Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung – Ấn

Ấn Độ đã mất 20 binh sĩ trong vụ đụng độ chết chóc với lính Trung Quốc ở vùng biên giới tranh chấp nhiều thập niên qua.

Cuộc đọ sức tàn khốc này diễn ra dọc biên giới tranh chấp nằm tít cao trên dãy Himalaya, và không có tiếng súng. Binh sĩ hai nước đã tự chế vũ khí từ những gì có thể tìm thấy ở vùng đất khắc nghiệt cách mực nước biển hơn 4,2km này.

Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung - Ấn - Hình 1
Lính biên phòng Ấn Độ canh gác một đường cao tốc dẫn tới Leh, gần biên giới với Trung Quốc. (Ảnh: NY Times)

Những người lính ở cả hai bên thủ thế dưới ánh trăng, trải dọc các vách đá lởm chởm phía trên thung lũng Galwan rồi dùng cột rào và gậy quấn thép gai đánh nhau giáp mặt nhiều giờ đồng hồ.

Một số binh sĩ Ấn Độ chết vì ngã xuống dòng sông đang cuộn chảy dưới chân đèo. Số khác bị đánh cho đến chết. Ngày hôm sau, 20 binh sĩ được thông báo đã chết. Hiện vẫn chưa rõ thương vong ở phía Trung Quốc.

Binh sĩ hai bên không được phép mang súng ở nơi này. Vụ đụng độ đêm 15/6 là đỉnh điểm của những tháng ngày căng thẳng và nhiều năm tranh chấp triền miên. Nó diễn ra vào một thời điểm đầy khó khăn, khi toàn thế giới đang dốc sức chống đại dịch Covid-19.

NY Times mổ xẻ cách thức Trung Quốc và Ấn Độ đạt đến đỉnh điểm xung đột đổ máu lần này và điểm lại những trận đụng độ trước kia giữa hai nước.

1914: Đường biên giới không bao giờ được Trung Quốc chấp thuận

Xung đột có từ ít nhất năm 1914, khi đại diện từ Anh, Trung Hoa Dân Quốc và Tây Tạng tập trung tại Simla, ngày nay là Ấn Độ, để đàm phán một hiệp ước xác định vị thế của Tây Tạng và sắp đặt các đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc Anh.

Trung Quốc đã từ chối ký thỏa thuận. Nhưng Anh và Tây Tạng ký một hiệp ước thiết lập cái gọi là Đường McMahon – được đặt theo tên của một quan chức thuộc địa Anh, người đề xuất đường biên giới. Ấn Độ khẳng định Đường McMahon – vùng biên 550 dặm kéo xuyên qua dãy Himalaya – là biên giới hợp pháp chính thức giữa nước này và Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ đồng ý.

1962: Ấn Độ và Trung Quốc tham chiến

Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập khỏi Anh. Hai năm sau đó, nhà cách mạng Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngay lập tức, hai nước đã bất đồng về biên giới. Căng thẳng tăng cao suốt những năm 1950. Trung Quốc khẳng định Tây Tạng chưa bao giờ độc lập và không thể ký một thỏa thuận tạo ra một đường biên giới quốc tế. Có một số nỗ lực đàm phán hòa bình nhưng đã thất bại.

Trung Quốc tìm cách kiểm soát các con đường trọng yếu gần biên giới phía tây ở Tân Cương.

Năm 1962, chiến tranh bùng nổ. Lính Trung Quốc vượt qua Đường McMahon và chốt giữ các vị trí sâu trong lãnh thổ Ấn Độ, chiếm các ngọn núi và thị trấn. Cuộc chiến kéo dài 1 tháng. Phía Ấn Độ mất hơn 1.000 người và hơn 3.000 người khác bị bắt. Trung Quốc mất gần 800 người.

Đến tháng 11, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố ngừng bắn, vẽ lại một cách không chính thức đường biên giới gần nơi lính trung Quốc chiếm được. Nó được gọi là Đường Kiểm soát thực tế (LAC).

Video đang HOT

Năm 1967: Ấn Độ đẩy bật Trung Quốc trở lại

Căng thẳng đi đến đối đầu lần nữa vào năm 1967 dọc hai hẻm núi Nathu La và Cho La, kết nối Sikkim – khi đó là một vương quốc và chế độ bảo hộ thuộc Ấn Độ – với Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Một vụ xô sát đã diễn ra khi lính Ấn Độ đặt dây thép gai dọc nơi họ nhận là biên giới. Xung đột leo thang khi một đơn vị của Trung Quốc bắn đạn pháo vào người Ấn Độ. Trong cuộc đụng độ sau đó, hơn 150 người Ấn Độ và 340 người Trung Quốc phải bỏ mạng.

Các cuộc đụng độ vào tháng 9 và tháng 10/1967 ở những hẻm núi đó sau này được coi là cuộc chiến toàn diện thứ 2 giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhưng Ấn Độ thắng thế, phá được các công sự của Trung Quốc ở Nathu La và đẩy họ trở lại sâu vào lãnh thổ gần Cho La. Tuy nhiên, sự thay đổi đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc và Ấn Độ có những quan điểm khác biệt và mâu thuẫn về vị trí của LAC.

Trận chiến là lần cuối cùng quân lính hai bên thiệt mạng – cho đến sự kiện tối 15/6 vừa qua.

Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung - Ấn - Hình 2
Một binh sĩ Trung Quốc giáp mặt một người lính Ấn Độ ở cửa khẩu Nathu La trước khi xảy ra các vụ đụng độ hồi tháng 5. (Ảnh: Nikkei)

1987: Những lần đụng độ không đổ máu

Năm 1987, quân đội Ấn Độ tổ chức hoạt động huấn luyện để sát hạch tốc độ huy động quân tới biên giới. Số lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị xuất hiện cạnh các tiền đồn của Trung Quốc đã khiến các chỉ huy nước này ngạc nhiên. Họ phản ứng bằng cách tiến tới nơi mà họ coi là LAC.

Nhận ra nguy cơ chiến tranh bùng nổ, cả Ấn Độ và Trung Quốc đã xuống thang, và một cuộc khủng hoảng được đẩy lùi.

Năm 2013:Chiến thuật mèo vờn chuột của cả hai bên

Sau nhiều năm tuần tra biên giới, một trung đội Trung Quốc dựng trại gần căn cứ Daulat Beg Oldi tháng 4/2013. Phía Ấn Độ ngay lập tức hành động, cũng dựng trại ở khoảng cách chưa đầy 0,3km.

Các trại sau đó được tăng viện với quân lính và trang thiết bị hạng nặng. Vào tháng 5, hai bên nhất trí dỡ trại, nhưng tranh cãi về vị trí LAC vẫn hiện diện.

2017: Bhutan bị kẹt giữa

Tháng 6/2017, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một con đường ở cao nguyên Dokham, một khu vực thuộc dãy Himalaya không do phía Ấn Độ kiểm soát mà bởi đồng minh của nước này là Bhutan.

Cao nguyên nằm trên biên giới Bhutan và Trung Quốc, nhưng Ấn Độ coi đây là vùng đệm tiếp sát các vùng tranh chấp khác với Trung Quốc.

Lính Ấn Độ mang theo vũ khí và xe ủi đã đối đầu với phía Trung Quốc với ý định phá hủy con đường. Một cuộc xô sát diễn ra, binh sĩ hai bên ném đá vào nhau và bị thương.

Vào tháng 8, hai nước đồng ý rút khỏi khu vực này, và Trung Quốc ngừng xây đường.

2020: Đụng độ nổ ra

Trong tháng 5, va chạm xảy ra nhiều lần. Trong một vụ tại hồ băng Pangong Tso, lính Ấn Độ bị thương và phải sơ tán bằng trực thăng. Các nhà phân tích nước này cho rằng lính Trung Quốc cũng bị thương.

Theo các chuyên gia Ấn Độ, phía Trung Quốc củng cố lực lượng bằng xe tải, máy xúc, xe chở quân, pháo binh và xe bọc thép,

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên Twitter đề nghị hòa giải điều mà ông gọi là “một cuộc tranh chấp biên giới dữ dội”.

Xung đột biên giới với Trung Quốc khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ?

Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vốn luôn phức tạp. Thời còn là thuộc địa của Anh, Ấn Độ là nơi cung cấp thuốc phiện mà các thương lái nước ngoài buôn bán vào thị trường Trung Quốc, điều sau đó dẫn tới chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh. Sau khi độc lập, quan hệ của Ấn Độ với nước láng giềng cũng bị thử thách bởi nhiều vấn đề như Tây Tạng, Pakistan và đường biên giới chung ở dãy Himalaya.

Xung đột biên giới với Trung Quốc khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ? - Hình 1
Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chinh sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Ảnh: PTI

Đầu tuần này, khu vực biên giới bùng phát xung đột mới, đẫm máu nhất trong 40 năm qua, khiến hơn 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Dù chính phủ 2 bên đang nỗ lực giảm căng thẳng, nhưng xung đột vẫn có thể là một cú huých, đẩy trục xoay của Ấn Độ rời khỏi Bắc Kinh và hướng về phía các "đối thủ" truyền thống của Trung Quốc như Mỹ và Nhật Bản, hay một "đối thủ" mới, là Australia.

Nếu muốn đối phó với điều mà nước này xem là sự gây hấn của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ phải dựa vào các đồng minh này nhiều hơn bao giờ hết.

Tranh chấp biên giới khiến Ấn Độ xoay trục?

"Sự hy sinh của các binh sỹ sẽ không vô nghĩa. Tính vẹn toàn và lãnh thổ của Ấn Độ là điều quan trọng nhất đối với chúng ta và không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ điều đó. Không ai có thể nghi ngờ, dù chỉ một chút ít, về điều này. Ấn Độ muốn hòa bình. Nhưng khi bị khiêu khích, Ấn Độ cũng sẽ có sự đáp trả phù hợp", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói ngày 17/6.

Trong một bài viết ngày 17/6, tờ Hindustan Times có nhiều ảnh hưởng ở Ấn Độ nói rằng: "Trung Quốc muốn hạn chế quyền lực và tham vọng của New Delhi, họ muốn Ấn Độ chấp nhận vị trí hàng đầu của Bắc Kinh ở châu Á và hơn thế nữa".

Tờ báo kêu gọi New Delhi cần phải "nỗ lực hơn nữa trong mối quan hệ đối tác với Mỹ, Quad... và trở thành một phần của bất cứ nhóm nào tìm cách kiềm chế quyền lực Trung Quốc".

"Quad" hay Đối thoại an ninh bốn bên là một diễn đàn chiến lược phi chính thức của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để trao đổi thông tin và tập trận quân sự. Dù không phải là một liên minh quân sự chính thức như NATO, nhưng Quad được xem là một đối trọng tiềm tàng đối với sự gia tăng ảnh hưởng và các hành động gây hấn của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Dù Quad chủ yếu nhấn mạnh vào các khía cạnh ôn hòa như hợp tác gần đây đối với đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc không thể không chú ý tới tiềm năng bao vây quân sự của các nước thành viên trong nhóm này.

Từ năm 2007, khi cuộc họp đầu tiên của Quad được đề xuất, Trung Quốc đã phản đối chính thức qua kênh ngoại giao đối với tất cả các bên liên quan. Sau đó Australia rút khỏi nhóm do lo ngại làm mếch lòng Bắc Kinh và liên minh này tạm "im ắng". Năm 2017 các cuộc gặp của Quad được khôi phục chủ yếu là do lo ngại về sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài Quad, Thủ tướng Modi cũng nỗ lực trở lại với Phong trào không liên kết (NAM) khi tham dự một cuộc họp thượng đỉnh vào đầu tháng 5. Đây là lần đầu tiên ông tham gia thượng đỉnh NAM, một nhóm mà ông gần như đã phớt lờ suốt nhiều năm qua.

Mặc dù Ấn Độ nhấn mạnh vai trò của mình trong các nhóm như RIC (Nga, Ấn, Trung) và BRICS (Brazil, Nga, Ấn, Trung, Nam Phi), vẫn có nhiều câu hỏi về tính thiết thực của các tổ chức này bởi nhiều người cho rằng, cả 2 nhóm vốn hoạt động phần lớn theo mong muốn của Bắc Kinh và không đem lại nhiều giá trị cho New Delhi.

Trong một cuộc điện đàm đầu tháng này giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Mỹ đã mời Ấn Độ tham gia cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của G7. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany, hai bên cũng thảo luận về "tình hình biên giới Trung-Ấn".

Ông Trump trước đây từng nói muốn mở rộng cuộc họp truyền thống giữa các nước châu Âu và Bắc Mỹ với sự tham dự của các đồng minh của Washington như Australia và Hàn Quốc, đồng thời sử dụng cuộc họp lần này để "thảo luận về tương lai của Trung Quốc".

Ấn Độ vốn thận trọng trong việc quá thân với Mỹ, muốn tìm cách cân bằng mối quan hệ đó với mối quan hệ tinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép ngày càng gia tăng ở biên giới và cùng với mối quan hệ cá nhân khá mạnh mẽ giữa Trump và Modi, đây có lẽ là thời điểm hoàn hảo cho một sự xoay trục như vậy.

Sự tham gia lớn hơn của Ấn Độ cả ở Quad và các liên minh quân sự khác với Mỹ cũng có lợi cho Mỹ, theo nhà phân tích các vấn đề ngoại giao Amrita Jash. Nhà phân tích này cho rằng "dấu ấn mạnh mẽ của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đem lại một sự cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương".

Cuộc chơi nào cũng phải "trả giá"

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố muốn giảm căng thẳng và duy trì mối quan hệ hòa bình sau đụng độ ở Himalaya, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về tính khả thi hay bền vững của điều này.

Mối quan hệ vốn dễ lung lay giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khi nhiều người ở Ấn Độ đổ lỗi cho Trung Quốc về sự mất kiểm soát ban đầu đối với dịch bệnh trong khi giới chức Trung Quốc tỏ ra thất vọng khi Ấn Độ không bày tỏ sự ủng hộ đối với Bắc Kinh tại WHO và các diễn đàn quốc tế khác.

Dù vậy, bất cứ sự xoay trục đáng kể nào sang Quad hay chỉ riêng Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra nếu Ấn Độ tin rằng mối quan hệ với Trung Quốc là không thể hàn gắn, bởi nếu điều đó xảy ra thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều phải trả cái giá không hề nhỏ.

Dưới thời Thủ tướng Modi, mối quan hệ kinh tế của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 17,6% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, thương mại song phương ước tính 84 tỷ USD giai đoạn 2017/2018 vẫn chỉ là một phần nhỏ so với khối lượng thương mại Mỹ-Trung gần 600 tỷ USD.

Trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc dần nổi lên như một nhà đầu tư nước ngoài quan trọng ở thị trường Ấn Độ, nhưng xu hướng này đã bị "dập tắt" bởi các quy tắc đầu tư mới mà Ấn Độ thông qua, được xem là nhằm vào các công ty Trung Quốc.

"Hình phạt" kinh tế không phải là điều duy nhất mà 2 bên sẽ phải gánh chịu. Dù Trung Quốc sẽ vô cùng khó chịu khi chứng kiến Ấn Độ thân với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Kinh vẫn có thể đáp trả bằng cách gia tăng sự ủng hộ đối với "đối thủ" chính của New Delhi: Pakistan.

Trung Quốc có các mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan, biến Pakistan trở thành một trong những đồng minh gần gũi nhất trong khu vực. Từ 2008-2017, Islamabad đã mua hơn 6 tỷ USD các loại khí tài Trung Quốc, theo tổ chức CSIS. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, một phần không thể thiếu trong siêu dự án thương mại và cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc bảo vệ hành lang kinh tế này cũng chính là một trong những yếu tố chính đằng sau đụng độ gần đây ở Himalaya bên cạnh một yếu tố khác là động thái của Ấn Độ với Kashmir, trong đó Trung Quốc ủng hộ Pakitan trong một nỗ lực không thành (chỉ trích Ấn Độ) tại Liên Hợp Quốc.

Tương tự, Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc "xâm nhập" về ngoại giao và kinh tế ở các nước vốn được xem là nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ như Nepal, Sri Lanka và Bangladesh. Đặc biệt, việc Nepal sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại về sự sắp xếp lại địa chính trị tiềm tàng.

Một phần vấn đề trong khu vực hiện nay là tình trạng tranh chấp và lộn xộn của các đường biên giới chung giữa nhiều nước. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng xấu đi, nó có thể chẳng là gì so với cơn ác mộng của sự phức tạp địa chính trị có thể nổi lên trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuấtTổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất
07:38:37 12/05/2025
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
23:08:36 10/05/2025
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
23:11:37 10/05/2025
Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật BảnTượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản
13:47:44 12/05/2025
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông PutinPhản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
21:49:44 11/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngàyUkraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
23:17:17 10/05/2025
Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sangRộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang
08:00:12 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
12:21:50 12/05/2025

Tin đang nóng

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
12:43:33 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đờiPGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
13:41:01 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọCha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
12:32:04 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hộiQuang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
11:43:15 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"
12:26:25 12/05/2025
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lầnVũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần
13:57:22 12/05/2025
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy raKhoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra
14:18:03 12/05/2025

Tin mới nhất

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

17:14:55 12/05/2025
Lực lượng Ukraine hiện rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không tầm xa để bảo vệ các thành phố khỏi tên lửa Nga.
Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan

Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan

16:38:49 12/05/2025
Ông Kumar Bharti, quan chức lực lượng không quân Ấn Độ, tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 11/5 rằng Ấn Độ đã bắn hạ một số máy bay của Pakistan, ngăn không cho những máy bay này xâm nhập không phận Ấn Độ.
Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

16:11:02 12/05/2025
Trong nỗ lực mới nhất nhằm hỗ trợ cho quân đội Ukraine, Đức và Anh sẽ chuyển thêm các vũ khí cho Kiev, trong đó có tên lửa phòng không Patriot.
Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh "đón sóng" nhân tài khoa học từ Mỹ

Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh "đón sóng" nhân tài khoa học từ Mỹ

15:49:17 12/05/2025
Khi EU và các quốc gia khác đưa ra kế hoạch nhằm thu hút nhà khoa học hàng đầu muốn rời khỏi nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump, một nghị sĩ Anh cũng kêu gọi London có động thái tương tự.
Đặc phái viên của ông Trump gây tranh cãi về việc sử dụng người phiên dịch

Đặc phái viên của ông Trump gây tranh cãi về việc sử dụng người phiên dịch

15:40:40 12/05/2025
Nhà đàm phán hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích là phá vỡ thông lệ ngoại giao lâu năm trong các cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.
Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn

Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn

15:33:47 12/05/2025
Với đặc thù công việc là giải quyết các tình huống sống còn, điệp viên CIA cần một tinh thần thép và họ sử dụng một kỹ thuật tập trung đơn giản để duy trì sự nhạy bén ngay cả khi bị căng thẳng.
Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

15:24:44 12/05/2025
Dù không có tên trong lá phiếu, nhưng cả Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và Phó Tổng thống Duterte đều đóng vai trò trung tâm trong cuộc bầu cử này thông qua danh sách các ứng cử viên mà họ hậu thuẫn.
Quân đội Trung Quốc phản hồi thông tin Y-20 chuyển hàng tiếp tế đến Pakistan

Quân đội Trung Quốc phản hồi thông tin Y-20 chuyển hàng tiếp tế đến Pakistan

15:21:41 12/05/2025
Không quân PLA cũng đã đăng một số các bức ảnh và nội dung chia sẻ thông tin không chính xác. Những bức ảnh này đều được đóng dấu bằng chữ tin đồn màu đỏ.
Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

15:14:11 12/05/2025
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

15:11:27 12/05/2025
Dù không dẫn đến hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và Israel vào thời điểm đó, cuộc gặp là một minh chứng cho tầm nhìn quốc tế và tinh thần đoàn kết với các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

15:06:47 12/05/2025
Bên cạnh đó, cơ cấu người tiêu dùng và nhu cầu theo mùa cũng đóng một vai trò quan trọng. Khí đốt Azerbaijan chủ yếu phục vụ các công ty điện nhà nước cho mục đích sưởi ấm và phát điện.
Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

14:01:18 12/05/2025
Quyết định này được đưa ra sau 4 ngày giao tranh ác liệt bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa xuyên biên giới, đẩy hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đến bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Quá khứ như bị "tra tấn" của Trấn Thành, căng đến mức phải ghét mẹ vì 1 chuyện

Quá khứ như bị "tra tấn" của Trấn Thành, căng đến mức phải ghét mẹ vì 1 chuyện

Sao việt

17:19:25 12/05/2025
Trấn Thành tiết lộ gia đình mình không phải giàu có, ba mẹ cũng từng rất vất vả để có thể nuôi dạy các con nên người.
Tâm Tít khoe vóc dáng căng tràn, chỉ 1 bức ảnh lộ cuộc sống hôn nhân với chồng

Tâm Tít khoe vóc dáng căng tràn, chỉ 1 bức ảnh lộ cuộc sống hôn nhân với chồng

Netizen

17:18:47 12/05/2025
Trong các hot girl đời đầu, Tâm Tít vẫn là một tượng đài được cư dân mạng nhắc đến nhiều. Nhưng từ sau khi kết hôn vào năm 2015, Tâm Tít rời xa làng giải trí, chọn con đường ít ồn ào hơn và tập trung chăm sóc gia đình, công việc kinh do...
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?

HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?

Sao châu á

17:15:25 12/05/2025
Song Joong Ki và Katy Louise Saunders vốn đã là những cực phẩm nhan sắc, nên con của họ được dự đoán sẽ là những nam thần, mỹ nhân trong tương lai.
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon

Ẩm thực

16:59:09 12/05/2025
Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon. Hương vị thơm ngon, độc đáo của từng món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn khiến cả nhà thích thú.
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình

Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình

Pháp luật

16:55:29 12/05/2025
Trong lá đơn mới nhất sau khi bản án phúc thẩm giai đoạn 2 được tuyên, bà Trương Mỹ Lan đã nêu 2 đề nghị đặc biệt.
Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Tin nổi bật

16:42:46 12/05/2025
Khi đoàn rước tượng Phật sơ sinh từ chùa Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm, trời ở Huế chuyển mưa nhưng mọi người vẫn trang nghiêm bộ hành hơn 4km để hoàn thành nghi lễ quan trọng của Đại lễ Vesak 2569.
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Hậu trường phim

16:25:56 12/05/2025
Lê Tuấn Khang bất ngờ trở thành hiện tượng mạng nhờ những video hài hước, đời thường. Cơ duyên bất ngờ đưa anh góp mặt trong phim của đạo diễn Lý Hải bước ngoặt lớn trong hành trình từ đồng ruộng đến phim trường.
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Sức khỏe

16:13:02 12/05/2025
Tía tô có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Góc tâm tình

15:58:04 12/05/2025
Những ánh mắt đổ dồn về tôi với tiếng xì xầm. Bản thân tôi cũng ngỡ ngàng, tức giận đến mức tái mặt. Người đàn ông vừa làm anh hùng cứu mỹ nhân kia không ai khác chính là chồng tôi.
Tình thế đảo ngược với Casemiro

Tình thế đảo ngược với Casemiro

Sao thể thao

15:57:13 12/05/2025
Trong thế giới bóng đá hiện đại, nơi tuổi tác thường được coi là kẻ thù lớn nhất của mỗi cầu thủ, có những chiến binh vẫn bất chấp quy luật tự nhiên để khẳng định đẳng cấp vượt thời gian
NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

Tv show

15:42:50 12/05/2025
NSƯT Ốc Thanh Vân là giám khảo chương trình Biến hóa bất ngờ . Mới đây, nhà sản xuất chương trình tung ra hậu trường của các giám khảo.