Vụ “giấy phép con” ở Bộ GDĐT: “Anh là gì mà đòi công nhận người ta?”

Chuyên gia về giáo dục cho rằng thủ tục quy định công nhận, kiểm định văn bằng nước ngoài hiện nay chỉ là hình thức, không đúng bản chất giá trị văn bằng.

Như Dân Việt đã thông tin, quy định và thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đang gây nhiều phiền hà với những người học thật, thi thật và có bằng cấp thật. Quy định này như giấy phép con đối với rất nhiều người dân, kể cả hàng nghìn trường hợp được Nhà nước cử đi học.

Vụ giấy phép con ở Bộ GDĐT: Anh là gì mà đòi công nhận người ta? - Hình 1

Nhiều người cho rằng, quy định này là một loại “giấy phép con” đang tồn tại ở Bộ GD&ĐT. Ảnh: Đình Tuệ

Quy định này do Bộ GDĐT ban hành trong Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT năm 2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 77 vào năm 2013.

Nhiều người cảm thấy thủ tục công nhận văn bằng của Bộ GDĐT không sát thực tế, vô lý và “đánh đồng” người được Nhà nước cử đi học với những người sử dụng bằng giả, kém chất lượng.

Trao đổi với Dân Việt về trường hợp hàng nghìn người đi học ở Liên Xô trước đây, giờ vẫn phải làm thủ tục công nhận lại văn bằng, ông Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng “trước đây làm gì có văn hóa kiểm định”.

“Những người đi học từ trước đây, sao bây giờ lại bắt người ta phải kiểm định, công nhận lại văn bằng. Ngày trước làm gì có văn hóa kiểm định. Những cái đấy thuộc về lịch sử, cần có một mốc thời gian để xác định. Quan trọng là phải sớm có khung trình độ quốc gia và một Hội đồng kiểm soát giá trị văn bằng” – ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, về bản chất, người sử dụng văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài không cần Bộ GDĐT công nhận hay không công nhận. Việc công nhận, kiểm định bây giờ chỉ là hình thức, mất thời gian của nhiều người. Bên cạnh đó, nói không công nhận văn bằng nước ngoài là không đúng.

Video đang HOT

“Anh là cái gì mà đòi công nhận văn bằng của người ta trong khi trình độ của anh như vậy. Ví dụ, có người học ở Pháp về không được công nhận, trong khi họ lại được học tiếp ở Mỹ ở những trường nghiêm chỉnh. Làm sao có thể nói không công nhận văn bằng của họ?

Hay như đào tạo ở nhiều nước họ không phải học những môn như Kinh tế Chính trị, Triết học, quân sự, … liệu khi về nước anh có bắt họ học bổ sung? Điều quan trọng là giá trị văn bằng.

Chúng ta phải có khung trình độ quốc gia để tham chiếu, đối chiếu với nhau, so sánh khung trình độ. Từ đó kết luận văn bằng có hay không tương đương với khung trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Chứ anh không thể nói là không công nhận văn bằng của người ta. Anh không có thẩm quyền gạt bỏ văn bằng đấy, chỉ có thể nói không tương đương với khung trình độ ở Việt Nam” – ông Hoàng Ngọc Vinh nêu quan điểm.

Trong thực tế có những trường hợp mua bán bằng cấp hay học ở những trường kém chất lượng, nhưng theo ông Vinh không phải vì một vài trường hợp mà làm khó rất nhiều người khác.

Như câu chuyện ở TP Đà Nẵng đã được Dân Việt phản ánh, sau trường hợp của ông Nguyễn Xuân Anh, hàng trăm cán bộ ở TP này dù được đi đào tạo theo Đề án của TP, TƯ vẫn phải làm thủ tục công nhận lại văn bằng theo nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp là “vớ vẩn”.

“Những trường hợp Nhà nước đã cử đi học nghĩa là đảm bảo địa chỉ uy tín để đào tạo, họ học bằng ngân sách Nhà nước. Nếu học trường dởm ai phải chịu trách nhiệm?

Cũng có những trường hợp rất vô duyên khi đòi hỏi phải có con dấu của Nhà nước mới xem là được phép đào tạo, cấp bằng. Cơ sở chưa được phép nên văn bằng không được công nhận, như vậy là quan liêu. Vấn đề ở đây phải xem chương trình đào tạo có đáng được công nhận hay không? Chúng ta phải có hội động công nhận văn bằng tương đương, kiểm soát chất lượng. Muốn phát giác hàng giả phải có cơ quan chuyên môn soi hàng giả.

Tôi nhắc lại điều quan trọng là giá trị văn bằng. Trước hết cá nhân sử dụng văn bằng phải tự chịu trách nhiệm. Ở nước ta nếu gian dối trong chuyện văn bằng là chết ngay, không còn cửa xin việc ở bất cứ chỗ nào nữa. Điều cần làm bây giờ là Bộ GDĐT cần đơn giản hóa thủ tục, trường hợp nào phát giác vi phạm cơ quan Nhà nước mới vào cuộc hậu kiểm” – ông Vinh đề nghị.

Theo Dân Việt

Công nhận văn bằng nước ngoài: Bộ LĐTBXH bỏ, Bộ GDĐT vẫn "ôm"

Bộ LĐTB&XH đã ban hành quy định người dân không cần làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, Bộ GDĐT có cả một Trung tâm Công nhận văn bằng.

Như Dân Việt đã thông tin, quy định và thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đang gây nhiều phiền hà với những người học thật, thi thật và có bằng cấp thật. Quy định này như giấy phép con đối với rất nhiều người dân, kể cả hàng nghìn trường hợp được Nhà nước cử đi học.

Quy định này do Bộ GDĐT ban hành trong Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT năm 2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 77 vào năm 2013.

Nhiều người cảm thấy thủ tục công nhận văn bằng của Bộ GDĐT không sát thực tế, vô lý và "đánh đồng" người được Nhà nước cử đi học với những người sử dụng bằng giả, kém chất lượng.

Một cán bộ quản lý từng được đào tạo tại Pháp trả lời trên báo chí về quy trình để công nhận văn bằng: "Đầu tiên phải dịch bằng tiến sĩ. Dịch xong thì lại yêu cầu bằng thạc sĩ. Khi mình nộp bằng thạc sĩ thì họ lại yêu cầu bằng ĐH. Sau khi đã dịch xong hết các bằng thì họ lại yêu cầu phải nộp giấy tờ chứng minh thời gian mình đi học (gồm 4 cuốn hộ chiếu, các quyết định điều động đi học...). Đến phút cuối họ lại đòi thêm bảng điểm đại học...".

Công nhận văn bằng nước ngoài: Bộ LĐTBXH bỏ, Bộ GDĐT vẫn ôm - Hình 1

Việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hiện vẫn còn nhiều bất cập

Cũng gặp vướng trong thủ tục công nhận bằng, bà Hà Thị Hường (Hà Nội) từng phải gửi thắc mắc đến Cổng thông tin Điện tử Chính phủ để nhờ giải đáp.

Theo trả lời của Bộ GDĐT, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 77, người có văn bằng cần gửi kèm theo hồ sơ minh chứng thời gian học ở nước ngoài, gồm một trong các tài liệu liên quan sau: xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hợp lệ hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh.

Trường hợp người có văn bằng đã tốt nghiệp không còn giữ hộ chiếu, hoặc hộ chiếu đã bị cơ quan thu giữ để lưu hồ sơ (Bộ Quốc Phòng), có thể xin xác nhận của cơ quan/đơn vị đã cử đi học, xác nhận cơ quan/đơn vị đã cử đi và trở về nước sau khi hoàn thành khóa học và đã được cấp bằng.

Nếu người có văn bằng không có Giấy xác nhận của cơ quan cử đi học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý Chất lượng) vẫn tiến hành thủ tục thu nhận hồ sơ, sau đó Cục sẽ gửi công văn và email tới cơ sở giáo dục nước ngoài đã cấp bằng cho học viên để xác minh chương trình và văn bằng đó.

Vậy là, người muốn được công nhận bằng phải vượt qua "một rừng" thủ tục, điều này không phù hợp với định hướng cải cách thủ tục hành chính đang được Chính phủ đẩy mạnh.

Trong khi đó, từ đầu năm 2018 Thông tư 34/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH đã bãi bỏ quy định làm thủ tục công nhận văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Đây được coi là một bước tiến trong cải cách hành chính của Bộ này.

Điểm đáng chú ý trong Thông tư kể trên là Bằng, chứng chỉ được công nhận tại Việt Nam khi được cấp bởi cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động hợp pháp ở nước ngoài mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng, chứng chỉ.

Quan điểm của Bộ Lao động TB&XH là không làm thủ tục công nhận văn bằng cho từng cá nhân. Trách nhiệm của người có văn bằng, chứng chỉ là cung cấp minh chứng về tính hợp pháp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp bằng cho người sử dụng lao động khi có yêu cầu.

Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: "Việc không bắt buộc từng người dân làm thủ tục công nhận văn bằng phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện đúng chủ trương cải cách hành chính, giảm phiên hà và chi phí cho người dân".

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Lan (Bắc Giang) góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục:

Thực tiễn việc công nhận văn bằng trong thời gian vừa qua đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, như các trường hợp văn bằng do nước ngoài cấp cho người Việt Nam, trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng - chưa được đề cập trong dự thảo luật và chưa giao cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Như vậy, quy định hiện hành về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp còn cứng nhắc và chưa đáp ứng được tính đa dạng của hệ thống văn bằng trên thế giới cũng như các phương thức đào tạo mới; và trong một số trường hợp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người học khi đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Theo Dân Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hơn 100 ngày sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời: 2 con minh tinh bị cấm đến đám cưới của cha và mẹ kế hot girl?Hơn 100 ngày sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời: 2 con minh tinh bị cấm đến đám cưới của cha và mẹ kế hot girl?
06:06:38 19/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nảnThanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
23:25:35 18/05/2025
Ghe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vongGhe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vong
23:12:54 18/05/2025
Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dungCuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
23:51:50 18/05/2025
Phú bà showbiz 45 tuổi cưới chồng doanh nhân: "Em có một trái tim rất thuần khiết"Phú bà showbiz 45 tuổi cưới chồng doanh nhân: "Em có một trái tim rất thuần khiết"
22:34:30 18/05/2025
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đếnNửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
21:34:38 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm ngườiClip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
23:46:01 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết ngườiTạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
21:30:02 18/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốc

Jack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốc

Sao việt

07:17:31 19/05/2025
Trở lại hậu ồn ào đời tư, Jack - J97 tích cực tham gia show thực tế hơn. Điều này khác hoàn toàn với bản thân anh trước đây, chỉ góp mặt duy nhất 1 chương trình Running Man Vietnam .
Jin (BTS) 'đại chiến' Lisa, 'hất cẳng' Blackpink, chứng minh đẳng cấp idol Kpop

Jin (BTS) 'đại chiến' Lisa, 'hất cẳng' Blackpink, chứng minh đẳng cấp idol Kpop

Sao châu á

07:16:25 19/05/2025
Jin nam thần được săn đón nhất của nhóm nhạc nam thần tượng BTS vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã nhanh chóng lấy lại phong độ. Nam ca sĩ vừa cho ra mắt ca khúc thứ 2 như 1 lời tri ân đến người hâm mộ đã chờ đợi và ủng hộ anh trong nhi...
5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

Sức khỏe

07:15:35 19/05/2025
Gan có thể bị tổn thương và giảm chức năng do bệnh tật hoặc thói quen lối sống. Đôi khi, những triệu chứng cảnh báo sẽ xuất hiện ngay lập tức, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Tổng thống Putin có phải là nguyên nhân khiến giá vàng thế giới biến động?

Tổng thống Putin có phải là nguyên nhân khiến giá vàng thế giới biến động?

Thế giới

07:12:35 19/05/2025
Việc Tổng thống Nga vắng mặt tại đàm phán hòa bình với Ukraine liệu có phải là nguyên nhân chính khiến giá kim loại quý biến động mạnh?
Tranh cãi việc học sinh phải đồng thanh xin lỗi các hộ dân quanh trường

Tranh cãi việc học sinh phải đồng thanh xin lỗi các hộ dân quanh trường

Netizen

07:06:50 19/05/2025
Mới đây, một video ghi lại cảnh các em học sinh tại một trường tiểu học ở Hàn Quốc đồng thanh hô vang lời xin lỗi, gửi tới các hộ dân sống quanh trường, đã gây tranh cãi trên mạng xã hội nước này.
Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc vì 13s bóc trần nhan sắc, netizen sửng sốt "người thường không thể thế này"

Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc vì 13s bóc trần nhan sắc, netizen sửng sốt "người thường không thể thế này"

Hậu trường phim

07:04:43 19/05/2025
Không tạo hình cầu kỳ, Ha Ji Won vào vai một nhân viên văn phòng, ngồi trước màn hình máy tính trong không gian làm việc đơn giản nhưng nhan sắc thật của cô lại khiến ai nấy đều choáng ngợp.
Tóc Tiên với quà tặng đặc biệt cho fan

Tóc Tiên với quà tặng đặc biệt cho fan

Nhạc việt

06:53:47 19/05/2025
Sau thành công của Chị Đẹp Đạp Gió, Tóc Tiên tiếp tục mang đến một dấu ấn mới trong sự nghiệp bằng việc tổ chức fancon đầu tiên mang tên Fan Meet-Tien, diễn ra vào ngày 4-6 tại rạp xiếc Công viên Gia Định (TP HCM).
Toyota Camry thêm cá tính với phiên bản "Bóng đêm", dễ hút khách trẻ tuổi

Toyota Camry thêm cá tính với phiên bản "Bóng đêm", dễ hút khách trẻ tuổi

Ôtô

06:39:33 19/05/2025
Được trẻ hóa đáng kể qua hai thế hệ gần nhất, Toyota Camry nay càng nổi bật với phiên bản hoàn toàn mới trong đợt nâng cấp theo năm.
Ngày hè nóng nực, làm ngay cá hấp xì dầu cuốn rau sống chấm mắm nêm cực ngon lại thanh mát

Ngày hè nóng nực, làm ngay cá hấp xì dầu cuốn rau sống chấm mắm nêm cực ngon lại thanh mát

Ẩm thực

05:57:31 19/05/2025
Thịt cá mềm ngọt, thấm đẫm vị xì dầu đậm đà, cuốn cùng rau sống tươi mát, chấm chút mắm nêm thơm lừng thật ngon khó cưỡng.
Quang Thắng kể thời mới đóng Táo quân, phải uống thuốc an thần

Quang Thắng kể thời mới đóng Táo quân, phải uống thuốc an thần

Tv show

05:56:09 19/05/2025
NSƯT Quang Thắng lần đầu tiết lộ kỷ niệm thời mới đóng Táo Quân, suy sụp đến mức phải uống thuốc an thần khi bị đồng nghiệp công kích, trêu đùa.
Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng

Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng

Góc tâm tình

05:03:41 19/05/2025
Có lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc. Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi vật vã trên bàn sinh, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những cơn co thắt dồn dập kéo đến khiến tôi nghẹt thở.