỳ vọng. Bất đồng về lĩnh vực ô tô và sữa cũng vẫn chưa thể được giải quyết tận gốc.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề quan trọng như bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước đã gần đạt được thống nhất, vì vậy các nhà đàm phán sẽ không mất thêm nhiều thời gian để kết thúc phần việc còn lại cho các cuộc họp tiếp theo khi được khởi động lại.
Và có thể cơ hội bị bỏ lỡ…
Vòng đàm phán lần thứ 5 được coi là cơ hội cuối cùng để các bên tiến tới thỏa thuận. Nếu bỏ lỡ, các nước có thể phải chờ đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP.
Theo giới quan sát, vòng đàm phán giữa các bộ trưởng lần này được kỳ vọng rất cao, khi đại điện các nước đều tỏ ra lạc quan. Mỹ và Nhật Bản – đã gần như giải quyết được các vấn đề lâu nay về hai vấn đề nhạy cảm nhất là nông sản và ô tô.
Hồi tháng trước, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua Quyền đàm phán nhanh (TPA). Việc này sẽ giúp Tổng thống Mỹ – Barrack Obama xúc tiến đàm phán với 11 quốc gia còn lại trong TPP.
Tuy nhiên, sau hơn 4 ngày họp các Bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia TPP chỉ đưa ra thông báo khiêm tốn rằng: “đã đạt được tiến bộ đáng kể và sẽ tiếp tục làm việc về giải quyết một số lượng hạn chế các vấn đề còn lại”.
Mặc dù hội nghị đã kéo dài thêm gần 3 giờ đồng hồ, nhưng trong quá trình đàm phán lại nảy sinh nhiều vấn đề, mỗi quốc gia đều đưa ra những điều kiện riêng để xem xét và đòi hỏi sự nhượng bộ lẫn nhau… khiến không đạt được mục tiêu kết thúc đàm phán TPP.
Khi được hỏi về thời gian dự kiến tổ chức phiên họp sắp tới và kỳ vọng của các nước, ông Froman trưởng đoàn đàm phán Mỹ cho biết, sẽ tiếp tục đàm phán, kể cả song phương, về các vấn đề còn bế tắc. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa sắp xếp được thời gian cụ thể.
Vì thế, giới quan sát và dư luận cho rằng, việc TPP cán đích trong năm 2015 vẫn còn đang ở phía trước.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Thủ tướng đề nghị Mỹ dành sự linh hoạt cần thiết trong đàm phán TPP
Chiều 30/6, tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, bà Sally Jewell, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục thiện chí và nỗ lực đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trên tinh thần dành sự linh hoạt cần thiết cho Việt Nam...
Thủ tướng trong cuộc tiếp Bộ trưởng Nội vụ Mỹ, bà Sally Jewell tại trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Tấn Dũng hoan nghênh chuyến thăm và đánh giá cao kết quả làm việc giữa bà Sally Jewell với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam; cho rằng kết quả chuyến thăm sẽ là một đóng góp thiết thực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam nhất quán và mong muốn cùng Hoa Kỳ nỗ lực đưa quan hệ đối tác hợp tác toàn diện song phương ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, vì lợi ích của cả 2 nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế gới. Theo đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp với Hoa Kỳ; thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa 2 nước.
Về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thiện chí và nỗ lực đàm phán trên tinh thần dành sự linh hoạt cần thiết cho Việt Nam như tuyên bố của Tổng thống Barack Obama trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm kết thúc đàm phán. Thủ tướng cho rằng TPP được ký kết không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, thương mại, đầu tư mà còn mang tầm chiến lược, góp phần tạo nền tảng đưa quan hệ hai nước phát triển bền vững, lâu dài.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; quốc phòng - an ninh; văn hóa và giao lưu nhân dân. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong khắc phục hậu quả dioxin; khắc phục bom mìn còn lại sau chiến tranh; bảo vệ động vật hoang dã; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hợp tác bảo vệ nguồn nước, trong đó có việc triển khai Sáng kiến Hạ nguồn Mekong; hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực khảo sát khoáng sản, địa chất, khí tượng thủy văn.
Đề cập chuyến thăm Việt Nam diễn ra vào đúng thời điểm 2 nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng Sally Jewell khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng và với vai trò của mình, bà sẽ làm hết sức đóng góp cho sự phát triển của quan hệ hai nước.
"Ở mọi cấp độ trong Chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đều cam kết ủng hộ Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, vững mạnh và bền vững" - Bộ trưởng Sally Jewell phát biểu.
Về lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã - nội dung chính trong chuyến làm việc tại Việt Nam lần này, Bộ trưởng Sally Jewell đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong việc chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã và cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ thông tin với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các sáng kiến bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; khảo sát địa chất, khoáng sản. Bà cũng cho biết sẽ chuyển những đề nghị của Việt Nam tới các thành viên Chính phủ Hoa Kỳ về hợp tác giữa hai bên trong khắc phục hậu quả dioxin và hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Về Hiệp định TPP, Bộ trưởng Sally Jewell cho biết với vai trò của mình, nhất là tiếng nói trong các vấn đề về lao động và môi trưởng, bà sẽ cùng các thành viên Chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực thúc đẩy để sớm kết thúc đàm phán và phê chuẩn Hiệp định.
P.Thảo
Theo Dantri
Tiết lộ tài liệu mật về cơ chế giải quyết tranh chấp trong TPP TPP - hiệp định thương mại tự do gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó có Nhật Bản, Australia, Singapore và Việt Nam. Các đại diện thương mại tham gia đàm phán TPP trong buổi họp báo tại Sydney ngày 27/10/2-14 (Nguồn: AFP/TTXVN) Một điều khoản giải quyết tranh chấp bí mật mà Mỹ thống nhất với các nước tham gia đàm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

APEC giải các bài toán về thương mại

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'

Nga điều tiêm kích Su-35 cản trở Estonia bắt giữ tàu dầu?

Bão mặt trời dữ dội đánh sập tín hiệu viễn thông, có phần Đông Nam Á

Tổng thống Trump nói Giáo hoàng Leo là 'lựa chọn bất ngờ', mong gặp mặt

Lãnh đạo Malaysia, Nga thảo luận vụ rơi máy bay MH-17

Hàn Quốc khôi phục tour du lịch đến Bàn Môn Điếm

Đội xe tăng Abrams sẽ tiến vào thủ đô Washington ngày diễu binh

Campuchia công bố giai đoạn tiếp theo của dự án kênh đào Phù Nam Techo
Có thể bạn quan tâm

G-Dragon không còn ẩn ý, nhắc thẳng tên T.O.P, ngày BIGBANG tái hợp gần kề?
Sao châu á
13:50:02 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
Sao việt
13:44:13 16/05/2025
Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại
Tin nổi bật
13:44:08 16/05/2025
Thói quen nào có nguy cơ gây ung thư vú?
Sức khỏe
13:41:40 16/05/2025
Lim Feng cao tay đánh bay tình cũ, 'Miss Thanh Xuân' bị réo fan Hải Tú thở phào
Netizen
13:28:14 16/05/2025
Ngoại hình giả dối của "pick me girl mạnh nhất Kpop"
Nhạc quốc tế
13:22:56 16/05/2025
Dâu cả nhà Beckham bị tố thích săn "hồng hài nhi": Trước Brooklyn, 1 cậu ấm suýt vào tròng
Sao âu mỹ
12:59:36 16/05/2025
Gặp Nhau Cuối Tuần 2025: Không chỉ MC Thảo Vân trở lại mà còn có 1 nhân tố đặc biệt!
Tv show
12:56:08 16/05/2025
Phát hiện lật lại lịch sử tiến hóa trên cạn
Lạ vui
12:14:26 16/05/2025
Vespa Primavera và Vespa Sprint ra mắt bản mới, giá từ 80 triệu đồng
Xe máy
12:09:00 16/05/2025