Việt Nam đạt tỉ lệ tiêm chủng nhóm cao nhất toàn cầu
Việt Nam đã trở thành một tiêu chuẩn trên thế giới, đạt tỉ lệ tiêm chủng thuộc nhóm cao nhất toàn cầu để bảo vệ người dân, bao gồm cả những người dân nghèo nhất, những người dễ bị tổn thương nhất.
Thủ tướng gặp gỡ các đối tác quốc tế đã hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 – Ảnh: VGP
Chiều 14-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính – trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 – dự chương trình gặp mặt cảm ơn các đối tác quốc tế đã hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam do Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức.
Nhờ bao phủ tiêm chủng, người dân nghèo được bảo vệ
Bà Rana Flowers – quyền điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam – đánh giá nỗ lực kiểm soát đại dịch rất thành công trong hai năm qua, Việt Nam đã trở thành một tiêu chuẩn trên thế giới, đạt tỉ lệ tiêm chủng thuộc nhóm cao nhất toàn cầu để bảo vệ người dân, bao gồm cả những người dân nghèo nhất, những người dễ bị tổn thương nhất.
Video đang HOT
Theo bà, bài học quan trọng là sự lãnh đạo của Chính phủ, sự đoàn kết của người dân, nên Việt Nam đã sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng mà WHO đặt ra. Nhờ vậy, người dân được cứu sống, không phải nhập viện, các bệnh viện không bị quá tải, các cộng đồng phục hồi nhanh chóng về kinh tế – xã hội.
Trong thông điệp được ghi hình trước gửi tới cuộc gặp mặt, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng chúc mừng Việt Nam đã bao phủ vắc xin cho 90% người trưởng thành và hơn 75% dân số – là một trong những nước có tỉ lệ cao nhất thế giới. Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những điều có thể thực hiện được với cam kết chính trị, cộng đồng gắn kết, sự hỗ trợ quốc tế.
Kêu gọi sự đoàn kết quốc tế cùng chống dịch
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới Chính phủ các nước, bạn bè, đối tác quốc tế lời cảm ơn chân thành và trân trọng tới bạn bè quốc tế trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 suốt hơn 2 năm qua, cũng như chia sẻ với những mất mát, hy sinh trong đại dịch.
Qua hơn 2 năm chống dịch, Thủ tướng cho rằng bài học quan trọng khi đây là cuộc chiến chống dịch mang tính chất toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu thông qua sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ, hợp tác quốc tế. Không một quốc gia nào có thể an toàn khi các quốc gia khác còn phải chống dịch và không một quốc gia nào có thể một mình chống dịch thành công.
Do đó, Việt Nam đã kêu gọi sự đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để cùng nhau chống dịch, nhất là chia sẻ kinh nghiệm chống dịch, trang thiết bị y tế và đặc biệt là tiếp cận công bằng, bình đẳng về vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.
Thực tế, dịch bệnh tác động đến toàn dân, không người dân nào an toàn khi người dân khác còn mắc bệnh, nên phải có cách tiếp cận toàn dân; đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu và là động lực; mọi chính sách đều hướng đến người dân và mọi người dân phải tham gia phòng chống dịch.
Với Việt Nam, ba trụ cột được rút ra về phòng chống dịch gồm cách ly, xét nghiệm, điều trị, công thức “5K vắc xin thuốc điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”. Trong đó, vắc xin là “lá chắn” an toàn nhất cho người dân để phòng, chống COVID-19.
Vì vậy, Việt Nam đã triển khai chiến lược vắc xin, đẩy nhanh ngoại giao vắc xin, thành lập Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19; tích cực đẩy mạnh nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.
Nhấn mạnh năm 2022, Việt Nam phấn đấu là năm chiến thắng dịch bệnh, từng bước “bình thường hóa” với dịch COVID-19, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát huy tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế, phát huy những kết quả đạt được và giải quyết các khó khăn, thách thức đặt ra; tăng cường ủng hộ các sáng kiến song phương và đa phương nhằm thúc đẩy tiếp cận công bằng vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị.
Chính phủ Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức về vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và tiếp nhận thành công việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mRNA – đây là một chặng đường khá dài và có nhiều thách thức.
Thủ tướng cũng đề nghị chung tay hợp tác tìm ra các biện pháp hiệu quả để mở cửa trường học trở lại an toàn, bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên, bởi để bảo đảm học tập hiệu quả nhất thì không thể thiếu việc tới trường trực tiếp.
Gần 5.000 phạm nhân trại giam Z30D được tiêm vắc xin mũi 1
Ngày 2-11, ông Võ Văn Hạnh - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận - cho biết vừa phối hợp với ban giám thị trại giam Thủ Đức (Z30D) ở huyện Hàm Tân để tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho gần 5.000 phạm nhân.
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phạm nhân ở trại giam Z30 - Ảnh: TRANG HIẾU
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận tổ chức 10 điểm tiêm tại các phân trại.
Các điểm tiêm được bố trí theo nguyên tắc một chiều, thực hiện 5K, đồng thời chuẩn bị đầy đủ thuốc và phương tiện cấp cứu để sẵn sàng xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm.
Các phạm nhân được khám sàng lọc trước khi tiêm và theo dõi sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
Ông Hạnh cho biết thêm, sắp tới đơn vị này tiếp tục tiêm mũi 1 cho hơn 1.000 phạm nhân ở trại giam Huy Khiêm ở huyện Tánh Linh, và hoàn thành mũi 2 cho các phạm nhân ở trại giam Thủ Đức.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Làm sao để biết cơ thể đã có kháng thể sau tiêm? Tôi có nhu cầu xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm vắc xin Covid-19. Tôi có thể xét nghiệm ở đâu? Sau bao lâu tiêm vắc xin cơ thể sinh kháng thể? Trả lời: Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực

Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Thế giới số
12:13:09 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô
Tin nổi bật
11:31:46 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025