Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?
Vụ cha lên mạng cầu cứu , chuyên gia pháp lý nhận định ông ĐVN có trách nhiệm quản lý số tiền các mạnh thường quân giúp đỡ cho con của ông.
Như PLO đã thông tin, trong vụ việc người cha ở Đắk Lắk lên mạng cầu cứu vì nghi con gái 9 tháng tuổi bị bạo hành , công an tỉnh đã yêu cầu người cha ngừng nhận hỗ trợ từ các mạnh thường quân vì sự việc không đúng như ông đã đăng tải. Người cha trong vụ việc cũng đã xóa bài viết trên mạng xã hội .
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay được nhiều bạn đọc quan tâm đó là số tiền 495 triệu đồng tiền ủng hộ người cha đã nhận sẽ xử lý như thế nào.
Trao đổi với PLO, Luật sư Nguyễn Minh Trí (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, trong bài viết của ông ĐVN (người cha) có trình bày hoàn cảnh gia đình mồ côi cha mẹ từ nhỏ, làm cha đơn thân vì mẹ của bé bỏ đi khi con vừa lọt lòng. Cuối bài ông có để lại thông tin tài khoản , số điện thoại theo đề nghị của mạnh thường quân muốn gửi tiền sữa cho bé. Việc một người đăng số tài khoản của mình lên mạng xã hội như vậy thì không có gì sai, không vi phạm pháp luật . Trong trường hợp này, các mạnh thường quân chuyển tiền giúp đỡ không phải vì con ông bị bạo hành mà vì hoàn cảnh của 2 cha con. Họ gửi tiền là nhằm giúp đỡ ông chăm lo cho đứa bé.
Như vậy, người thụ hưởng số tiền là cháu bé (con của ông N). Ông N là người giám hộ nên ông được phép quản lý số tiền đó và chịu trách nhiệm chi tiêu phục vụ nhu cầu thiết yếu của bé như tiền mua sữa, bỉm, quần áo, học hành … Ông N không có quyền sử dụng số tiền đó để mua đất, xây nhà như nguyện vọng ông đề cập trong bài viết. Chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể có trách nhiệm giám sát việc sử dụng số tiền này của ông N tránh trường hợp sử dụng sai mục đích.
“Qua câu chuyện này, mọi người cần thận trọng trước khi chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội tránh trường hợp lan truyền thông tin thiếu chính xác gây hoang mang dự luận”, luật sư Nguyễn Minh Trí lưu ý.
Theo luật sư Trí, trường hợp các mạnh thường quân muốn đòi lại số tiền trên thì cũng không có cơ sở giải quyết, bởi việc chuyển tiền là tự nguyện, có chủ đích và được xem là tặng cho cháu bé, không phải chuyển nhầm nên không thể đòi lại.
Video đang HOT
Hình ảnh ông N đăng tải trên mạng xã hội. Ảnh: N.V
Đồng quan điểm, luật sư Lê Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi của ông N khi đăng thông tin lên Facebook về việc cho rằng con của ông bị đánh tại nơi gửi trẻ và cầu cứu mọi người ra tay cứu giúp trong khi sự việc chưa được kiểm chứng là điều không nên.
Với việc đăng thông tin sai lệch lên mạng xã hội, một số cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp của ông N, có thể hành vi của ông đã vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Về số tiền gần 500 triệu đồng, theo luật sư Dũng, mặc dù thông tin cháu bé bị bạo hành là không chính xác nhưng việc các mạnh thường quân sẵn sàng chung tay góp sức để giúp đỡ cháu bé không hẳn vì cháu bị bạo hành mà vì mọi người thương cho hoàn cảnh của 2 cha con ông N . Vì thế, người thụ hưởng số tiền các mạnh thường quân vẫn là cháu bé con của ông N.
Người mẹ khóc ròng khi con trai mất tích, liên tục bị gọi điện đòi tiền chuộc
Nghe tin con trai nghi bị lừa qua Campuchia, bà Rơ Mah Psem (Gia Lai) đau khổ, khóc cạn nước mắt. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, người anh đã viết đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì không có tiền chuộc.
Những ngày qua, thông tin về Rơ Mah Giú (22 tuổi, trú tại Làng Bi, xã la O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) nghe lời người lạ, nghi bị đưa sang Campuchia gây xôn xao dư luận ở vùng quê giáp biên...
Kể từ ngày nghe tin con trai gặp nạn, bà Rơ Mah Psem (46 tuổi) như người mất hồn, nỗi buồn hiện hữu thường trực trên khuôn mặt già nua, khắc khổ của người phụ nữ vốn chịu nhiều bất hạnh.
Ngôi nhà vốn đã nhỏ bé chật chội, không khí càng thêm nặng nề. Ảnh: Trần Hoàn
Bạn rủ ra Hà Nội làm rồi... mất tích?
Chiều muộn ngày 10/2, trong căn nhà vốn đã nhỏ bé chật chội, không khí càng thêm nặng nề, buồn bã, bà Rơ Mah Psem nấc nghẹn: "Khổ thân con tôi, cầu xin các cấp chính quyền ra tay cứu giúp, nếu cháu có mệnh hệ gì thì tôi không thể sống nổi".
Vừa đi làm về, anh Rơ Mah Hyiu (25 tuổi, anh trai của Rơ Mah Giú) tất tả lục lọi đơn thư, hình ảnh để gửi tới cầu cứu các cơ quan chức năng, nhờ giải cứu em trai đang mất tích. Trong khi lục lọi giấy tờ, Rơ Mah Hyiu cho biết, qua các cuộc gọi trên ứng dụng mạng xã hội và hình ảnh định vị do Rơ Mah Giú gửi về, cho thấy em trai đã bị lừa bán sang Campuchia. Họ gọi điện đòi 150 triệu đồng tiền chuộc thì mới trả người về Việt Nam.
Theo anh Rơ Mah Hyiu, năm 2024, sau khi rời quân ngũ, Giú trở về địa phương, làm thuê cuốc mướn phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống. Trong sinh hoạt hàng ngày, Giú luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật và các quy định của địa phương nơi cư trú, không có tiền án, tiền sự.
Sau khi xuất ngũ, Rơ Mah Giú theo người bạn ra Hà Nội làm việc rồi mất tích. Ảnh: Trần Hoàn
Tháng 7/2024, Giú thông báo có người bạn gọi điện rủ ra Hà Nội làm việc. Dù gia đình gặng hỏi nhưng Giú không nói người bạn tên gì, rủ đi làm việc gì và cụ thể ở đâu.
"Sau khi đi làm được một thời gian, Giú gọi điện thoại cho tôi và nhờ chuyển tiền để mua vé xe về quê. Vài ngày sau khi nhận tiền, Giú lại gọi điện cho biết đang ở TPHCM, sẽ đi làm cho một người đàn ông mới quen, tiền công 550.000 đồng/ngày", anh Rơ Mah Hyiu nhớ lại.
Kể về quá trình người em bị mất tích, anh Rơ Mah Hyiu cho hay, có lần Giú gọi về báo đang ở Campuchia, phải chuyển 120 triệu đồng mới được trả về Việt Nam. Những ngày tiếp theo có nhiều cuộc điện thoại gọi về xưng là Giú, bảo chuyển tiền chuộc. Tuy nhiên, giọng nói không giống của Giú vì nói bằng tiếng Kinh, không phải tiếng Jrai.
Bà Rơ Mah Psem và chị gái của Giú buồn bã, lo lắng cho sự an nguy của của Rơ Mah Giú. Ảnh: Trần Hoàn
"Ngày 29 và Mùng 1 Tết mới đây, Giú mượn điện thoại gọi về liên tục nhờ gia đình vay mượn 150 triệu đồng để chuộc, nếu không sẽ bị bán đi nơi khác. Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, 8 miệng ăn trông chờ vào vườn điều và vài sào lúa, căn nhà đang ở cũng nhờ các nhà hảo tâm hỗ trợ, không có tài sản gì khác, biết lấy đâu số tiền lớn như thế để chuộc em về", anh Rơ Mah Hyiu giãi bày.
Gia đình cầu cứu chính quyền địa phương
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Rơ Mah Jem, Phó Chủ tịch UBND xã Ia O cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được đơn trình báo của anh Rơ Mah Hyiu về việc em trai là Rơ Mah Giú nghi bị lừa bán sang Campuchia. Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh đang xác minh, làm rõ nội dung anh Giú bị lừa đảo, bán ra nước ngoài đòi tiền chuộc hay vì nguyên do nào khác.
Anh Rơ Mah Hyiu gửi đơn đến chính quyền địa phương, Công an huyện Ia Grai, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai nhờ giải cứu em trai Rơ Mah Giú. Ảnh: Trần Hoàn
Theo ông Jem, gia đình anh Rơ Mah Hyiu thuộc diện hộ nghèo, bố mất sớm, 5 mẹ con làm thuê cuốc mướn rau cháo nuôi nhau. Tài sản trong nhà không có gì đáng giá, với số tiền chuộc lớn như thế, gia đình không biết xoay sở thế nào.
"Địa phương thường xuyên phối hợp với các ban ngành, lực lượng công an, biên phòng tuyên truyền cho người dân không nên đi theo kẻ xấu, không được tin lời người lạ dụ dỗ việc nhẹ lương cao, nếu không sẽ mắc bẫy của bọn buôn người", ông Rơ Mah Jem nói.
Bất ngờ tìm thấy người ông mất tích khi đưa cháu đi học ở TPHCM Người ông 66 tuổi từ quê vào TPHCM, đưa cháu đi học rồi mất tích. Mới đây, gia đình đã tìm thấy ông ở Bình Thuận. Chiều nay (10/2), anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, quê Quảng Bình, ngụ huyện Bình Chánh) cho biết vừa tìm thấy cha của anh là ông Trần Vệ (66 tuổi, quê Quảng Bình), mất tích từ sáng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
Sao việt
23:46:06 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025