Virus SARS-CoV-2 đáng sợ tới mức nào khi tấn công vào tim người bệnh?
Theo chuyên gia những tổn thương của virus SARS-CoV-2 tại tim về lâu dài có thể để lại di chứng.
PGS.TS Lê Minh Khôi, Trưởng đơn vị hình ảnh học Tim mạch, Trưởng ban Khám và Điều trị bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược – TP.HCM cho hay, virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu vào đường hô hấp (phổi). Tuy nhiên, virus này cũng tấn công vào các bộ phận khác trong cơ thể trong đó có hệ tim mạch…
Diễn biến lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 thông thường sẽ có tổn thương thận, nhiễm trùng, viêm cấp, tử vong… thường xuất hiện vào tuần thứ 2 của diễn tiến bệnh.
Một bệnh nhân mắc Covid-19 có thể có những biểu hiện tim mạch cụ thể như: bệnh nhân có bệnh tim mạch sẵn có; hoạt hoá miễn dịch; sốc; rối loạn chuyển hoá; rối loạn đông máu… Tất cả các yếu tố nguy cơ trên có thể gây lên rối loạn mạch, viêm cơ tim, hội chứng vành cấp, thuyên tắc mạch huyết khối, bệnh nhân sốc tim và suy tim.
Virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu vào đường hô hấp (phổi) và nhiều cơ quan khác.
Tại Ý đã khảo sát bệnh lý nền ảnh hưởng tới mức độ nặng của bệnh nhân. Trong nhóm nghiên cứu 335 bệnh nhân tử vong liên quan tới Covid-19 có tới: 30% có bệnh lý tim; đái tháo đường 35%; 24,% bệnh nhân có rung nhĩ, 20% ung thư tiến triển… Bệnh lý nền làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ở Covid-19.
Theo PGS.TS Khôi, bản thân bệnh Covid-19 ảnh hưởng 8-12% tổn thường cơ tim cấp, biến chứng mạch vành cấp, rối loạn chức năng, suy tim… Những tổn thương trên tim sẽ có thể để lại di chứng.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, chủng virus corona mới này là cùng loài với virus gây bệnh SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 và gần đây nhất là bệnh MERS (2012). Trong quá khứ bệnh SARS và MERS đã thấy rõ bệnh nhân có vấn đề về tim mạch.
Video đang HOT
PGS.TS Khôi cho biết, bệnh Covid-19 cũng có những tác động tới bệnh tim mạch. Ở giai đoạn đầu diễn biến lâm sàng khi virus xâm nhập từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng viêm rất mạnh. Đáp ứng viêm của cơ thể sẽ gây ra tổn thương phổi gây ra Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), sốc và gây lên suy tim.
Bản thân virus khi vào cơ thể cũng gây ra những tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. Nhưng phản ứng viêm quá mạnh, mất điều phối của cơ thể tự tổn thương chính cơ thể của chúng ta. Sau thời gian virus phát tán cao sẽ gây viêm mạch máu và rối loạn đông máu, biến chứng tim đồng thời là cơn bão cytokine sẽ xuất hiện muộn gây tử vong suy cơ quan.
Virus diễn biến tổn thương tới tiêm mạch cụ thể như sau:
- Virus có thể gây tổn thương mạch máu; hoặc virus gây lên hội chứng viêm toàn thân (cơn bão cytokine); hoặc là tế bào nội mô thay đổi từ trung tính chuyển sang tăng đông gây dễ xảy ra đông máu; hoặc virus gây kích thích hệ giao cảm quá mức; hoặc là virus gây ra ARDS và nhiễm trùng. 5 yếu tố trên gây lên tăng hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp.
- Suy tim: Hội chứng ARDS, kích hoạt hệ thống giao cảm, tổn thương viêm hoại tử làm tăng nguy cơ viêm cơ tim, suy tim.
- Viêm cơ tim, cytokine, kích giao cảm: tăng nguy cơ rồi loạn nhịp tim ở bệnh nhân.
Người thừa cân mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng hơn?
Giữa tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nhiều quốc gia tổ chức nghiên cứu về mối tương quan giữa chứng thừa cân, béo phì và căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Béo phì có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các báo cáo ban đầu tại Trung Quốc cho thấy, cao huyết áp và tiểu đường týp 2 được xếp vào nhóm rủi ro nhiễm bệnh cao.
Sau đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Thâm Quyến (Trung Quốc) đăng trên tạp chí y khoa Lancet đề cập người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nhiều nguy cơ phát triển triệu chứng bệnh đường hô hấp hơn.
Chỉ số BMI
BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, dùng để xác định cơ thể thừa cân, bình thường hay thiếu cân. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, với công thức:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số BMI được phân loại cho người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, dành cho cả nam và nữ như sau:
Thiếu cân trầm trọng: dưới 16
Thiếu cân vừa phải: 16 - 17
Thiếu cân nhẹ: 17 - 18,5
Bình thường: 18,5 - 25
Thừa cân: 25 - 30
Béo phì cấp 1: 30 - 35
Béo phì cấp 2: 35 - 40
Béo phì cấp 3: trên 40
P.A
Trong số 124 bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Lille (Pháp), có 47,6% được xác định béo phì. Đa số bệnh nhân béo phì đều có diễn tiến nặng, phải đặt máy thở. Những bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn 35 kg/m2 có khả năng được đặt máy thở cao hơn 7,36 lần so với những người có chỉ số BMI dưới 25 kg/m2, theo Forbes.
Theo số liệu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, có 48,3% người bệnh Covid-19 nhập viện bị béo phì, tính đến ngày 17.4. Tiến sĩ Leora Horwitz, Giám đốc Trung tâm đổi mới và nghiên cứu chăm sóc sức khỏe thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết tỷ lệ tử vong của người thừa cân khi mắc Covid-19 khá cao.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2013, những người mắc bệnh béo phì có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi.
Đồng thời, căn bệnh này cũng làm hạn chế sự giãn nở của phổi, tác động đến lượng không khí cần hít vào cơ thể, theo báo cáo khoa học năm 2010 trên Tạp chí Sinh lý học ứng dụng. Chứng thừa cân có thể giải phóng cytokine tiền viêm nhiễm, làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi trầm trọng hơn.
Đây cũng là lý do sức khỏe nhiều bệnh nhân Covid-19 bị thừa cân, béo phì chuyển biến xấu dù không có bệnh lý nền và ở độ tuổi còn trẻ.
nCoV lợi dụng hệ miễn dịch để tấn công cơ thể Các nhà nghiên cứu cho rằng nCoV có thể lợi dụng cơ chế phản vệ tự nhiên của cơ thể để tấn công nhiều tế bào hơn. Nghiên cứu mới dựa trên những phát hiện trước đây về mục tiêu tấn công của nCoV như thông qua phân tử protein ACE2 với sự trợ giúp của enzyme TMPRSS2. Nhóm nhà nghiên cứu từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'

Bí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sống

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp
Có thể bạn quan tâm

Smartphone bình dân giảm hấp dẫn người Việt
Thế giới số
14:00:30 19/05/2025
Engfa bị BTC yêu cầu tiết chế 'khoe da thịt', 1 Á hậu công khai 'giật' sóng?
Sao châu á
13:59:23 19/05/2025
Đức Ân "The Face" thừa nhận phản bội bạn gái, xin lỗi vẫn tranh cãi vì 1 điều
Sao việt
13:56:13 19/05/2025
Diện áo khoác sơ mi ngày hè
Thời trang
13:52:52 19/05/2025
Rihanna gần 10 năm"lười biếng", vừa tái xuất bị dặm 1 câu "Hát gì mà thua cả AI"
Sao âu mỹ
13:51:14 19/05/2025
Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội
Tin nổi bật
13:48:10 19/05/2025
Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?
Pháp luật
13:33:00 19/05/2025
Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon
Thế giới
13:19:21 19/05/2025
Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá
Du lịch
13:14:29 19/05/2025
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi
Sao thể thao
13:02:40 19/05/2025