Việt Nam – Điểm sáng chống dịch COVID-19 ở khu vực
Tây Thái Bình Dương , khu vực thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm 37 quốc gia, chiếm hơn 1/4 dân số thế giới (1,9 tỷ người) nhưng chỉ chiếm chưa tới 1,4% ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. Việt Nam, một thành viên của WHO Tây Thái Bình Dương, cũng là điểm sáng trong khu vực.
Tây Thái Bình Dương – Khu vực an toàn và khỏe mạnh nhất thế giới
Mới đây, một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm từ các nước Tây Thái Bình Dương – khu vực được coi là “khỏe mạnh và an toàn nhất thế giới” do tạp chí y khoa danh tiếng Lancet phối hợp với WHO tổ chức. GS. Jeffrey D.Sach, Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững tại Đại học Columbia (Mỹ), Chủ tịch Ủy ban COVID-19 của Lancet đã nhận định không có một lời lý giải đơn lẻ nào về thành công của khu vực trong khống chế sự lây lan của virus, nhưng bài học quan trọng nhất rút ra từ kinh nghiệm các nước chính là sự ứng phó kịp thời, hiệu quả. Trong đó bao gồm cả tầm quan trọng của việc sẵn sàng chuẩn bị trước đại dịch, củng cố hệ thống y tế, tầm quan trọng của xét nghiệm và ứng phó y tế công toàn diện. Thực hiện 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người), khai báo y tế vẫn là bài học không bao giờ cũ. Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, đầu tư dài hạn và cam kết tăng cường năng lực, truy vết, giám sát đa nguồn giúp Tây Thái Bình Dương trở thành điểm sáng trên thế giới. GS. Jeffrey D.Sach cũng tỏ ra rất khâm phục trước những quyết sách “đón đầu” giúp khu vực tránh được thảm họa như ở Mỹ hay châu Âu – nơi có hệ thống y tế phát triển.
TS.Takeshi Kasai, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cho biết, khu vực đã chứng kiến truyền thông phòng chống dịch rất hiệu quả ở nhiều nước, trong đó điển hình là Việt Nam, Singapore và New Zealand. Ông cũng chứng kiến sự cam kết cộng đồng mạnh mẽ ở các quốc gia thành viên nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. “Tôi cảm thấy rất tự hào về tinh thần đoàn kết thể hiện ở sự tương tác giữa các quốc gia thành viên, từ trao đổi kỹ thuật như quản lý lâm sàng, xét nghiệm tới cam kết hỗ trợ tiếp cận công bằng vắc-xin COVID-19… Có thể kể đến một vài quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam và New Zealand đã chứng tỏ rằng ứng phó y tế công năng động có thể giúp khống chế sự lây lan của dịch bệnh, cho phép cuộc sống quay trở lại gần như bình thường. Khống chế sự lây lan COVID-19 tại cộng đồng là cách tốt nhất để bảo vệ các nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, TS. Takeshi Kasai chia sẻ tại diễn đàn phối hợp với Lancet.
Vắc-xin COVID-19 do Việt Nam tự sản xuất tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người vào ngày 17/12/2020.
Điểm sáng Việt Nam
Là một thành viên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trên các diễn đàn toàn cầu. Kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 thành công của Việt Nam đã trở thành những câu chuyện với những hàng tít lớn trên truyền thông toàn cầu, từ BBC, Reuters của Anh đến CNN, AP của Mỹ, India Times (thời báo Ấn Độ), DW (Đức), AFP (Pháp),… Việt Nam cũng được mời chia sẻ kinh nghiệm tại các diễn đàn Bộ trưởng Y tế G20, Bộ trưởng Y tế Tây Thái Bình Dương, Bộ trưởng Y tế châu Á – Thái Bình Dương, Đại hội đồng Y tế Thế giới… Việt Nam cũng từng đại diện Tây Thái Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch tại cuộc họp bộ trưởng WHO cấp toàn cầu.
Đặc biệt, trong năm Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN , khu vực đã trở thành tâm điểm toàn cầu với việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Một loạt các hãng thông tấn toàn cầu đã đưa sự kiện trọng đại với các tiêu đề như “các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký hiệp định thương mại lớn nhất thế giới RCEP”, “RCEP mở ra bình minh thế kỷ châu Á” bởi hiệp định thương mại này lớn nhất thế giới xét trên phương diện tổng GDP (2,1 tỷ người, chiếm 30% GDP toàn cầu), và hiệp định mang tầm xuyên suốt khu vực và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thương mại châu Á. Trước RCEP, Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng đã mở đường để hai bên tăng cường cơ hội phát triển kinh tế. Tạp chí các vấn đề quốc tế của Nga nhận định, trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất siêu 4,04 tỷ USD. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam cũng là 1 trong 4 nền kinh tế thế giới đạt tăng trưởng GDP bình quân đầu người (2,4%) trong năm 2020. Trong năm Chủ tịch ASEAN, sáng kiến của Việt Nam về quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 đã nhận được sự ủng hộ từ các đối tác quốc tế và huy động được sự đóng góp từ Liên minh châu Âu (20 triệu euro), Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chuyên gia Christopher Lemiere từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) chia sẻ, ông rất ấn tượng trước những thành tựu của Việt Nam trong vượt qua đại dịch COVID-19. “Có thể nói rằng Việt Nam là một trong những nước ứng phó tốt nhất trước đại dịch COVID-19. Trong tương lai, chúng tôi hoàn toàn có thể lạc quan, tin tưởng vào Việt Nam bởi chúng ta đã xác định được những ưu tiên, đối tượng mục tiêu chính xác, rất đúng và phù hợp trong chiến lược y tế”. Chuyên gia Christopher Lemiere cũng bày tỏ lạc quan về việc Việt Nam đang nỗ lực tự sản xuất vắc-xin phòng COVID-19. Hiện nay, vắc-xin COVID-19 của Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm, World Bank luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam triển khai những nỗ lực này, ông cho biết.
Thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người: 'An toàn chúng tôi mới làm'
Trung tướng.GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y khẳng định tại lễ Khởi động thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 trên người sáng nay.
Theo GS Quyết, giai đoạn thử nghiệm vaccine COVID-19 lần này tại Học viện Quân y, tính an toàn phải đặt lên hàng đầu. Học viện cam kết, nếu không an toàn thì đề nghị không thực hiện. Học viện sẽ không để xảy ra những tai biến không mong muốn.
"Chúng tôi không đổi an toàn của người Việt Nam, của cộng đồng với bất cứ thứ gì khác", GS Quyết nói.
Học viện Quân y có truyền thống trên 10 năm tham gia các thử nghiệm lâm sàng trong lĩnh vực y học. Nhìn chung các vaccine tại Việt Nam đều có sự tham gia hoặc thử nghiệm lâm sàng của đơn vị. Thậm chí có những chương trình, Học viện Quân y đóng vai trò là chủ nhiệm. Điều đó nghĩa là đơn vị có đủ nhân lực, vật lực, uy tín và hiệu quả thực tế để thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 trên người.
Để chuẩn bị cho công tác thử nghiệm này, học viện chuẩn bị sẵn hệ thống trang thiết bị như tủ lạnh âm sâu để bảo quản vaccine Nanocavax trong điều kiện nhiệt độ từ -2 đến -8 độ C.
Ngoài ra, trong đơn vị cũng bố trí khoảng 24 giường bệnh với nhiều bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, túc trực 24/24 để chăm sóc về dinh dưỡng, sức khoẻ cho các tình nguyện viên. Kíp trực này cũng sẵn sàng can thiệp nếu các tình nguyên viên có những phản ứng không mong muốn.
Trung tướng.GS .TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y.
Đảm bảo quyền lợi
TS.BS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine nhận định, nghiên cứu giai đoạn 1 là giai đoạn rất nhạy cảm, ngay cả Hội đồng đạo đức và Bộ Y tế đều thống nhất tạo điều kiện mọi mặt, tối ưu nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người.
"Khác với các nghiên cứu thông thường trước đây, thời gian theo dõi phản ứng tối đa 24 giờ, thì với Nanocovax, chúng tôi sẽ theo dõi, chăm sóc tình nguyện viên tại Học viện Quân y trong 72 giờ để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Bộ Y tế và Học viện Quân y cũng sẽ bàn bạc thêm để làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho những người tham gia nghiên cứu. Tôi được biết GS Đỗ Quyết Thành còn quyết định thành lập 10 tổ chuyên môn nghiệp vụ về theo dõi, điều dưỡng, an toàn tiêm chủng, cấp cứu để đảm bảo an toàn cho tình nguyện viên", ông Quang nhấn mạnh.
Trong buổi sáng 10/12 đã có 30 tình nguyện viên đến đăng ký thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Học viện Quân y.
Về lo lắng của tình nguyện viên bị sự cố sau khi tiêm thử nghiệm vaccine, ông Đỗ Minh Sĩ - Giám đốc Nghiên cứu phát triển, Công ty Nanogen cho hay, trước khi bước vào giai đoạn thử nghiệm, đơn vị đã tính toán tới tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí, Nanogen còn lường trước tới những tai biến có thể ảnh hướng tới tính mạng theo quy định thử nghiệm lâm sàng khi thiết kế đề cương lâm sàng. Vì vậy, đơn vị và Học viện Quân y chuẩn bị sẵn sàng các bước và ê kíp sẵn sàng xử trí nếu có.
Ngoài ra, Nanogen cũng chuẩn bị cho tình nguyện viên 2 phương án xử trí. Đầu tiên đơn vị sẽ ký hợp đồng với hãng bảo hiểm để mua bảo hiểm cho các tình nguyện viên phòng những tình huống xấu nhất. Tiếp đó, Nanogen cũng ký với ngân hàng để có những chính sách bồi thường cho họ trong trường hợp xảy ra những sự cố không mong muốn mà bảo hiểm không chi trả.
Tại lễ Khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine Nanocovax phòng COVID-19 trên người Việt Nam vào sáng nay, ít nhất 30 người đăng ký tình nguyện tiêm vaccine COVID-19.
Nanocovax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được Công ty Nanogen phối hợp cùng Học viện Quân y nghiên cứu. Đây cũng là vaccine đầu tiên được thử nghiệm trên người.
Sau khi trải qua các 3 quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt, vaccine sẽ tiếp tục được đánh giá qua 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu tiên, các nhà khoa học sẽ đánh giá tính an toàn và bước đầu đánh giá đáp ứng sinh miễn dịch của 3 liều ứng viên vaccine Nanocovax tiêm bắp gồm 25 mcg, 50 mcg, 75 mcg trên người lớn khoẻ mạnh.
Ở giai đoạn 2, vaccine được đánh giá tính an toàn và so sánh đáp ứng miễn dịch của 3 liều ứng viên Nanocovax tiêm bắp tương tự trên người khoẻ mạnh. Từ đó xác định liều dùng tối ưu của vaccine đã nghiên cứu.
Giai đoạn cuối cùng, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá hiệu quả vaccine trên người khoẻ mạnh.
Giám đốc Nghiên cứu phát triển, Công ty Nanogen thông tin, nếu việc thử nghiệm thuận lợi, đảm bảo tất cả các tiêu chí yêu cầu và được cấp phép, thì hy vọng quý II năm 2022 sẽ có được vaccine COVID-19 hoàn chỉnh.
Khi được cấp phép, đạt yêu cầu cho sản xuất mở rộng vaccine, Nanogen có thể đạt công suất lên tới 30 - 50 triệu liều/năm.
Video: Ben trong khu bao che vaccine COVID-19 Viet Nam
Vaccine COVID-19 'made in Vietnam' có giá bao nhiêu? Nanocovax hoàn thiện quy trình nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường. Theo ông Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển của Nanogen, nếu thử nghiệm an toàn, vaccine Nanocovax sẽ đưa vào tiêm chủng tháng 5/2021. Một liều vaccine COVID-19 Nanocovax...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025