VNPT Technology với mục tiêu mở rộng trên thị trường quốc tế
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hệ sinh thái sản phẩm công nghệ công nghiệp đang có để phục vụ Tập đoàn và thị trường trong nước, năm 2019, VNPT Technology sẽ hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường nước ngoài, là một trong những mũi nhọn chủ lực của Tập đoàn trong định hướng mở rộng thị trường.
Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mua sắm thiết bị cho Tập đoàn
Năm 2018 VNPT Technology đã sản xuất trên 1,4 triệu sản phẩm GPON ONT phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao internet cáp quang, trên 173.000 sản phẩm thiết bị chuyển đổi Smartbox. Cùng với đó là 150.000 sản phẩm đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 phục vụ Bộ TT&TT thực hiện đề án Số hóa truyền hình toàn quốc, 40.000 sản phẩm Smartbox PC và đầu thu DVB-T2 phục vụ thị trường.
Mảng sản xuất công nghệ công nghiệp của Tập đoàn trong năm 2018.
Cùng với cả các sản phẩm cáp sợi quang, riêng trong năm 2018 các thiết bị của VNPT Technology đã giúp Tập đoàn tiết kiệm được 8.478 tỷ đồng tiền mua sắm thiết bị, vật tư để sử dụng trên mạng lưới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Tập đoàn đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm công nghệ công nghiệp do chính các đơn vị thành viên phát triển và sản xuất, giúp tiết kiệm trên 25.000 tỷ đồng trong việc nhập khẩu thiết bị trong 3 năm qua.
Tính tới thời điểm hiện tại, VNPT Technology đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất trên 20 dòng sản phẩm và cung cấp ra thị trường hơn 8 triệu thiết bị. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu về phần thiết bị đầu cuối, vật tư cáp trên mạng lưới, các sản phẩm trên còn được khách hàng trong nước tin tưởng lựa chọn. Trong năm 2018, VNPT Technology tiếp tục là đơn vị cung cấp chủ yếu thiết bị đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 phục vụ lộ trình tắt sóng truyền hình analog của Bộ TT&TT (150.000 đầu thu), 40.000 sản phẩm Smartbox PC và đầu thu DVB-T2 được bán ra thị trường bên ngoài.
Năm 2018 cũng là một năm VNPT Technology tiếp tục khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước. Không chỉ thông qua số lượng sản phẩm được tiêu thụ mà còn thông qua những giải thưởng, danh hiệu nhận được. Thiết bị Smart Box (bao gồm Smartbox, Smartbox 2 và Smartbox PC) và Thiết bị mạng truy nhập quang GPON iGATE (bao gồm iGATE GW040, GW020 và GW240) được trao tặng danh hiệu: Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam 2018. Thiết bị mạng truy nhập quang GPON iGATE còn là một trong top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội.
Hiện VNPT Technology đang tiếp tục hợp tác với các hãng công nghệ nguồn hàng đầu thế giới để nghiên cứu, phát triển và giới thiệu ra thị trường thế hệ tiếp theo về thiết bị đầu cuối mạng quang và Wifi Access Point, các sản phẩm 4G LTE như LTE Router, LTE Mifi, LTE Small Cell, các sản phẩm IoT như Giải pháp Smart Home, giải pháp Smart Factory….
Hướng tới mở rộng thị trường quốc tế
Năm 2019, VNPT Technology sẽ hoàn thiện và làm giàu các dòng sản phẩm hiện tại thông qua việc tiếp tục phát triển và sản xuất các phiên bản mới phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ như công nghệ XGSPON, NGPON2, Wifi Mesh, Wifi ad, ảo hóa thiết bị mạng, 5G và các công nghệ khác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đưa các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 doanh thu từ mảng quốc tế chiếm từ 12- 20% tổng doanh thu của Tập đoàn. Để thực hiện mục tiêu này, năm 2019, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị trường sang các quốc gia trong khu vực và thăm dò các thị trường châu Âu. Ngoài các sản phẩm chiến lược như thiết bị đầu cuối mạng quang, Set top box, LTE Router, thiết bị wifi cá nhân… VNPT Technology sẽ mở rộng thêm sang một số thiết bị khác như IP Camera và các cảm biến phục vụ cho smart home, smart city cũng như nông nghiệp thông minh.
Tính tới cuối năm 2018, VNPT Technology đã ký kết được hàng chục hợp đồng cung cấp thiết bị tại Lào, Myanmar, Indonesia và hợp tác với nhiều nhà mạng tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á để cùng phát triển thị trường. Hiện VNPT Technology đã có ba văn phòng đại diện ở Indonesia, Bangladesh và Nepal.
Theo XHTT
Vụ Vương Vĩ Tinh bị Ba Lan bắt vì hoạt động gián điệp sẽ gây khủng hoảng cho Huawei ở châu Âu?
Những vụ việc bê bối liên tiếp xảy ra đối với công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei đang khiến uy tín của họ bị suy giảm trên phạm vi toàn thế giới.
Ngày 11.1, nhà chức trách Ba Lan tuyên bố bắt giữ Vương Vĩ Tinh (Weijing W.), giám đốc bán hàng của chi nhánh Huawei tại Ba Lan cùng một công dân nước này với cáo buộc hai người hoạt động gián điệp cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Ngày hôm sau Huawei nhanh chóng ra thông báo vạch rõ quan hệ với Vương Vĩ Tinh và sa thải ông này. Tuy nhiên, động thái này không giúp xua tan những hoài nghi của dư luận, mà có ý kiến cho rằng đây là hành vi 'giấu đầu hở đuôi', càng khiến người ta thấy Huawei có quan hệ chặt chẽ với cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc mà thôi.
Mặc dù cơ quan an ninh Ba Lan nói, họ chỉ cáo buộc cá nhân Vương Vĩ Tinh chứ không cáo buộc công ty Huawei phạm tội, nhưng vẫn không xua tan được sự lo ngại của các nước phương Tây đối với thiết bị viễn thông của hãng này.
Theo Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle), hôm 13.1, ông Karol Okonski, quan chức phụ trách an ninh mạng của chính phủ Ba Lan đã cho biết, chính phủ có thể xem xét thông qua đạo luật để hạn chế các sản phẩm công nghệ bị cho là ngay hại đến an ninh quốc gia.
Ông Karol Okonski nói, hiện chưa cần thiết phải đột nhiên thay đổi chính sách đối với Huawei, nhưng ông nói với Reuters: "Chúng tôi sẽ phân tích, chúng tôi sẽ quyết định xem có đình chỉ sử dụng các sản phẩm của Huawei không?". Ông nói, Ba Lan có thể xem xét cấm sử dụng sản phẩm của Huawei tại các cơ quan nhà nước; hiện nay chưa có luật nào buộc các công ty tư nhân hoặc cá nhân công dân sử dụng sản phẩm của công ty công nghệ nào đó, nhưng không loại trừ việc Ba Lan sẽ xem xét thay đổi tình trạng này bằng cách tu sửa pháp luật liên quan.
Ông Joachim Brudzinski, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan: NATO và EU cần có nhận thức chung về vấn đề có nên loại bỏ Huawei khỏi thị trường viễn thông hay không.
Vụ bắt giữ Vương Vĩ Tinh đã khiến chính phủ Ba Lan nêu cao cảnh giác với Huawei. Ngày 12.1, ông Joachim Brudzinski, Bộ trưởng Nội vụ khi trả lời phỏng vấn báo chí đã nói, NATO và EU cần có nhận thức chung về vấn đề này (vụ việc bắt Vương Vĩ Tinh), ngoài ra cũng cần thảo luận việc có nên loại bỏ Huawei khỏi thị trường viễn thông hay không. Joachim Brudzinski nói với phóng viên Đài phát thanh RMF của Ba Lan: "Trong nội bộ NATO đang tồn tại mối lo ngại về Huawei, Việc các nước thành viên NATO và EU đạt được lập trường chung (về Huawei) là rất có ý nghĩa".
Trang tin Money.pl cũng đưa tin, một vị thứ trưởng phụ trách vấn đề công nghệ số của Ba Lan đã bày tỏ, Ba Lan đang phân tích việc có nên cho Huawei tham gia vào thị trường xây dựng mạng 5G ở nước này hay không.
Vụ băt giữ Vương Vĩ Tinh có thể sẽ khiến quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước phương Tây tiếp tục gia tăng. Australia và New Zealand đã cấm Huawei tham gia vào lĩnh vực mạng 5G của họ. Một số nước khác, trong đó có Na Uy đã xem xét việc liệu có cho phép Huawei tiếp tục cung cấp thiết bị thiết bị mạng 5G hay không. Đức cũng bày tỏ lo ngại về việc hợp tác với Huawei, một số nhân sĩ giới chính trị cũng đang đốc thúc triển khai cuộc thảo luận về việc gạt bỏ Huawei ra ngoài việc xây dựng mạng 5G của Đức.
Nhiều quốc gia đang cân nhắc xem có sử dụng công nghệ và thiết bị của Huawei cho phát triển mạng 5G của mình hay không?
Theo Deutsche Welle ngày 13.1, tuy nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, gia nhập vào đội ngũ các nước tẩy chay Huawei, nhưng trong nội bộ châu Âu vẫn có sự phân hóa nhất định. Một nguyên nhân quan trọng trong đó là Huawei rất có sức hấp dẫn trong lĩnh vực 5G, bỏ xa các đối thủ Ericson, Nokia hay Samsung. Ông Dexter Thillien, nhà phân tích kinh tế của Fitch Solutions thuộc Tổ chức xếp hạng tín dụng lớn Fitch Ratings nói:"Các hãng vận hành mạng thực ra cũng đã tìm kiếm phương án thay thế, nhưng họ ý thức được Huawei hiện nay có sức sáng tạo lớn, có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho nghiệp vụ 5G".
Công ty viễn thông Đức Deutsche Telekom trước đây đã tuyên bố hợp tác với Huawei để xây dựng mạng 5G tại Ba Lan, nhưng lại không đề cấp đến việc liệu có kế hoạch hợp tác ở Đức hay không? Đối với Huawei, châu Âu là một thị trường có tính then chốt. Năm 2017, doanh thu của công ty này tại thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi chiếm 27% tổng số doanh thu của cả tập đoàn trên toàn cầu, con số này chủ yếu đến từ các hãng viễn thông châu Âu.
Tờ Epoch Times ngày 14.1 cho rằng, sở dĩ các nước lo ngại về việc sử dụng thiết bị của Huawei là bởi đã nhiều lần phát hiện có vấn đề ẩn họa gián điệp trong thiết bị và dịch vụ của Huawei tại nhiều quốc gia.
Vụ việc mới nhất là hồi tháng 12, chính phủ Nhật khi tháo dỡ thiết bị của Huawei đã phát hiện bên trong có nhiều linh kiện dư thừa.Họ lập tức tuyên bố loại bỏ sản phẩm của Huawei và ZTE ra khỏi danh mục sản phẩm thu mua của chính phủ. Lý do là đảm bảo trong các thiết bị mạng không bị cài cấy các linh kiện có các chức năng xấu lấy cắp, phá hoại và gây nhiễu hệ thống thông tin.
Tháng 11.2018, một bản báo cáo tình báo mật được cung cấp cho các quan chức Australia nêu lên một vụ cơ quan gián điệp Trung Quốc đã thực hiện hành vi thâm nhập thông qua mạng lưới công tác của Huawei ở nước ngoài.
Tháng 1.2018, báo Pháp Le Monde đăng tải một bản báo cáo điều tra cho biết, hàng tối các số liệu bí mật từ trụ sở Liên minh châu Phi (AU) đặt ở Ethiopia đã được đều đặn truyền về Thượng Hải, sự việc này đã diễn ra suốt 5 năm trời.
Ông Lý Hồng Ba (phải), Tổng giám đốc Huawei Canada cam kết Huawei "vĩnh viễn không làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc".
Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách của Australia (ASPI) ngày 13.7.2018 ra bản báo cáo cho biết, Huawei và Ủy ban AU đã ký một bản hợp đồng từ ngày 4.1.2012, trong đó có việc lắp đặt thiết bị cơ sở kỹ thuật mạng cho tòa nhà trụ sở của AU. Theo đó, Huawei sẽ cung cấp máy tính, thiết bị lưu trữ, wifi và các dịch vụ khác. Sự kiện dữ liệu bị tiết lộ trong suốt thời gian dài đó đã gây nên sự hoài nghi mạnh mẽ của các nước đối với tác dụng của việc sử dụng thiết bị và dịch vụ của Huawei.
Ngoài ra, ngay từ ngày 30.7.2012, tổ chức hacker nổi tiếng DefCon của Mỹ đã công khai chỉ rõ, bộ định tuyến (router) do Huawei sản xuất có lỗ hổng rất rõ. Trước đó, chuyên gia phân tích chính sách cao cấp Michael Maloof của Lầu Năm Góc đã tiết lộ, Trung Quốc thông qua hai hãng cung ứng thiết bị viễn thông Huawei và ZTE để lập "cửa hậu" trong thiết bị viễn thông các nước trên thế giới. Tháng 6 năm đó, Quốc hội Mỹ đã tiến hành điều tra hai công ty này của Trung Quốc về hoạt động gián điệp.
Từ năm 2018, Huawei đã liên tiếp bị "đụng tường" trên toàn cầu. Các nước Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật... đã nối nhau loại bỏ công nghệ và sản phẩm của Huawei ra khỏi lĩnh vực xây dựng mạng 5G với lý do an ninh quốc gia.
Tại Canada, sau khi có tin Ba Lan bắt Vương Vĩ Tinh vì cáo buộc hoạt động gián điệp, ngày 11.1, công ty Huawei Canada đã ra tuyên bố "không thể và cũng sẽ không cho phép chính phủ Trung Quốc chen vào mạng không dây sử dụng công nghệ của họ, vĩnh viễn không làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc".
Trang tin Đa Chiều ngày 12.1 dẫn nguồn tin của báo The Globe and Mail của Canada đưa tin, ông Lý Hồng Ba (Eric Li), Tổng giám đốc công ty Huawei Canada đã nói: "Mặc dù luật pháp Trung Quốc cho phép chính phủ thâm nhập hợp pháp vào mạng, nhưng chúng tôi chỉ phục vụ các khách hàng và đối tác hợp tác của Canada, Nói một cách đơn giản, chúng tôi chỉ tuân thủ pháp luật Canada".
Ông còn nói, Huawei không thể và cũng không cho phép chính phủ Trung Quốc thâm nhập vào mạng mà Huawei ủng hộ. Đó là từ góc độ công nghệ của Huawei mà góc độ pháp luật không thể làm được. Quan trọng hơn là, nói về mặt đạo lý, đó là việc Huawei không xem xét để làm.
Ông Scott Bradley, Phó Tổng giám đốc Huawei Canada bất ngờ tuyên bố từ chức hôm 11.1 khiến các quốc gia phương Tây càng thêm nghi ngại về Huawei.
Ông còn bày tỏ, đối với Huawei, nhân tố quan trọng nhất vẫn là an toàn bí mật riêng tư của người Canada và tính hoàn chỉnh. Huawei Canada hoan nghênh chính phủ Canada thẩm tra, cũng hoan nghênh mọi sự kiểm tra và phòng ngừa của họ. Lý Hồng Ba còn nhắc lại đảm bảo của họ đối với Trung tâm an ninh mạng Canada (Canadian Centre for Cyber Security) hồi tháng 12.2018: "Huawei sẽ nỗ lực hết sức để thỏa mãn yêu cầu về tiêu chuẩn của chính phủ Canada".
Cùng ngày 11.1, Phó giám đốc người Canada của công ty, ông Scott Bradley đã bất ngờ tuyên bố từ chức. Reuters nhận xét, việc ông từ chức vào thời điểm nhạy cảm này có thể càng khiến các quốc gia phương Tây thêm nghi ngại về Huawei. Được biết, ông Scott Bradley phụ trách du thuyết chính phủ, tiếp xúc với các quan chức và nghị sĩ quốc hội để xua tan nghi ngại của họ về mối đe dọa của Huawei đối với an ninh quốc gia của Canada.
Theo viet times
Công cụ ngầm trong tay Huawei Chỉ một ngày sau khi ông Vương Vĩ Tinh, nhân viên Văn phòng đại diện Huawei ở Ba Lan bị cơ quan an ninh nước này bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp, đã lập tức bị Huawei ra tuyên bố sa thải. Báo chí Ba Lan đưa tin ông Vương Vĩ Tinh bị Huawei sa thải Trả lời báo chí, đại...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ra mắt dòng mô hình AI mạnh nhất dành cho người viết phần mềm

Apple phát triển công nghệ hỗ trợ điều khiển thiết bị bằng tín hiệu não

Các nhà thiên văn Australia phát hiện 5 hành tinh mới

Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo

Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'

Google sẽ tích hợp Gemini vào các ô tô có hệ điều hành android

Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone

Hàng triệu máy tính gặp nguy hiểm vì bo mạch chủ Asus

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số:Tăng cạnh tranh, nâng hiệu quả

One UI 7 đến với dòng Galaxy S21

Sắp có ứng dụng 'chuyển nhà' dễ dàng cho Windows 11
Có thể bạn quan tâm

V(BTS) nghi 'lén lút' với người có bạn trai, ARMY bức xúc truy lùng nữ chính
Sao châu á
09:02:52 17/05/2025
Bùng lên drama từ thiện giữa 2 TikToker, Phạm Thoại cũng bị gọi tên, netizen: "Chuyện này không nhỏ đâu"
Netizen
09:01:09 17/05/2025
Honda ra mắt SUV hạng B công suất 201 mã lực, thiết kế đẹp, giá hơn 900 triệu đồng
Ôtô
08:59:54 17/05/2025
Mẫu xe ba bánh Can-Am Canyon dành cho địa hình khó
Xe máy
08:48:26 17/05/2025
Tôi khuyên bạn đừng móc ví mua 5 thứ này, cảm giác hối hận là điều sớm muộn
Sáng tạo
08:48:08 17/05/2025
Cảnh tượng kinh ngạc: Hàng nghìn chim én bay lượn trên một ngôi nhà
Lạ vui
08:42:49 17/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Nguyên "khó ở" khi đến điểm trường vùng cao
Phim việt
08:40:57 17/05/2025
Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can
Pháp luật
08:32:02 17/05/2025
Điểm danh 5 pha kết liễu đáng sợ nhất Until Dawn
Phim âu mỹ
08:31:05 17/05/2025
Phim cổ trang đẹp đến từng bông tuyết, nữ chính chuẩn lá ngọc cành vàng đứng im cũng thành tuyệt tác
Phim châu á
08:27:17 17/05/2025