Việt Nam sắp đón làn sóng đầu tư nước ngoài tăng mạnh
Theo Nikkei, khi trần sở hữu của các cổ đông ngoại tại doanh nghiệp Việt được dỡ bỏ, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực dược phẩm, ngân hàng.
Việt Nam đang sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ sau động thái bỏ trần sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các doanh nghiệp Việt. Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở ở châu Á ngày càng nhận thức rõ lợi ích của việc đặt chân vào Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Trong lúc chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày một căng thẳng, Việt Nam càng nổi lên như một điểm đến mới cho các doanh nghiệp vẫn đang đặt câu hỏi về việc nên duy trì hoặc tiếp tục mở rộng sản xuất ở Trung Quốc hay không.
Bỏ trần sở hữu với nhà đầu tư ngoại sẽ là cú hích lớn
Theo Nikkei, Bộ Tài chính đang xem xét sửa đổi luật chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoại nắm giữ phần lớn cổ phần ở các công ty hoạt động trong những lĩnh vực không gây quan ngại đối với an ninh quốc gia. Đây được xem là một động thái để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và nếu được thông qua, luật chứng khoán sẽ chứng kiến lần sửa đổi quan trọng đầu tiên từ năm 2010.
Sở hữu của khối ngoại đang bị giới hạn ở mức 49% nói chung và 30% trong các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như ngân hàng và hàng không nói riêng.
Mặc dù trần sở hữu của các cổ đông ngoại ở những doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực trên có thể được nới rộng, nhiều khả năng việc một nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần vẫn sẽ không được cho phép với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dự thảo mới sẽ được trình lên Quốc hội vào năm 2019, theo nguồn tin của Nikkei.
Theo Nikkei, việc dỡ bỏ trần sở hữu đối với các nhà đầu tư ngoài sẽ thu hút thêm FDI vào Việt Nam.
Video đang HOT
Việc loại bỏ giới hạn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài có thể làm thay đổi hoàn toàn thị trường vốn Việt Nam với những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) và giúp tăng trưởng GDP.
Đại diện Citibank, ông Tsuyoshi Yamashita, nói với Nikkei rằng “Việc bỏ trần sở hữu 49% sẽ giúp các doanh nghiệp ngoại có thêm quyền quản lý. Đây là động lực quan trọng để họ gia nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam”.
Ông Yamashita đang tư vấn cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tham gia thị trường Việt Nam.
Nhiều công ty Nhật Bản đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong những năm qua. Nhật Bản là nước có tổng nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam lớn nhất trong năm 2017 với 9,11 tỷ USD, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp của Nhật đã đầu tư 7 tỷ USD vào Việt Nam, chiếm 28% tổng vốn của khối ngoại. Đây cũng là con số cao nhất trong số 104 quốc gia và vũng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam.
Tháng 6 vừa qua, tập đoàn Sojitz của Nhật đã chi 90 triệu USD để thâu tóm Giấy Sài Gòn. Hợp tác cùng BRG, Sumitomo, Mitsubishi Heavy Industries và khoảng 20 công ty khác sẽ xây dựng một thành phố thông minh tại Hà Nội. Tập đoàn bán lẻ Aeon cũng đã có mặt ở Việt Nam từ năm 2009.
“Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Những lĩnh vực như bất động sản và các ngành kinh doanh liên quan cơ sở hạ tầng như nhiệt điện có thể sẽ thu hút sự chú ý lớn từ nhà đầu tư nước ngoài”, ông Yamashita nói thêm với Nikkei.
Dược phẩm được nhà đầu tư ngoại quan tâm đặc biệt
Ngân hàng và đặc biệt là dược phẩm sẽ là những lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp quốc doanh tìm cách thoái vốn, theo Roy Forney, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Dezan Shira & Associates.
Forney cho rằng thu nhập tăng làm nhiều người dân Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sức khỏe, qua đó thúc đẩy sự sự tăng trưởng của ngành dược phẩm. Luật hiện tại cấm các doanh nghiệp ngoại tự phân phối dược phẩm và những thương vụ M&A với các công ty Việt Nam là lời giải cho bài toán thâm nhập thị trường của họ.
Một nguồn tin thân cận với các hoạt động M&A của Nikkei cho biết nhà sản xuất thuốc Renova Global của Ấn Độ đang tìm kiếm các cơ hội tại thị trường Việt Nam. Renova đã có văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM và đang muốn mở rộng thêm hoạt động của mình.
Trong khi đó, công ty dược đến từ Nhật Bản Taisho đã sớm nhận ra tiềm năng của thị trường Việt Nam. Năm 2016, Taisho mua lại 24,5% cổ phần của Dược Hậu Giang và vừa nâng tỷ lệ sở hữu lên 32% vào tháng 8. Theo Nikkei, công ty của Nhật đã lên kế hoạch để tiếp tục mua thêm 2,3% cổ phần của Dược Hậu Giang.
Ông lớn Nhật Bản liên tiếp đầu tư để nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại Dược Hậu Giang.
Theo công ty kiểm toán Ernst & Young, tốc độ tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử nói riêng và các ngành kinh doanh công nghệ nói chung có thể khiến nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm hơn đến lĩnh vực logistics của Việt Nam.
Việt Nam vẫn là một thị trường xa lạ với nhiều công ty của Mỹ và châu Âu tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang khiến ngày một nhiều doanh nghiệp sản xuất muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Chi phí nhân công tăng lên cũng là một điểm trừ trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang trở thành điểm đến tiếp theo của các doanh nghiệp này.
Việt Đức
Theo Nikkei
Chứng khoán vẫn chìm trong sắc đỏ
Tình trạng tiêu cực của thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục phủ bóng đen lên chứng khoán Việt Nam, khiến VN-Index rơi khỏi mốc 900 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục chìm trong sắc đỏ với Hang Seng (-0,22%), Shang Hai (-2,18%), và Nikkei (-0,16%). Tương tự, DJIA (-1,19%) và S&P500 (-1,73%) cũng trải qua một phiên bán tháo khá mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa với diễn biến ảm đạm tương tự khu vực; tuy vậy, sự tích cực vẫn được ghi nhận ở các cổ phiếu như PVD, PVS, GMD, FPT, VHC...
Vào phiên chiều, sự tiêu cực vẫn chiếm phần chủ đạo ở các nhóm như xây dựng - bất động sản DXG (-4%), VHM (-4,9%), NVL (-2,6%), CTD (-2%); nhóm dầu khí GAS (-4,7%), PLX (-1,2%); và nhóm ngân hàng BID (-5,6%), VCB (-1,1%), , CTG (-1,8%), VPB (-3,1%). Ngoài ra, sự giảm điểm cũng đến từ các cổ phiếu FRT (-3,6%), HSG (-1%), MWG (-3,1%), PNJ (-2,7%)...
Kết phiên, VN-Index giảm 12 điểm (-1,33%) còn 888,82 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 0,62 điểm (-0,61%), chốt tại 101,17 điểm.
Thanh khoản giảm tại HSX; cụ thể, 113,4 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt 2.450 tỉ đồng (-2,9%). Ngược lại, thanh khoản tăng tại HNX, 30,6 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng 413,7 tỉ đồng ( 17,9%).
Khối ngoại bán ròng với tổng giá trị 65,17 tỉ đồng chủ yếu ở VIC (-22,36 tỉ đồng), HPG (-21,31 tỉ đồng), E1VFVN30 (-15,5 tỉ đồng), HDB (-14,59 tỉ đồng) và MSN (-10,65 tỉ đồng). Ngược lại, GMD ( 24,64 tỉ đồng), SSI ( 9,08 tỉ đồng), KDH ( 8,56 tỉ đồng), SAB ( 7,56 tỉ đồng), và PTB ( 4,73 tỉ đồng) được tập trung mua ròng.
Tình trạng tiêu cực của thị trường toàn cầu tiếp tục phủ bóng đen lên chứng khoán Việt Nam. Bảo lưu đánh giá tiêu cực về xu hướng của thị trường, chúng tôi đồng thời bắt đầu đưa ra nhìn nhận về khả năng sớm xuất hiện pha hồi phục mang tính kỹ thuật khi các chỉ báo động lượng phần lớn đi vào vùng quá bán. Nhà đầu tư vẫn chỉ nên tiếp tục duy trì tỷ trong cổ phiếu ở mức thấp trong giai đoạn hiện nay.
Theo thesaigontimes.vn
Chứng khoán châu Á hồi phục C ác thị trường chứng khoán châu Á ngày 12/10 hồi phục sau hai ngày diễn ra tình trạng bán ra ồ ạt do giới đầu tư quan ngại cuộc chiến thương mại leo thang, khả năng lãi suất ở Mỹ tiếp tục tăng lên và bình luận của Tổng thống Donald Trump về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
iOS 18.4 ẩn chứa một chi tiết ít người chú ý
Thế giới số
13:11:10 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Pháp luật
12:53:09 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi sẽ vào Top 10 Miss World 2025?
Sao việt
12:37:52 22/05/2025