Việt Nam trong top 20 bao lâu?
Năm 2024, Việt Nam có thể rời khỏi Top 20 tăng trưởng toàn cầu. Do Việt Nam chậm lại hay thế giới sẽ đi nhanh hơn?
Ảnh: Quý Hòa
Việt Nam được ví như “ngôi sao đang lên” sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra. Trong khi nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn với sự giảm tốc kinh tế hay biến động mạnh đồng nội tệ như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia… thì Việt Nam vẫn điềm tĩnh tăng trưởng cùng sự ổn định vĩ mô. Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam nằm trong top 20 động lực tăng trưởng của thế giới năm 2019. Tuy nhiên, IMF cũng dự báo đến năm 2024, Việt Nam sẽ rời khỏi top 20 này. Vậy do Việt Nam chậm lại hay thế giới sẽ đi nhanh hơn?
Vừa qua, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng thực toàn cầu về mức 3% trong năm 2019. Việt Nam hiện tại đóng góp khoảng 1% vào tăng trưởng toàn cầu và dự kiến sẽ rời khỏi danh sách này vào năm 2024 cùng với 3 quốc gia Âu – Mỹ: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Canada. Đáng chú ý, những thành viên sẽ thay thế đều là các nền kinh tế mới nổi – đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan, Ả Rập Saudi. Có thể thấy, giai đoạn 2019-2024 sẽ chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về tăng trưởng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Đến năm 2024, tăng trưởng toàn cầu sẽ vọt lên lên 3,6%. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là nguyên nhân trọng yếu lại do sự dẫn dắt đến từ các nền kinh tế mới nổi – đang phát triển chứ không phải là các nước lớn như Mỹ, Đức hay Nhật. Trong nhóm ngôi sao này, Việt Nam lại được IMF tin rằng vẫn sẽ dậm chân tại chỗ về khả năng tăng trưởng trong suốt 5 năm tới, trong khi các quốc gia khác sẽ quay lại vươn lên mạnh mẽ.
Trong một báo cáo trước đó, IMF đã nhận định tuy chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại và bất ổn toàn cầu trong năm 2018, Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định vĩ mô nhờ thu nhập và tiêu dùng của nhóm trung lưu tăng ổn định, mùa màng thuận lợi cùng khu vực sản xuất phát triển mạnh. Ngoài ra, Việt Nam đã tận dụng được lợi thế để ký kết các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam – EU (EVFTA), CPTPP thúc đẩy giao thương.
Theo đó, sự kìm hãm tăng trưởng trong trung hạn sẽ đến từ các điều kiện bên ngoài kém thuận lợi như giảm sức cầu, các vấn đề nội tại trong nước như rào cản trong môi trường kinh doanh, vai trò khu vực kinh tế Nhà nước, các quy định về ngân hàng – sở hữu và cho thuê bất động sản. Có một điểm đáng chú ý là trong nhận định hồi tháng 7, IMF vẫn giả định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách tài khóa, tín dụng thắt chặt. Tuy nhiên, trong tháng trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành, tiếp nối xu hướng nới lỏng tiền tệ đang diễn ra tại các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Video đang HOT
Thêm nữa, số liệu tăng trưởng kinh tế quý III của Việt Nam đã vượt kỳ vọng làm nhiều tổ chức như Citi Group, Maybank Kim Eng điều chỉnh nâng dự báo cho năm 2019 lên 6,9-7%. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 10 của Thường trực Tiểu ban Kinh tế – Xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định tăng trưởng cả năm có thể đạt mức này.
Theo Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 dự báo, giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng của Việt Nam vẫn duy trì mức khá cao, khoảng 7%; GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.500USD năm 2025. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này sẽ khó có thể duy trì trong các năm tiếp theo khi động lực cũ đã tới hạn. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026-2030 sẽ chỉ còn 6,5%/năm.
Xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại đều được dự báo sẽ thấp hơn so với giai đoạn 2021-2025 do nhiều rủi ro và rào cản tăng trưởng ngày càng hiện hữu. Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với xu hướng tăng trưởng chậm của lao động do tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, tốc độ tăng dân số ngày càng thấp. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ theo đà giảm, tốc độ tăng lực lượng lao động sẽ chậm lại.
Mặc dù vậy, theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, trong các năm qua, thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thường cao hơn dự báo thận trọng của các tổ chức kinh tế – tài chính lớn như World Bank, IMF (dự báo tăng 6,5%) và ADB (dự báo tăng 6,7%). Kịch bản tích cực này có thể lặp lại một lần nữa trong năm 2019 và họ cũng tin rằng tăng trưởng GDP năm 2019 đạt trên 6,8% và đánh giá dư địa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sáng sủa, khả năng cao vẫn duy trì trên ngưỡng 6,5%.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang nỗ lực tìm các động lực tăng trưởng mới từ cả khối FDI và kinh tế tư nhân. Do đó, vẫn có quyền kỳ vọng IMF sẽ có các điều chỉnh khác tích cực hơn cho kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Theo Nhipcaudautu.vn
Tăng trưởng tín dụng cuối năm: Cần tập trung vào "chất"
Tính đến 30/9/2019, tăng trưởng tín dụng đạt 9,4%, nên dư địa để tăng dư nợ quý cuối năm vẫn còn nhiều, song cần tập trung vào chất lượng tín dụng, mà không nhất thiết phải đạt mục tiêu 14%.
Các TCTD đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và cho vay thời gian tới.
Trong bối cảnh vĩ mô hiện tại, giới phân tích tài chính nhìn nhận, khả năng tăng trưởng dư nợ năm nay sẽ thấp hơn con số 14% đặt ra hồi đầu năm.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính, tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2% với tốc độ tăng trưởng và mức trần tín dụng cho từng ngân hàng như hiện nay.
Tương tự, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt 12-13% trong năm nay chủ yếu do nhu cầu tín dụng giảm ở những ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn như bất động sản, thép...
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cũng cho rằng, với kịch bản tăng trưởng GDP thực tế đạt 6,6-6,8% và lạm phát bình quân là 3,5-4%, nếu không có sự thay đổi đáng kể thì mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm nay đạt khoảng 12-13%.
Hiện không ít ngân hàng cạn room tăng trưởng tín dụng đã đệ trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xin nới thêm để có dưa địa cho vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, song khả năng khó được chấp thuận.
Theo định hướng của NHNN, kể từ đầu năm 2019, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt có thể được tăng hạn mức, nhưng đến nay mới có một số ngân hàng được tăng như ACB từ 13% lên 17%, VPBank từ 12% lên 16%, Techcombank và MBBank từ 13% lên 17% - cũng là những ngân hàng đã áp dụng Basel II.
Nhiều ngân hàng khác dù đã hoàn tất Basel II, nhưng vẫn khó được nới room. 9 tháng qua, tín dụng một số ngân tăng cao như OCB, TPBank tăng 20%..., nhưng cũng có ngân hàng tăng trưởng thấp như BIDV, VietinBank và Eximbank, lần lượt đạt 8,6%, 3,2% và 3,3%, cách xa so với mục tiêu đặt ra đầu năm là 12%, 7% và 12,9%.
Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, theo VDSC, cần lưu ý tới sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa, nếu độ lệch quá cao thì đồng nghĩa với việc tiền trong nền kinh tế dư thừa và ngược lại.
Hiện nay, khoảng chênh lệch đang ở mức 5%, thấp hơn đáng kể so với năm 2015 và 2017, lần lượt là 7% và 11%.
Tại thời điểm cuối năm 2018, khoảng chênh lệch giảm về 3%, từ mức 6% trước đó, dẫn đến tăng trưởng tín dụng và cung tiền bị siết lại kể từ quý III/2018.
Khảo sát mới đây của NHNN cho thấy, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và cho vay trong thời gian tới.
Cụ thể, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,39% trong quý IV/2019 và tăng 13,06% trong năm 2019, điều chỉnh giảm 0,42% so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước (nhưng vẫn cao hơn mức tăng thực tế 12,45% của năm 2018).
Dư nợ cho vay được kỳ vọng tăng trưởng 4,85% trong quý IV/2019 và tăng 13,61% trong năm 2019, đã điều chỉnh giảm 0,72% so với mức bình quân kỳ vọng 14,33% ghi nhận tại kỳ điều tra trước (thấp hơn mức tăng thực tế 13,88% của năm 2018).
Các TCTD cũng liên tục điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 qua các kỳ điều tra từ 15,27% xuống 13,61% (tháng 9/2019), gần với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm nay.
Trong khi đó, theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng cho vay và huy động trong 9 tháng đầu năm đang chậm lại.
Theo PGS-TS. Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM), trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng là điều quan trọng nhất.
Ông Ngân cho rằng, hoạt động tín dụng đã và đang hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, qua đó cho thấy vốn ngân hàng đang được sử dụng ngày càng hiệu quả, nên không nhất thiết phải hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% bằng mọi giá.
"Hiện nay, Việt Nam đang tái cơ cấu thị trường tài chính với định hướng nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường chứng khoán để trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.
Vì vậy, việc giảm dư nợ tín dụng là cần thiết để tăng vốn hóa thị trường chứng khoán. Hướng đi này vừa thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn, vừa đảm bảo hoạt động hệ thống ngân hàng an toàn bền vững, đồng thời giúp giảm phụ thuộc vào tín dụng", ông Ngân nhấn mạnh.
Theo Tnnhanhchungkhoan.vn
Thoái vốn và IPO là điều kiện tiên quyết để thị trường chứng khoán đạt quy mô 100% GDP Tăng nguồn cung hàng hóa trên thị trường, cụ thể là thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước,...được kỳ vọng trở thành yếu tố góp phần thúc đẩy vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 100% GDP, với ước tính Index cần tăng 35%. Chia sẻ tại hội nghị đầu tư 2019 với...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu 4 con Jennifer Phạm vai trần gợi cảm, Quách Thu Phương U50 trẻ trung
Sao việt
22:47:09 04/05/2025
Harry Kane vô cùng thất vọng vì chưa vô địch ở Bayern
Sao thể thao
22:42:16 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
Sao châu á
21:55:31 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025