Việt Nam năm 2014 chiếm 7% đơn đặt hàng quân sự của Nga
Có khoảng 60% đến từ châu Á, trên 30% đến từ châu Phi, 5% đến từ Mỹ Latinh, trong đó Ấn Độ chiếm 28%, tiếp theo là Iraq 11%, Việt Nam 7%, Venezuela 6%
Tàu ngầm thông thường Hà Nội lớp Kilo, Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 31 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 năm 2015, tại Duma Quốc gia Nga, Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSMTC) cho biết, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga phải sửa thành con số cao hơn.
Số liệu mới nhất chứng minh, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga trên 15,5 tỷ USD; trong đó, ngành hàng không chiếm phần chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 44%. Hiện nay, đơn đặt hàng công nghiệp quốc phòng nước ngoài của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã đạt 48 tỷ USD.
Năm 2014, các công ty Nga có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn gồm: Công ty máy bay MiG, Công ty đóng tàu Thống nhất, Công ty Almaz-Antey, Nhà máy cơ giới quang học Ural, Công ty tên lửa chiến thuật và Nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyards.
Video đang HOT
Trong các đơn đặt hàng công nghiệp quốc phòng nhận được của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang, có khoảng 60% đến từ khu vực châu Á, trên 30% đến từ khu vực châu Phi, 5% đến từ khu vực Mỹ Latinh (trong tương lai rất có thể sẽ tăng lên). Trong đó, Ấn Độ là nước mua sắm quân sự lớn nhất của Nga (chiếm 28%), tiếp theo lần lượt là Iraq (11%), Việt Nam (7%) và Venezuela (6%).
Người đứng đầu cơ quan này còn cho biết, sau khi chưa nhận được bất cứ đơn đặt hàng nào lâu dài, Nga đã nhận được hợp đồng mua sắm quân sự của Nigeria, Namibia và Rwanda. Ông còn hy vọng khôi phục hợp tác công nghiệp quốc phòng với các nước phương Tây và chỉ ra, trừng phạt của Mỹ chưa ảnh hưởng tới việc Nga bàn giao máy bay trực thăng Mi-17 cho Afghanistan, đồng thời tiếp tục huấn luyện nhân viên hậu cần mặt đất của máy bay trực thăng Afghanistan ở nhà máy sửa chữa máy bay Novosibirsk.
Theo Giáo Dục
Biển Đông như vạc dầu sôi, chống bành trướng tốt nhất là du kích dưới nước
Người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm.
Tàu ngầm Kilo thứ 3 được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.
Ngày 31/3, tác giả Andrew Browne bình luận trên tờ The Wall Street Journal, để đánh bại đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều lần trong chiến tranh, Việt Nam đã sử dụng chiến thuật du kích với một mạng lưới đường hầm rộng lớn chống lại sức mạnh hủy diệt của B-52. Từ sâu trong lòng đất, người Việt đã phát động cuộc tấn công bất ngờ.
Ngày nay khi phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc trên Biển Đông, người Việt đang sử dụng chiến thuật tương tự, giấu mình dưới nước. Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo 636MV, người Mỹ gọi chúng là "hổ đen". Các tàu ngầm này là ví dụ điển hình cho chiến tranh phi đối xứng, nó cho phép lực lượng yếu hơn tạo ra sự không chắc chắn trong tâm trí đối thủ mạnh.
Thỏa thuận mua Kilo 636MV của Việt Nam minh họa cho các nước trong khu vực "không có hy vọng so bì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc" đang tìm cách thay thế nhằm chống lại tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Bắc Kinh, thêm một chiều hướng mới và không thể đoán trước những căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông.
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về tầm nhìn chiến lược "một cộng đồng các lợi ích chung" ở châu Á - Thái Bình Dương hay "vận mệnh chung châu Á", ông cam kết cùng xây dựng một trật tự khu vực thuận lợi hơn với châu Á và thế giới. Nhưng Biển Đông vẫn là một vạc dầu sôi. Riêng lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đặt ở Hải Nam trực tiếp nhòm ra Biển Đông đủ để Indonesia thấy rằng Bắc Kinh ngày càng xem vùng biển này là "sân sau" của họ.
Đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia hay quốc gia quần đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc. Tất cả các bên đều cảm thấy đang bị (Bắc Kinh) đe dọa, nhưng không đủ mạnh để đương đầu với sức mạnh quân sự Trung Quốc. Các tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một câu trả lời "khiêm tốn nhưng mạnh mẽ" trước sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.
Tàu ngầm Kilo được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.
Ở các nước khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản có lực lượng tàu ngầm mạnh. Úc đang có kế hoạch chi 40 tỉ USD để mua sắm tàu ngầm mới. Philippines, Thái Lan và Myanmar cũng đang nghĩ đến việc mua lại. Tất cả điều này đang làm cho đáy biển ngày càng đông đúc. Tàu ngầm là một biến số vô hình có thể thay đổi các "phương trình quân sự".
Trong khi tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm là việc khó thì các cuộc tấn công từ tàu ngầm gần như luôn có sức mạnh tàn phá. Hơn một nửa lực lượng tàu bè hàng hải của thế giới qua lại Biển Đông hàng ngày. Trong khi đó Việt Nam với đường bờ biển dài ven Biển Đông đã trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chính trị, có lực lượng quân sự "tốp đầu" ASEAN nhưng cũng là nước dễ bị Bắc Kinh gây áp lực nhất.
Đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đang tập hợp lại xung quanh chương trình tàu ngầm của Việt Nam, Andrew Browne bình luận. Ấn Độ đang giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, bác sĩ Nhật cung cấp chuyên môn về điều trị các bệnh lý có thể thủy thủ tàu ngầm gặp phải. Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam. Tuy nhiên người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm, phòng thủ tốt nhất là tàng hình và đánh lừa đối thủ.
Theo Giáo Dục
Malaysia bất ngờ chọn NSM thay vì "sát thủ" Exocet Nguồn tin Quốc phòng Malaysia cho biết, Hải quân nước này muốn chọn tên lửa hành trình diệt hạm NSM (Naval Strike Missile) do Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy phát triển, thay vì Exocet cho các tàu tuần tra SGPV-LCS. Tên lửa được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm" MM40 Block 3 Exocet Theo Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN),...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza
Có thể bạn quan tâm

Tom Cruise hé lộ các dự án bom tấn tiếp theo
Hậu trường phim
07:46:08 20/05/2025
Giải pháp xác thực định danh điện tử đạt chứng nhận quốc tế về sinh trắc học
Thế giới số
07:43:16 20/05/2025
Vụ bê bối của Kim Sae Ron - Kim Soo Hyun kéo dài bất tận: Sự thật vẫn khó nắm bắt
Sao châu á
07:42:59 20/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ bụng lùm xùm, chồng liền tặng xế hộp bạc tỷ, vượt mặt Văn Hậu
Netizen
07:40:21 20/05/2025
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Sức khỏe
07:39:14 20/05/2025
Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng
Lạ vui
07:30:42 20/05/2025
Sao Việt 20/5: Trương Ngọc Ánh khoe con gái, Ngô Thanh Vân bụng bầu đi từ thiện
Sao việt
07:18:41 20/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Ba bố con đều muốn hiến thận cho bố Bình
Phim việt
07:06:16 20/05/2025
Thu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
Pháp luật
07:05:00 20/05/2025
Mbappe cách Chiếc giày vàng châu Âu 1 bàn, Salah vẫn đua gắt
Sao thể thao
07:00:20 20/05/2025