Vĩnh Long: 7,2 tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ thống phần mềm hỗ trợ xây dựng CSDL về tài nguyên và môi trường (TN-MT) tỉnh.
Theo đó, các nội dung cụ thể của dự án gồm: xây dựng CSDL địa lý nền toàn tỉnh, môi trường, tài nguyên khoáng sản, nước, đất đai; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý và khai thác CSDL TN-MT; thực hiện các khóa đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý GIS, quản trị hệ thống, thực hiện các khóa chuyển giao công nghệ các phân hệ phần mềm.
Tổng kinh phí phân bổ cho dự án khoảng 7,2 tỉ đồng, do Sở TN – MT làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2012 đến năm 2013.
Theo TNO
"Thiếu Tổng công trình sư cho các đại dự án CNTT"
Việt Nam đang xây dựng nhiều dự án lớn, có tầm ảnh hưởng quốc gia như xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, thẻ công dân điện tử... Tuy nhiên một "nút thắt" muôn thuở lại nổi lên: Tìm đâu cho được các Tổng công trình sư dự án?
Video đang HOT
"Không ra được đầu bài vì không chuyên về CNTT!"
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn ICT Summit 2012. Ảnh: ICTnews.
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn thừa nhận, tuy CNTT đã có nhiều bước tiến trong 10 năm qua, nhưng việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của kinh tế, xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân quan trọng là trước đây, các ngành chỉ quan tâm đến tiêu chí về tăng trưởng mà không thực sự để tâm đến chất lượng tăng trưởng. Nói cách khác là chỉ quan tâm tới định lượng mà không coi trọng hiệu quả, chất lượng cuối cùng. "Việc phát triển chủ yếu dựa vào vốn, vào đất đai nên công nghệ chưa được ứng dụng một cách sâu rộng, hợp lý", Phó Thủ tướng phân tích.
Một nhân tố chủ chốt khác cũng được Phó Thủ tướng chỉ ra, là việc bản thân người đứng đầu các ngành, địa phương chưa thực sự đề ra các đầu bài, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về ứng dụng CNTT trong ngành, trong địa phương sao cho có hiệu quả, thiết thực, khả thi và thực chất. "Đại đa số họ vốn không được đào tạo chuyên ngành về CNTT nên khó ra được đầu bài về ứng dụng CNTT. Rồi ngay các cán bộ triển khai trong ngành, địa phương cũng vậy, họ xuất phát từ các chuyên ngành như nông nghiệp, giao thông, y tế... chứ ít năng lực về CNTT. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu những người có thể đi vững cả hai chân : chuyên môn và kỹ năng CNTT".
Cần "CNTT hóa" đào tạo chuyên ngành
Trước bài toán nhân lực, Phó Thủ tướng đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp tại Diễn đàn như xây dựng một chương trình đào tạo, chuẩn hóa từng bước cán bộ có năng lực ứng dụng CNTT tại ngành, địa phương. Bản thân cơ quan hữu trách cũng cần nghiên cứu để xác định cụ thể, mỗi ngành cần tỷ lệ bao nhiêu phần trăm lao động có đủ chuyên môn lẫn kỹ năng CNTT. Đây chính là cơ sở để các trường đào tạo chuyên ngành xây dựng một khoa CNTT, cung cấp, trang bị kỹ năng CNTT cho sinh viên chuyên ngành.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ sở cũng cần thành lập những tổ chức chuyên trách về ứng dụng CNTT, giúp xây dựng kế hoạch, triển khai chính sách về CNTT trong nội bộ các Bộ, các cơ sở. Chính phủ cũng cần khuyến khích các tổ chức tư vấn ứng dụng CNTT trong chuyên ngành, tăng cường đặt hàng, thuê doanh nghiệp triển khai một số dịch vụ Chính phủ Điện tử chứ không thể "tự làm hết", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Lời giải PPP
Đối với vấn đề huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp vào việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phạm vi quốc gia, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, hiện Bộ đang nghiên cứu, đề xuất mô hình hợp tác công - tư (PPP) đặc thù trong lĩnh vực CNTT. Hiện Bộ đã đặt hàng các Doanh nghiệp công nghệ nội triển khai một số dự án lớn như triển khai hệ thống thư điện tử quốc gia, theo hướng "Nhà nước sử dụng các dịch vụ do Doanh nghiệp cung cấp".
Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cũng khẳng định, hướng phát triển trong thời gian tới của Tập đoàn này là cung cấp CNTT như một dịch vụ, theo đơn đặt hàng từ các ngành, Bộ, địa phương và Chính phủ. Hiện Viettel đang tham gia tích cực nhiều dự án như triển khai "một cửa điện tử" trong Đề án Hải quan điện tử, hay "Thu thập thông tin Khí tượng Thủy văn" cho Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Mặc dù vậy, ông Trung cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, thực trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam hiện nay đang "là một quá trình giậm chân tại chỗ", thể hiện ở việc các dự án CNTT quan trọng không được thúc đẩy vì nhiều lý do như thiếu vốn, đang chờ tài trợ bổ sung. Trong số này bao gồm cả những dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược quốc gia như xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.... Chỉ số sẵn sàng về CNTT của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực và quan trọng nhất, theo ông Trung, chúng ta lại trở về với bài toán "Thiếu Tổng công trình sư cho các dự án lớn".
CNTT là ưu tiên hàng đầu
Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho biết, mới đây, Hội nghị TƯ 4 Khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ quốc gia, trong đó lần đầu tiên, CNTT-TT được xác định là một phần của kết cấu hạ tầng quốc gia.
"Phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa quốc gia của cả nước cũng như tất cả các ngành", Nghị Quyết khẳng định.
Hiện Bộ TT&TT được giao làm đầu mối để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quy hoạch Phát triển CNTT đến 2020 (Tầm nhìn 2030), Xây dựng Quy hoạch Tổng thể Hạ tầng Quốc gia (Trình Chính phủ trong năm 2013) soạn thảo Đề án huy động nguồn lực Phát triển CNTT Quốc gia, chú trọng mô hình PPP theo hướng khả thi để trình Chính phủ năm tới...
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012 diễn ra trong hai ngày 26-27/6 tại Hà Nội, tập trung thảo luận về 4 chủ đề lớn là: Giảm tắc nghẽn, tai nạn giao thông bằng CNTT CNTT đổi mới giáo dục - đào tạo Phát triển đô thị thông minh và Thẻ công dân điện tử.
Theo vietbao
Đê biển nguy cơ sạt lở, đe dọa hàng ngàn hộ dân Hàng ngàn hộ dân xã Dân Thành và nhiều xã khác của huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thời gian này luôn sống trong lo sợ trước nguy cơ đê biển Hải Thành Hòa có thể sạt lở và vỡ bất cứ lúc nào. Theo chính quyền xã Dân Thành, đê biển Hải Thành Hòa (khu vực cồn Nhàn, ấp Mù U) được đào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Cái chết ở bụi cây gây chấn động và ám ảnh showbiz của mỹ nhân 9X, quá nhiều uẩn khúc tại hiện trường
Sao châu á
07:13:04 05/05/2025
Ông Trump muốn có 'Ngày chiến thắng' cho nước Mỹ
Thế giới
07:11:45 05/05/2025
Á hậu Việt kết hôn năm 20 tuổi, 2 điều tới nay vẫn bí ẩn
Sao việt
07:08:14 05/05/2025
Sinh nhật quý tử Văn Hậu: Ông nội hiếm hoi lộ diện, "bơ" cháu vì con Quang Hải?
Netizen
06:51:27 05/05/2025
Cụ ông 86 tuổi quyết lấy bạn gái 53 tuổi của con trai, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
Lạ vui
06:46:40 05/05/2025
Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn
Ẩm thực
05:49:47 05/05/2025
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc
Hậu trường phim
05:46:23 05/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025