Vụ cả nhà nhập viện sau bữa ăn, 2 người tử vong: Không xác định được độc tố
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc xác định loại nấm và độc tố khiến 2 vợ chồng ở Tây Ninh tử vong là vô cùng khó khăn.
Ngày 6/6, một gia đình ở Tây Ninh được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cấp cứu sau bữa ăn có nấm xào mướp. Các bệnh nhân nôn ói, đau bụng và nguy kịch vì suy hô hấp hoặc tổn thương gan, rối loạn đông máu. Đến nay, hai vợ chồng đã tử vong. Cô con gái 17 tuổi là người duy nhất sống sót.
Cùng thời điểm, một bé gái 10 tuổi đang được lọc máu thay huyết tương tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM sau khi ăn món nấm được hái trong vườn nhà.
Bé bị nôn ói, đau bụng, rối loạn tri giác và nhập viện trong tình trạng tổn thương gan thận, rối loạn tim mạch và hệ thần kinh. Tất cả thành viên gia đình cùng ăn nấm đều có biểu hiện ngộ độc.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, đối với chùm 3 người cùng gia đình ở Tây Ninh, việc xác định loại nấm và độc tố gây ngộ độc là vô cùng khó khăn.
Gia đình ở Tây Ninh cấp cứu vì nghi ngộ độc nấm. Ảnh: BVCC.
Thông thường, bác sĩ phải có hình ảnh chính xác hoặc mẫu vật nấm còn lại mà người bệnh đã ăn phải. Một số tình huống có thể xảy ra như bệnh nhân ăn loại nấm này nhưng mang đến loại nấm khác (vì nhầm lẫn), hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin do tình trạng quá nặng.
Trong khi đó, thông tin từ người nhà thường gián tiếp, không đủ chắc chắn để bác sĩ đưa ra nhận định.
Đến thời điểm này, chỉ bé trai 12 tuổi (Đồng Nai) được xác định là ngộ độc gyrommitrin – một loài nấm ký sinh trên xác ve sầu. Em được điều trị 2 ngày ở Đồng Nai và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM trong tình trạng nặng. Mẹ của em cũng có biểu hiện ngộ độc tương tự.
Không có thuốc giải đặc hiệu
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Hiệp Phát, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, các độc tố của nấm nói chung khi vào trong máu sẽ gắn kết vào các nội tạng, synap thần kinh của tim và hệ thần kinh trung ương. Từ đó, gây rối loạn dẫn truyền hệ thống thần kinh trong tim và não, gây tổn thương gan thận.
Nếu hàm lượng độc tố cao sẽ khiến nạn nhân tử vong rất nhanh nếu không kịp cấp cứu. Với trường hợp ăn ít hoặc nôn ói kịp thời, triệu chứng không quá nặng sẽ được các bác sĩ tiến hành cấp cứu, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc lọc máu thay huyết tương để lấy chất độc.
“Hiện nay, gần như tất cả những độc chất trong nấm không có thuốc kháng độc tố đặc hiệu. Bệnh nhân sau khi được cứu sống ít nhiều sẽ có di chứng do bị hệ thần kinh đã tổn thương và suy đa tạng trước đó. Nếu ngộ độc botulinum còn có huyết thanh đưa người bệnh ra khỏi tình trạng nguy kịch thì độc tố của nấm không có chất đối kháng như vậy”, bác sĩ Phát nói.
Loại nấm bé trai ở Đồng Nai đã ăn và bị ngộ độc gyrommitrin. Ảnh: BVCC.
Ông dẫn chứng ngay cả khi xác định được độc tố gyrommitrin (trong nấm mọc ra từ xác ve sầu) nhưng do độc tố này chưa có thuốc giải nên bác sĩ sẽ điều trị nâng đỡ, hỗ trợ. Tình huống người bệnh suy hô hấp sẽ được thở máy, nếu suy đa tạng sẽ được lọc máu thay huyết tương. Theo thời gian, độc tố sẽ phân hủy dần.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay, nấm độc có rất nhiều độc tố khác nhau. Mỗi loại độc tố lại tác động lên cơ quan khác nhau, gây ra ảo giác, rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan…
Tình trạng ngộ độc có thể khởi phát ngay hoặc từ 8-12 giờ sau khi ăn phải nấm độc. Đôi khi, người bệnh có triệu chứng nhẹ như đau bụng, nôn ói nên chủ quan, không đến viện và diễn tiến nặng hơn.
Các bác sĩ cảnh báo nấm sinh trưởng rất nhanh vào mùa mưa. Người dân một số nơi có thói quen thu hoạch nấm dại và chế biến thức ăn.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại nấm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và xác nhận của các cơ quan quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn. Người dân hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn trong phân biệt nấm độc và nấm bổ dưỡng dù có kinh nghiệm.
Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng hay chế biến các loại nấm lạ, nấm có màu sắc vì 99% là nấm độc.
Vụ cả nhà ở Tây Ninh nhập viện sau bữa ăn: Cha đã mất, mẹ hiện nguy kịch, hé lộ bữa cơm định mệnh
Liên quan đến vụ cả nhà nhập viện nghi do ngộ độc nấm ở Tây Ninh, người chồng hiện đã không qua khỏi còn người vợ đang nguy kịch do suy gan cấp, rối loạn đông máu. Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng có nguy cơ nặng nề, tiên lượng khó qua khỏi.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm chuyển từ Tây Ninh lên là người trong một gia đình. Bệnh nhân gồm chồng, vợ và con gái 17 tuổi.
Được biết, cách thời điểm nhập viện khoảng 3-4 ngày, gia đình bệnh nhân đã hái nấm và xào với mướp ăn. Người chồng ăn nhiều nhất với khoảng nửa phần nấm xào mướp, người vợ và con gái ăn phần còn lại.
Từ 8-12 giờ sau, lần lượt 3 người có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng rất nhiều, mức độ ngày càng nặng hơn. Các bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện địa phương và tiếp tục chuyển lên TP.HCM vào ngày 6/6.
Trong quá trình chuyển viện, người chồng bị khó thở, suy hô hấp, được đặt nội khí quản, bóp bóng. Tuy nhiên, ông qua đời tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Người vợ và con gái được chuyển lên Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan gấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu.
"Chúng tôi nghi ngờ các biểu hiện này do ngộ độc sau khi ăn nấm. Tuy nhiên, ngộ độc nấm gì và độc tố nào thì chưa thể khẳng định được, cần thêm thời gian để khai thác từ gia đình", bác sĩ Ngân nói với báo chí.
Sau hai ngày điều trị, người con gái 17 tuổi đã cải thiện nhưng phải theo dõi thêm chức năng gan và rối loạn đông máu. Trong khi đó, người vợ vẫn nguy kịch, rối loạn chức năng gan diễn tiến xấu. Bệnh nhân được điều trị tích cực với lọc máu nhưng có nguy cơ nặng nề hơn, tiên lượng khó qua khỏi.
Theo chia sẻ, hai vợ chồng bệnh nhân thường hái nấm ăn và cho rằng có kinh nghiệm phân biệt. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc.
Những độc tố khác nhau của nấm ảnh hưởng các hệ cơ quan khác nhau, có thể bị ảo giác hoặc rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn chức năng gan... Triệu chứng ngộ độc nấm có thể khởi phát rất nhanh ngay sau khi ăn nhưng cũng có thể sau 8-12 giờ. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Trước đó, một người đàn ông ở Bình Thuận cũng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy vì ngộ độc sau khi ăn nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh khuyến cáo người dân không nên sử dụng bất cứ loại nấm nào ở rừng về làm thức ăn. Nhiều trường hợp đã ăn nhầm nấm độc và bị ngộ độc nấm.
Thông thường, các trường hợp bị ngộ độc nấm sẽ có diễn biến rất nhanh, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người dân nếu có các triệu chứng ngộ độc do nấm gây ra, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo ông Thành Từ Dũ, Bí thư Huyện ủy Tân Biên, nấm trứng gà, trứng ngỗng là loại nấm rừng nhưng có nhiều loại, có loại có độc và loại không độc. Người dân địa phương thường hái nấm rừng này vào mùa mưa để làm thức ăn. Tuy nhiên, nếu sơ suất có thể nhầm lẫn giữa nấm độc và nấm không độc.
Ngoài ra, nấm rừng không độc vẫn có thể bị nhiễm độc tố từ các loại nấm rừng khác hoặc con vật có độc tiết, chất độc dính vào nấm.
Người dân cần thận trọng khi sử dụng các loại nấm được hái từ rừng nhằm tránh bị ngộ độc.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên thế giới hiện có hơn 10.000 loại nấm đã được xác định danh tính, trong đó có hàng trăm loại nấm độc. Dù trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa ra những cảnh báo về nguy cơ chết người do ngộ độc nấm gây ra. Nhưng một số người dân vẫn giữ thói quen hái nấm tự nhiên trong rừng về ăn.
Các loại nấm độc kể cả sau khi đun nấu ở nhiệt độ 200 độ C, độc tố vẫn bền vững không bị phá hủy. Vì vậy, để an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, bảo đảm ăn được mà không bị ngộ độc. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (như mũ, phiến, cuống, vòng cuống và bao gốc), đặc biệt, những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
Vụ cả nhà nhập viện sau bữa ăn: Cha đã mất, mẹ đang nguy kịch Khi chuyển từ Tây Ninh lên TP.HCM, người chồng suy hô hấp và tử vong tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Người vợ đang nguy kịch do suy gan cấp, rối loạn đông máu. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Có thể bạn quan tâm

Tương lai, ai cũng có thể là chủ của AI
Thế giới số
19:17:40 01/05/2025
Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Đã tìm ra mẹ bầu slay nhất Vbiz hiện tại, nhìn loạt ảnh tại Ý là rõ lý do!
Sao việt
18:10:05 01/05/2025
Raphinha phá vỡ kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:08:42 01/05/2025
Nữ diễn viên duy nhất đóng 2 phim dịp lễ: 'Tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ'
Nhạc việt
17:50:24 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
Thế giới
17:13:35 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
"Nữ thần học đường" xóa sạch mọi giấu vết về bạn trai "phim giả tình thật", xem phản ứng khán giả càng không ngờ!
Sao châu á
16:11:02 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025