Viện trợ Mỹ vẫn đóng băng: Các chương trình y tế quan trọng trên thế giới đình trệ
Chính quyền Tổng thống Trump dường như đang phớt lờ lệnh của thẩm phán tạm dừng việc giải thể Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, USAID – cơ quan viện trợ nước ngoài chính của Mỹ.
Ngày 4/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận kế hoạch đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Ảnh: TTXVN phát
Theo tờ New York Times, quỹ cho các chương trình y tế quan trọng trên toàn thế giới vẫn bị đóng băng và hoạt động của các chương trình này vẫn chưa thể tiếp tục, bất chấp lệnh của một thẩm phán liên bang tạm thời dừng việc chính quyền Tổng thống Trump giải thể Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, USAID.
Các cuộc phỏng vấn với những người làm việc trong các sáng kiến y tế ở châu Phi và châu Á cho thấy, những bậc cha mẹ ở Kenya có con bị nghi mắc bệnh lao không thể đưa con đi xét nghiệm; không có nước uống sạch trong các trại tị nạn ở Nigeria hoặc Bangladesh dành cho những người chạy trốn khỏi các cuộc xung đột dân sự; một chương trình thực phẩm cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính ở Nam Sudan bị đình trệ…
“Có những người trong chúng tôi phải đi 300 km vùng núi để cố gắng tìm thuốc tại các bệnh viện khác, vì không còn viên thuốc nào ở nơi họ sống”, ông Makele Hailu, người điều hành một tổ chức hỗ trợ những người sống chung với HIV ở vùng Tigray của Ethiopia, vốn dựa vào nguồn tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, cho biết.
“USAID đã cung cấp thuốc và vận chuyển chúng đến những vùng nông thôn. Bây giờ những người này bị bỏ rơi mà không có thông tin giải thích nào”, ông Hailu nói thêm.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 18/2 cho biết rằng, Văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio đã ban hành hơn 180 giấy miễn trừ, cho phép các hoạt động cứu trợ sự sống được tiếp tục và ngày càng có nhiều đơn hơn được chấp thuận.
Nhưng theo những người hoạt động trong hơn 40 nhóm do USAID tài trợ, ngay cả các chương trình được miễn trừ như vậy vẫn bị đóng băng. Lý do là hệ thống thanh toán mà USAID sử dụng để giải ngân tiền cho các tổ chức đã không hoạt động trong nhiều tuần. Nếu không có quyền truy cập vào số tiền đó, các chương trình không thể hoạt động.
Vào đêm 18/2 (theo giờ địa phương), Thẩm phán Amir H. Ali của Tòa án Quận Columbia đã bác bỏ động thái của chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục đóng băng viện trợ, cho biết chính phủ đã thừa nhận rằng “phải tuân thủ lệnh ngay lập tức”
Thẩm phán Ali viết rằng, lệnh cấm “không cho phép bị đơn (chính quyền ông Trump) tiếp tục đình chỉ toàn bộ viện trợ nước ngoài do quốc hội phân bổ”, để có thời gian “đưa ra lý do hợp lý mới, sau đó cho việc đình chỉ hàng loạt”.
Các tổ chức nước ngoài thường nhận được khoản tài trợ từ USAID theo từng đợt nhỏ, bằng cách gửi yêu cầu cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Nhiều nhóm bị ảnh hưởng là các tổ chức phi lợi nhuận không có nguồn tài trợ nào khác.
“Một số tổ chức phi chính phủ đã nhận được miễn trừ, nhưng miễn trừ mà không có tiền thì chỉ là những tờ giấy, và bạn không thể điều hành các chương trình chỉ bằng giấy tờ”, ông Tom Hart, Giám đốc điều hành của InterAction, đại diện cho 165 tổ chức cung cấp viện trợ nước ngoài, cho biết.
“Những tổ chức này chưa được trả tiền cho các hoạt động từ tháng 12 năm ngoái và họ không có bất kỳ sự đảm bảo nào rằng họ sẽ được trả tiền cho công việc đó hoặc bất kỳ công việc nào trong tương lai”, ông Tom Hart chia sẻ thêm.
Phát biểu tại một cuộc họp với các tổ chức cứu trợ vào tuần trước, ông Peter Marocco, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm là giám đốc Văn phòng Hỗ trợ nước ngoài tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết, hệ thống thanh toán đã ở trong tình trạng ngoại tuyến nhưng sẽ được khôi phục vào ngày 18/2. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống vẫn chưa được khôi phục.
Ông Marocco đã ký một tuyên bố gửi lên thẩm phán tại tòa án liên bang, báo cáo về việc chính phủ không tuân thủ lệnh của tòa án. Trong đó, ông lập luận rằng chính quyền đã hành động dựa trên các quy định khác, không phải lệnh hành pháp, để tiếp tục đóng băng nguồn tài trợ.
Chính quyền Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, hệ thống miễn trừ đang cho phép công việc khẩn cấp tiếp tục mà không bị hạn chế. Nhưng quá trình cấp miễn trừ rất phức tạp – theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, vì bộ này phải xác minh rằng các tổ chức xin miễn trừ không trình bày sai lệch các hoạt động của họ.
USAid giải thể sẽ tác động đến khu vực Thái Bình Dương thế nào?
Ngày 17/2, theo The Guardian, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAid) đang gây ra những hệ lụy đáng kể tại khu vực Thái Bình Dương.
Trụ sở của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAid) tại Washington D.C. Ảnh: Anadolu Agency/TTXVN
Hàng trăm dự án và chương trình do tổ chức này tài trợ rơi vào tình trạng bất ổn, đẩy nhiều người vào nguy cơ mất việc làm. Dù khu vực này có khả năng thích ứng cao, nhưng việc USAid rút lui không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng nghìn người mà còn làm suy yếu mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia, USAid đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm và hỗ trợ cộng đồng tại các quốc gia trong khu vực. Tiến sĩ Lefaoalii Dion Enari - chuyên gia về Thái Bình Dương tại Đại học Công nghệ Auckland - nhận định rằng các dự án do Mỹ tài trợ thường có mức lương cao và đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình tại Papua New Guinea và các quốc đảo khác.
Dữ liệu từ Viện Lowy cho thấy Mỹ là nhà tài trợ lớn thứ năm của khu vực Thái Bình Dương - sau Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2024, Washington đã cấp tổng cộng 3,4 tỷ USD viện trợ cho khu vực này, trong đó 249 triệu USD được giải ngân vào năm 2022.
Việc cắt giảm USAid đã gây ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng. Một nguồn tin từ Papua New Guinea cho biết tổ chức của họ có bốn nhân viên nhưng chưa rõ tương lai sẽ ra sao. Trong khi đó, ước tính khoảng 600 người dân tại các đảo Thái Bình Dương đang làm việc toàn thời gian cho các dự án của USAid và hàng nghìn nhà thầu và đối tác khác mất việc làm.
USAid tài trợ cho hàng loạt sáng kiến về y tế, chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Dù USAid không công bố danh sách đầy đủ các dự án được hỗ trợ, nhưng ước tính cho thấy có hơn 100 chương trình lớn nhỏ trên toàn khu vực đang chịu ảnh hưởng từ quyết định này. Nhiều tổ chức đang tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế để duy trì hoạt động.
Bên cạnh tác động kinh tế và xã hội, việc rút lui của USAid còn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Dù trước đó, Washington đã cam kết 600 triệu USD nhằm mở rộng hiện diện ở Thái Bình Dương, như việc mở đại sứ quán tại Tonga và Kiribati, cũng như bổ nhiệm đặc phái viên tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, nhưng nhiều quốc gia cho biết đến nay họ chưa nhận được nguồn tài trợ như đã hứa.
Tiến sĩ Enari nhận định rằng quyết định của chính quyền Tổng thống Trump được đưa ra mà không có sự tham vấn với các quốc gia trong khu vực. Ông cho rằng điều này đã tác động trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng và có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh: "Lòng tin và sự tôn trọng có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi và quyết định này sẽ được các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương ghi nhớ".
Chính quyền Mỹ bị kiện liên quan đến giải thể USAID Ngày 6/2, Liên đoàn viên chức chính phủ lớn nhất của Mỹ và Hiệp hội công nhân dịch vụ đối ngoại Mỹ đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm đảo ngược quyết định giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Biển báo của tổ chức USAID tại làng al-Badhan, phía bắc Nablus, Bờ Tây. Ảnh tư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Hai lỗ vuông trên đầu nối USB có tác dụng gì?
Thế giới số
09:39:12 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025
Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển
Tin nổi bật
09:19:05 21/05/2025
Galaxy S25 Edge: Minh chứng cho chiếc smartphone vừa có thiết kế đẹp, vừa có ảnh sang
Đồ 2-tek
09:12:01 21/05/2025
Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?
Sao việt
09:03:21 21/05/2025
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025