Vợ chồng võ tướng nức danh sử Việt
Được xem là trường hợp đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam là vợ chồng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân khi ông bà đều là tướng lĩnh trụ cột của một triều đại.
Trong các vị tướng tài thuộc hàng trụ cột của nhà Tây Sơn, vợ chồng võ tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những người sớm tham gia cuộc khởi nghĩa. Họ cũng là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử khi đều là danh tướng lập nhiều chiến công hiển hách và cùng phò tá vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) từ khi còn áo vải đến khi lên ngôi hoàng đế.
Trần Quang Diệu (1746-1802) người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Cũng có tài liệu cho rằng ông tên Trần Văn Đạt, là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).
Tham gia phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu, theo sử liệu, Trần Quang Diệu là võ tướng quan trọng nhất của nhà Tây Sơn, được coi là một trong “Tây Sơn Thất Hổ Tướng” và cũng là một trong những tướng lãnh trung thành cuối cùng đã chiến đấu bảo vệ sự tồn tại của triều Tây Sơn.
Tượng thờ thái phó Trần Quang Diệu trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt ở Bảo tàng Quang Trung, tỉnh Bình Định. Ảnh: Wikipedia
Bùi Thị Xuân (chưa rõ năm sinh-1802) người làng Phú Xuân (xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định) là cháu của thái sư Bùi Đắc Tuyên. Theo sử sách, bà rất xinh đẹp, giỏi võ nghệ. Ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi.
Cùng với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm bà đã lập được nhiều chiến công, trở thành nữ tướng kiệt xuất của nghĩa quân Tây Sơn với tư cách là người chỉ huy đội tượng binh – binh chủng đặc biệt và dũng mãnh này khiến quân Trịnh, Nguyễn và Mãn Thanh khiếp sợ.
Ngay từ khi chưa theo quân Tây Sơn bà đã tự phong là “Tây Sơn nữ tướng”. Đến khi gặp Nguyễn Huệ, ông cũng thừa nhận bà rất xứng với danh xưng đó và còn ban tặng thêm bốn chữ “Cân quắc anh hùng” – bậc nữ lưu có khí phách.
Tương truyền, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân gặp gỡ rất tình cờ. Trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa ông Diệu đã đánh nhau với con hổ lớn, rất hung dữ. Nhân đi qua, bà Xuân rút kiếm xông vào cứu và đưa ông Diệu bị hổ vồ trọng thương về nhà chữa trị.
Sau hai người thành gia thất rồi cùng về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn, nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong cuộc chiến chống quân Xiêm, Mãn Thanh và những trận chiến quyết liệt với quân của Nguyên Ánh trong suốt 10 năm trời.
Trước khi đưa quân đánh chiếm thành Quy Nhơn mở đầu cho khởi nghĩa Tây Sơn, Trần Quang Diệu được phong làm Đô đốc, vợ ông được phong Đại Tổng lý, cả hai đều là quan võ. Riêng Bùi Thị Xuân còn có nhiệm vụ rèn luyện voi chiến và điều hành đội nữ binh trên 2.000 người. Sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Trần Quang Diệu được phong Thiếu phó và Bùi Thị Xuân là Đô đốc.
Suốt những năm tháng theo nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân có lúc phải cách xa, có lúc cùng nhận một trọng trách như trận Rạch Gầm – Xoài Mút cả hai đều thống lĩnh, điều khiển lực lượng bộ binh. Trong trận này, Bùi nữ tướng đã chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn.
Video đang HOT
Trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa chống quân nhà Thanh xâm lược (Tết Kỷ Dậu 1789), vợ chồng Thiếu phó là hai trong những vị tướng đã lập công xuất sắc. Sau chiến thắng này, Quang Diệu được Nguyễn Huệ cử làm Đốc Trấn Nghệ An, ông nhanh chóng ổn định xã hội tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm làm ăn sinh sống, ngoài ra ông còn chứng tỏ được biệt tài của mình khi tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.
Tượng Đô đốc Bùi Thị Xuân trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt tại Bảo tàng Quang Trung, tỉnh Bình Định. Ảnh: Wikipedia
Theo sách Đại Nam Liệt truyện chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1792, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời. Triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) còn nhỏ, bị họ ngoại chuyên quyền, dẫn đầu là cậu họ Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Các đại thần kết bè phái, nội bộ lục đục, triều chính suy vi khiến lòng dân vốn đã sống quá nhiều năm trong cảnh máu lửa càng thêm oán ghét cảnh phân tranh, loạn lạc…
Năm 1799, Nguyễn Ánh xua quân chiếm lại Quy Nhơn. Bùi Thị Xuân cùng chồng vừa tham gia củng cố triều chính vừa chỉ huy quân sĩ giữ lũy Trấn Ninh, chống lại quân nhà Nguyễn. Trong cuộc đối đầu quyết liệt với Nguyễn Ánh (vua Gia Long), vợ chồng tướng Trần Quang Diệu đã nhiều phen làm quân của Nguyễn Ánh thất điên bát đảo, nhất là trận Quy Nhơn năm 1801.
Cũng trong trận chiến này, sau khi chiếm được Quy Nhơn, Trần Quang Diệu đối xử rất tử tế với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn chỉ để giữ lời hứa với tướng địch là Võ Tánh trong giờ phút cuối cùng. Với việc tha chết cho binh sĩ của đối phương, Trần Quang Diệu được các nhà sử học đánh giá là người tín nghĩa, nhân đức.
Tuy nhiên, lúc này triều Tây Sơn đã không còn vững như trước. Với sự tấn công mạnh mẽ từ nhiều phía của quân Nguyễn Ánh, các thành luỹ của Tây Sơn nhanh chóng bị mất. Năm 1802, trong một trận ác chiến với quân Nguyễn Ánh ở Nghệ An, vợ chồng tướng quân Trần Quang Diệu cùng con gái bị bắt khi đang dọc đường rút quân ra Bắc.
Khi vua Gia Long chiêu hàng Trần Quang Diệu, ông đáp: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn, thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”. Sau đó, vợ chồng tướng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và cô con gái 15 tuổi đều bị xử tội chết.
Theo tư liệu của De La Bissachère – một giáo sĩ phương Tây, người chứng kiến cuộc hành hình, đã miêu tả cái chết lẫm liệt của bà như sau: “Bùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt, tiến trước đầu voi một cách bình tĩnh. Mấy tên lính thét la om sòm, bảo bà quỳ xuống nhưng bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại, bọn lính phải lấy giáo nhọn thọc vào đùi con vật mới dùng vòi quặp bà tung lên trời…”.
Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần thì đánh giá: “Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng…”.
Trung Sơn
Theo VNE
Cô gái hái dâu thành người phụ nữ quyền lực nhất sử Việt
Xuất thân từ một cô gái hái dâu quê mùa, Ỷ Lan đã trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam khi 2 lần thay vua lo việc triều chính, giúp đất nước hưng thịnh.
Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (cũng có sách ghi là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết), sinh năm 1044, là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi, ngoại thành Thăng Long thời Lý (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Theo sử cũ, mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai nên ông đi cầu tự khắp các miếu chùa. Khi vua đi qua chùa Dâu (phủ Thuận Thành), dân làng nô nức đến xem, riêng có người con gái 19 tuổi vẫn thản nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan.
Vua cho gọi, hỏi vì sao không nghênh giá, nàng trả lời: "Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu có dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng". Vua cảm mến nên đã đưa Yến về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (chữ "ỷ lan" nghĩa là tựa gốc cây lan).
Tượng Hoàng thái hậu Ỷ Lan ở chùa "Linh Nhân Từ Phúc Tự" tại Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Panoramio
Việc này, Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân..."
Ỷ Lan không trau chuốt nhan sắc để chiếm cảm tình của vua mà quan tâm đến việc triều đình. Bà khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách nên chỉ trong thời gian ngắn đã hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt, khiến mọi người kinh ngạc, bái phục.
Ba năm sau, Ỷ Lan sinh được hoàng tử lấy tên là Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông sau này). Vua càng thêm yêu và phong Ỷ Lan làm Nguyên phi - đứng đầu các cung phi, chỉ sau hoàng hậu, còn con trai được lập làm thái tử.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam, dù trong triều có Tể tướng Lý Đạo Thành và hoàng hậu Thượng Dương, nhưng vua chỉ tin tưởng giao quyền nhiếp chính cho Nguyên phi Ỷ Lan, nghĩa là bà được toàn quyền quyết định khi vua vắng mặt.
Ra trận, Thánh Tông đánh mãi không được, bèn lui binh. Khi đem quân về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), thì nghe tin Nguyên phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến dân hòa hiệp, cõi nước thanh bình. Dân yêu mến, tôn bà là "Quan Âm". Thánh Tông nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc hay sao". Nói rồi cho quân quay lại đánh tiếp và thắng trận giòn giã.
Cồng cụm đền chùa nơi tưởng niệm Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Ảnh: Panoramio
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, thái tử Càn Đức lên ngôi mới 7 tuổi. Triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành hoàng thái hậu nhiếp chính thì nước Đại Việt nhanh chóng ổn định. Bà đã thi hành những biện pháp dựng nước, yên dân, khiến cho thế nước mạnh hẳn lên. Nhờ vậy, năm 1077 khi nhà Tống đem đại binh sang xâm lược, Ỷ Lan đã huy động cả dân tộc đoàn kết đánh bại quân thù.
Theo các nhà sử học, Thái hậu Ỷ Lan đã biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hiềm khích cá nhân. Bà đã bỏ qua hiềm khích cũ và triệu Lý Đạo Thành (vốn theo phe Thái hậu Thượng Dương) về kinh giao trông lo việc nội chính để Lý Thường Kiệt tập trung đánh giặc ngoại xâm. Triều đình dưới quyền Ỷ Lan, văn có Lý Đạo Thành còn võ thì có Lý Thường Kiệt nên đất nước được hưng thịnh.
Năm 1103, Thái hậu Ỷ Lan đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái nhà nghèo bị bán đi ở đợ cho nhà giàu rồi đem họ gả cho những người đàn ông góa vợ. Bàn về sự kiện này, sử thần ngô Sĩ Liên nói: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!"
Theo sử cũ, Ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, chăm lo mở mang dân trí mà còn ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân. Bà khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi không có trâu cày nên đã bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi.
Bà không chỉ giỏi việc nước, mà còn đảm việc nhà khi đã đào tạo nên một vị minh quân như vua Lý Nhân Tông. Các bộ sử đều ghi lại việc đất nước phát triển phồn thịnh về mọi mặt dưới thời Lý Nhân Tông. Đặc biệt, vào năm 1075, triều đình cho mở khoa thi tam trường, kỳ thi đầu tiên ở nước ta. Một năm sau, triều đình lập Quốc Tử Giám, được xem là đại học đầu tiên của nước ta. Nền giáo dục Nho học của nước Việt bắt đầu từ đó.
Lễ hội truyền thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan và Kỷ niệm 950 năm ngày đăng quang Nguyên Phi Ỷ Lan được tổ chức trong 3 ngày 30, 31/3 và 1/4/2013. Ảnh:gialam.gov.vn
Tài chính trị kiệt xuất của Ỷ Lan có thể tóm lược qua câu trả lời của bà khi được vua Thánh Tông hỏi về việc trị quốc, được sử cũ chép lại như sau: "Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh".
Tuy nhiên, dù là người có công lớn đối với sự hưng thịnh của nước Đại Việt dưới triều Lý nhưng Ỷ Lan có một "vết nhơ" bị giới sử học phê phán và chính bản thân bà được cho là đã vô cùng sám hối về tội lỗi của mình nên đã tích đức, làm việc thiện và xây nhiều chùa đến tận cuối đời.
Đó là khi vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên ngôi, theo luật lệ, Thượng Dương hoàng hậu được phong làm Thái hậu, được cùng dự việc triều chính vì vua còn nhỏ. Còn Ỷ Lan, chỉ được tôn làm Thái phi, không được xen vào việc triều chính.
Nhưng với lợi thế là mẹ đẻ của vua, cùng sự trợ giúp của Thái úy Lý Thường Kiệt, bà đã khiến Nhân Tông ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu và giam vào lãnh cung cùng 72 cung nhân khác. Đến khi phát tang chôn cất Thánh Tông hoàng đế, Thái hậu cùng các cung nhân bị buộc phải chôn theo. Sau đó, vua Nhân Tông phong cho Ỷ Lan làm Linh Nhân Thái Hậu nắm quyền buông rèm nhiếp chính.
Năm 1117, Thái hậu Ỷ Lan mất, thọ hơn 70 tuổi, được vua Nhân Tông dâng thụy hiệu là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa "Linh Nhân Từ Phúc Tự" (dân gian thường gọi là "chùa Bà Tấm"), do bà xây dựng trước đó hai năm. Từ đó đến nay, cụm đền chùa này là nơi thờ Phật, và cũng là nơi tưởng niệm bà.
Trung Sơn
Theo VNE
4 công chúa ảnh hưởng nhất sử Việt Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là 4 công chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam được đánh giá ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Huyền Trân công chúa Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông. Sách Việt sử giai thoạiviết: "Tháng 6...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025