Việt Nam sắp có tuyến cáp quang biển ADC mới, lớn gấp 3 lần APG
Viettel vừa chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông), Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Tuyến cáp quang biển ADC sẽ lớn gấp 3 lần APG
Sau khi hoàn thành vào quý 4/2022, nó sẽ trở thành tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay.
Tuyến cáp quang biển mới sẽ là ADC (Asia Direct Cable) được thiết kế bao gồm nhiều cặp sợi quang với dung lượng đạt trên 140 Tbps, cho phép truyền tải dữ liệu lớn tốc độ cao giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khi hoàn thành, tuyến cáp quang mới sẽ có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp 3 lần tuyến cáp APG hiện nay.
Với dung lượng hệ thống lớn, tuyến cáp ADC có khả năng hỗ trợ hoạt động cho các ứng dụng với nhu cầu băng thông cao, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ 5G, điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuyến cáp hứa hẹn sẽ đóng vai trò lớn trong việc tăng cường mở rộng mạng lưới kết nối trong khu vực.
Video đang HOT
Ông Đoàn Đại Phong, Phó tổng giám đốc Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết: “Với việc triển khai tuyến cáp quang biển ADC, Viettel đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiên phong trong công cuộc kết nối Việt Nam với thế giới thông qua hệ thống mạng lưới ngày càng đa dạng. Tuyến cáp quang biển ADC sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội khi đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng cao cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tiên tiến”.
ADC là dự án cáp quang biển thứ năm do Viettel đầu tư trong những năm vừa qua, bên cạnh các tuyến cáp quang biển: AAE-1 (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu). Sắp tới, Viettel sẽ xây dựng trạm cập bờ (CLS) tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn. Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này, theo đó, trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp biển thứ ba Viettel sở hữu độc quyền.
Sự cố cáp quang biển AAE-1 đã được khắc phục xong
Sự cố xảy ra ngày 3/6/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng vào 20h33 ngày 7/6/2020. Trong khi đó, lịch sửa chữa tuyến cáp biển APG đã bị lùi, chưa xác định thời điểm sửa xong.
Từ cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020, đã có tới 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm AAG, APG và AAE-1 gặp sự cố, phải sửa chữa.
Asia Africa Europe 1 (AAE-1) là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017. Tuyến cáp này có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore.
Cáp AAE-1 được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất; mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.
Tuyến cáp biển này gặp sự cố lần đầu tiên trong năm nay vào 21h ngày 3/6/2020 trên nhánh S1H hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc).
Thông tin với ICTnews ngày 8/6/2020, nhà mạng Viettel cho biết sự cố xảy ra ngày 3/6/2020 đã được khắc phục xong vào 20h33 ngày 7/6/2020, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến.
Với việc AAE-1 được sửa xong, đến thời điểm hiện tại, trong 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố từ cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020, chỉ còn tuyến Asia Pacific Gateway (APG) chưa được sửa xong.
Là một trong năm tuyến cáp quang biển chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, sau 4 năm đầu tư. Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
APG có sự tham gia của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Tuyến cáp APG gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020. Tiếp đó, vào sáng ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.
Để khôi phục toàn bộ kênh truyền trên tuyến APG, các đối tác quốc tế sẽ phải khắc phục sự cố trên cả 2 nhánh cáp S9 và S1.7 của tuyến cáp. Theo kế hoạch đã được thông báo tới các ISP tại Việt Nam vào đầu tháng 6/2020, các sự cố này dự kiến được sửa từ ngày 6/6 đến 11/6/2020.
Tuy nhiên, trao đổi với ICTnews, đại diện một ISP tại Việt Nam cho biết, lịch sửa cáp APG đã bị lùi so với kế hoạch đã thông báo. Nguyên nhân được xác định là do tàu sửa cáp đã vào vùng biển Singapore nhưng chưa tìm được điểm đứt; đối tác quốc tế sẽ phải xin giấy phép để vào vùng biển Malaysia tiếp tục tìm kiếm vị trí cáp lỗi. Dự kiến, thời gian xin giấy phép mất từ 2 - 3 tuần.
"Do đo, lich sua cáp APG trên các nhánh kết nối đi Singapore va HongKong (Trung Quốc) đã bi lui lai. Hien van chua co thông tin ve lich sua moi của tuyến cáp này", đại diện ISP thông tin.
Ngoài ra, cũng trong tháng 6/2020, hệ thống cáp quang biển Liên Á (IA) dự kiến sẽ được bảo dưỡng, bắt đầu từ 23h ngày 20/6/2020 và hoàn tất vào ngày 25/6/2020.
Viettel triển khai tuyến cáp quang biển có băng thông lớn nhất Việt Nam Ngày 19-6, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết đã chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông), Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan. Sau khi hoàn thành vào quý IV-2022, tuyến cáp quang này sẽ trở thành tuyến cáp quang...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hơn 40 lỗ hổng được phát hiện trong diễn tập thực chiến an ninh mạng toàn quốc lần đầu

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Dân công nghệ đổ xô 'săn' card đồ họa để đào tạo AI

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

Nhiều người chưa thể phân biệt giữa USB-C và USB4

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Những trường hợp bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại từ tháng 8

Google trả gần 1,4 tỷ USD dàn xếp vụ kiện bảo mật dữ liệu

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội
Có thể bạn quan tâm

Ella Yam: Con Nhậm Đạt Hoa xinh như Hoa hậu, chân dài 1,1m nhờ thói quen này
Sao châu á
17:37:32 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025
Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025
Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ
Netizen
16:51:22 13/05/2025
Sự nghiệp của Ronaldo đã chấm hết?
Sao thể thao
16:49:13 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
Tin nổi bật
16:34:54 13/05/2025