Việt Nam – điểm đến hấp dẫn của nhân sự chất lượng cao ngành ô tô
Việt Nam đang dần trở thành lựa chọn hấp dẫn với các kỹ sư, chuyên gia ô tô trên toàn cầu nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, mức thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn.
Đột phá hạ tầng giao thông, Việt Nam vào thời kỳ ô tô hoá
Theo Ken Research, trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, tỷ lệ sở hữu xe ô tô của người Việt đã tăng đáng kể, với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) xấp xỉ 25,7%. Tỷ lệ người dân sở hữu ô tô tăng khoảng 10,5% trong năm tài chính 2020, cao hơn tương đối so với các nước trong khu vực.
Bộ Công Thương cũng nhận định, giai đoạn 2020-2025 là thời kỳ ô tô hóa (motorization) tại Việt Nam, khi trung bình mới chỉ có trên 50 xe/1.000 dân. Trong khi đó, mức sống của người dân ngày càng cao, kéo theo nhu cầu thụ hưởng cuộc sống tăng lên. Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.560 USD/năm (năm 2021), GDP tăng trưởng ổn định 6,5% – 7% bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Dự báo của Bộ Công Thương cho hay, tiềm năng thị trường ô tô đến năm 2025 sẽ đạt mức khoảng 800-900 nghìn xe/năm, trong đó dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm trên 70% thị trường. Điều này sẽ tạo ra sự bùng nổ cho phân khúc xe gia đình và xe cá nhân trong thời gian tới.
Trong khi đó, đột phá hạ tầng giao thông đang được xem là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở cả hai nhánh Nhà nước và tư nhân của Việt Nam đang đạt khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc.
Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt khoản tài trợ hơn 6 tỷ USD để xây dựng những dự án thuộc giai đoạn 2021-2025 và đặt mục tiêu phát triển 5.000 km cao tốc vào năm 2030. Sự phát triển nhanh chóng hạ tầng giao thông đô thị, cầu đường đang dần đáp ứng tốt và thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng cao tại Việt Nam.
Video đang HOT
Cuộc “chạy đua” hút nhân lực chất lượng cao ngành ô tô
Với nhu cầu thị trường tăng nhanh, nhiều nhà sản xuất đã đầu tư dây chuyền sản xuất để “chạy đua” với thị trường, kéo theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Tiêu biểu có thể kể đến VinFast – thương hiệu tiên phong trong việc sản xuất ô tô điện thông minh.
Dù mới tham gia thị trường 4 năm, VinFast đã không ngừng đầu tư nhà máy hiện đại trong thời gian qua. Sau nhà máy rộng 335ha ở Hải Phòng, Vingroup tiếp tục xây dựng nhà máy pin VinES tại Hà Tĩnh với công suất giai đoạn 1 lên đến 100.000 pack pin/năm để hiện thực hóa mục tiêu phủ rộng xe điện, không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Dây chuyền sản xuất quy mô và hiện đại đòi hỏi một lượng lớn nhân sự để vận hành, thúc đẩy nhu cầu nhân sự ngành ô tô tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, lực lượng lao động ngành ô tô tại Việt Nam hiện đang được tuyển chọn ngày một khắt khe hơn. PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc, Phó trưởng Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dùng, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các thí sinh phải đạt trung bình 9 điểm mới có cơ hội trúng tuyển. Thực tế, 100% sinh viên ra trường đều có việc làm sau 6 tháng, và không ít người được tham gia vào quá trình thiết kế, sản xuất xe hơi của những thương hiệu ô tô lớn trên toàn cầu, trong đó có VinFast.
Trong bối cảnh đó, để chủ động một phần nguồn nhân lực có nền tảng tốt, những doanh nghiệp tiên phong như VinFast đã liên tiếp tổ chức tuyển dụng và không ngừng triển khai các chương trình đào tạo trực tiếp ngay tại nhà máy, giúp học viên có thể tiếp cận với máy móc hiện đại, được hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu, đảm bảo có thể bắt tay vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Ô tô sản xuất tại Việt Nam – hội tụ trí tuệ toàn cầu
“Sức nóng” của cuộc cách mạng công nghiệp ô tô đang diễn ra tại Việt Nam không chỉ thu hút các tài năng trong nước. Thực tế, có hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư đẳng cấp toàn cầu đã quyết định đầu quân cho các doanh nghiệp Việt, tiêu biểu là VinFast.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà máy VinFast hiện có thể xem là nhà máy sản xuất ô tô được đầu tư bài bản trong khu vực về công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại. VinFast cũng là hãng xe Việt hàng đầu đang sản xuất xe điện chất lượng quốc tế với khát vọng vươn ra toàn cầu. Môi trường và mục tiêu đó tạo ra rất nhiều thách thức cũng như cơ hội cho các tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trần Hùng – một kỹ sư đang làm việc tại VinFast chia sẻ: “Xung quanh tôi thường xuyên có tới hàng trăm kỹ sư Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì… Môi trường làm việc rất đa dạng và tôi học được rất nhiều kiến thức từ họ”. Anh Hùng cũng cho biết, những bài toán hóc búa, những vấn đề mà đội ngũ nhân sự làm việc tại VinFast như anh đang tìm cách giải quyết mỗi ngày đều mang tầm vóc toàn cầu, không chỉ gói gọn trong thị trường Việt Nam. Chính điều đó tạo ra động lực và niềm đam mê lớn cho những người giỏi, nhiều khát vọng, đồng thời cũng là cơ hội để họ đạt được những nấc thang mới trong sự nghiệp.
Nhằm chủ động nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sản xuất, hướng tới mục tiêu trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu, VinFast đang triển khai chiến dịch tuyển dụng quy mô lớn lên tới 8.000 nhân sự. Lực lượng này sẽ có cơ hội được làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia, kỹ sư tay nghề cao và có cơ hội sở hữu thu nhập hấp dẫn. Đây sẽ là nguồn lao động nòng cốt, đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Thương hiệu ô tô nào có giá trị nhất năm 2021?
Thương hiệu là tài sản thiết yếu đối với bất kỳ công ty nào, có một công ty chuyên đo lường mức độ lan tỏa và giá trị của nhãn hiệu, từng năm.
Hãng tư vấn Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng mới nhất của họ - Brand Finance Global 500.
Đây là hoạt động thường niên, đánh giá mức độ lan tỏa, ước tính giá trị quy đổi thành tiền (USD) và mức độ tăng/giảm giá trị của 500 thương hiệu quý giá nhất toàn cầu.
Hàng loạt mẫu xe điện mới được giới thiệu năm 2021, giúp BYD lọt top 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu
Khi nói đến thế giới ô tô, dẫn đầu về mức độ tăng giá thương hiệu lại là một công ty Trung Quốc: BYD.
Năm 2021, thương hiệu này đã tăng gấp đôi giá trị, lên mức 6,4 tỷ USD, trở thành thương hiệu thứ 346 trong số 500 thương hiệu được xếp hạng.
Năm 2020, BYD được định giá 3,2 tỷ đô la và chưa xuất hiện trong 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Trở lại với những thương hiệu giá trị nhất trong ngành ô tô năm qua, dẫn đầu là Toyota ở vị trí thứ 12/500, với mức định giá 65,28 tỷ USD.
Ở vị trí thứ 15/500 là Mercedes-Benz, giá trị ước tính 60,76 tỷ USD, bị tụt 2 bậc về giá trị so với năm 2020.
Tesla là thương hiệu xe hơi có giá trị thứ ba về lĩnh vực ô tô (sau Toyota và Mercedes-Benz), nhưng chỉ đứng thứ 28/500 nhãn hiệu đắt giá nhất,
Giá trị thương hiệu Tesla được định giá xấp xỉ 46,01 tỷ USD, cao hơn cả Volkswagen.
Volkswagen có mức định giá thương hiệu là 47,02 tỷ USD vào năm 2020.
Sang năm 2021, giá trị của Volkswagen giảm xuống còn 41,05 tỷ đô la, đứng ở vị trí thứ 33/500.
5 thương hiệu xe hơi khác trong bảng xếp hạng Brand Finance 500 là BMW (thứ 39/500, định giá 37,9 tỷ USD), Porsche (thứ 46/500, định giá 33,71 tỷ USD), Honda (thứ 61/500, định giá 28,24 tỷ USD), Ford (thứ 76/500, định giá 24,18 tỷ USD), Tata (thứ 78/500, định giá 23,9 tỷ USD).
Xe điện sẽ chiếm 50% thị trường ôtô Mỹ và Trung Quốc vào năm 2030 Theo một cuộc khảo sát của KPMG, nhiều người dự đoán xe điện sẽ chiếm 52% thị phần tại Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2030 ngay cả khi không nhận được các chương trình trợ cấp của chính phủ. Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất xe điện ID 3 của Tập đoàn sản xuất xe hơi Đức...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt

Việt Nam sắp có ô tô điện Volkswagen nhập khẩu từ Malaysia

SUV hybrid Omoda ra mắt thị trường gần Việt Nam, "ăn" chưa đến 5 lít/100km

Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Tesla Cybertruck nổi bật hơn với gói độ Mansory Elongation

SUV cùng phân khúc với Mitsubishi Xforce, trang bị lấn át Toyota Yaris Cross, giá hơn 320 triệu đồng

SUV công suất 509 mã lực, sang chảnh như Mercedes-Maybach GLS 600, giá thấp hơn Ford Everest

Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ

Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm

Xe MPV Hyundai cùng phân khúc với Toyota Innova Cross, giá ngang Mitsubishi Xpander

Lexus ES 2025: Thiết kế thể thao độc đáo, giá niêm yết khoảng 3 tỷ đồng

Chi tiết Porsche 911 Spirit 70 bản giới hạn 1.500 chiếc
Có thể bạn quan tâm

TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5
Tin nổi bật
11:07:48 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
Cha đẻ ca khúc 2,2 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bất ngờ xin lỗi
Nhạc việt
10:55:35 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025