Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?
Thái độ của TikToker Dược sĩ Tiến tiếp tục làm dấy lên câu hỏi về trách nhiệm của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội .
Vụ lùm xùm kẹo rau củ Kera (sản phẩm bị tố chứa hơn 33% Sorbitol - chất nhuận tràng, thay vì chất xơ như quảng cáo), đã khiến Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng một số người liên quan bị khởi tố. Một số người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội từng bảo vệ sản phẩm này nhanh chóng xoá bài, lên tiếng đính chính, xin lỗi. Trong khi đó, thái độ của TikToker có tên Dược sĩ Tiến lại khiến dư luận băn khoăn: “Liệu người này có đang thách thức dư luận lẫn luật pháp ?”
Thông tin sai lệch vẫn được lan truyền
Dược Sĩ Tiến, với nền tảng là cử nhân Đại học Y Dược Cần Thơ, từng xây dựng hình ảnh một TikToker có kiến thức, chuyên chia sẻ thông tin y khoa dễ hiểu. Đáng chú ý, từ ngày 7-3 đến 13-3, người này đăng tải nhiều video phân tích và bảo vệ kẹo Kera .
Điển hình, video đăng tải ngày 7-3, người này nói về kẹo Kera như sau: “Đây là một sản phẩm đơn thuần bổ sung các loại chất xơ, các loại bột rau… cái quý của các loại bột này là làm từ rau tươi”.
Trong các số video khác, người này nói hiện tượng tiêu chảy sau khi dùng kẹo Kera là do Inulin – một loại chất xơ hòa tan và cho rằng vấn đề chỉ nằm ở cách quảng cáo sai lệch của Công ty Chị Em Rọt (CER Group), chứ sản phẩm không có hại.
TikToker có tên “Dược sĩ Tiến” đăng bài về kẹo Kera
Ngày 6-4, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã bị bắt tạm giam. Cơ quan chức năng công bố kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm có thành phần chính là Sorbitol chứ không phải Inulin. Trong bối cảnh này, nhiều TikToker từng bênh vực kẹo Kera đã xoá video và thừa nhận sai lầm.
Ngược lại, Dược Sĩ Tiến đăng vài dòng ngắn gọn trên TikTok, với đại ý: “Ai sai, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ”. Các video gây tranh cãi, bao gồm đoạn video bảo vệ kẹo Kera đăng ngày 7-3 càng nhanh chóng đạt lượt tiếp cận “khủng”, đến hơn 1,5 triệu lượt xem. Cho đến nay (7-4), các video này vẫn nằm nguyên trên kênh của anh, không kèm lời xin lỗi hay giải thích rõ ràng.
Dư luận phẫn nộ vì nguy cơ “biến sai thành đúng”
Với hơn nửa triệu người theo dõi trên TikTok, các video của Dược Sĩ Tiến có sức ảnh hưởng đáng kể. Điều này khiến dư luận dấy lên lo ngại rằng các video này có thể sẽ tiếp tục định hình nhận thức của người xem, đặc biệt là những người chưa nắm rõ thông tin về vụ lùm xùm kẹo Kera rằng đây là sản phẩm an toàn hoặc có lợi như quảng cáo ban đầu.
Video đang HOT
Thậm chí, dù sản phẩm đã bị phanh phui nhưng các video này vẫn có thể góp phần duy trì sự tò mò hoặc nhu cầu mua sắm từ một bộ phận người tiêu dùng chưa cập nhật thông tin mới . Hoặc người tiêu dùng hoàn toàn có thể nghĩ rằng sản phẩm đã được “minh oan” bởi một người có kiến thức?
Cộng đồng mạng không giấu nổi bức xúc. Các bình luận dưới video của Dược Sĩ Tiến tràn ngập yêu cầu gỡ nội dung sai lệch , thậm chí kêu gọi tẩy chay.
Nhiều người đặt câu hỏi, sự thách thức của người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội này là vô tình hay cố ý?
Chất làm thuốc xổ trong kẹo Kera nguy hiểm ra sao, chuyên gia ra mặt nói rõ?
Ngày 4/4, Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục cùng một số thành viên trong CTCP Tập đoàn Chị Em Rọt - CER bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa dối người tiêu dùng.
C01 xác định thực phẩm bổ sung Kera Super Greens Gummies (kẹo rau củ Kera) là "hàng giả", do CER công bố, bắt đầu đưa ra thị trường vào cuối năm 2024, đã bán ít nhất hơn 135.300 hộp. Kẹo do CTCP ASIA LIFE tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, sản xuất theo đặt hàng của CER.
Kẹo được Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs khi livestream bán hàng đã quảng cáo "có thể thay cho rau xanh trong bữa ăn". Thực tế kiểm định kém xa so với quảng cáo. "Hành vi của các bị can đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng", theo thông báo của cơ quan điều tra.
Trong khi đó, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy các chỉ tiêu về hàm lượng đạm, đường, chất béo, năng lượng tổng cơ bản phù hợp với bản tự công bố của sản phẩm. Các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, nấm, kim loại nặng..., đều không phát hiện bất thường.
Tuy nhiên, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã phát hiện sản phẩm có chứa Sorbitol - là một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4 g/100g, nhưng không ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định.
Sorbitol là một dạng rượu đường (polyol) với công thức hóa học là C6H14O6, được biết đến như một hợp chất hữu cơ thường gặp trong ngành thực phẩm và y học. Dưới dạng lỏng, Sorbitol có màu trắng, không mùi, vị ngọt nhẹ và tan hoàn toàn trong nước hoặc rượu. Đây là phụ gia tạo vị ngọt được phép sử dụng trong thực phẩm, đồng thời còn có khả năng giữ độ ẩm và tạo độ bóng cho sản phẩm.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Sorbitol mang vị ngọt bằng khoảng 60% so với đường mía (sucrose) nhưng lại chứa ít calo hơn, chỉ khoảng 2,6 kcal mỗi gam so với 4 kcal của đường thông thường. Sorbitol có trong tự nhiên, xuất hiện trong các loại trái cây như táo, lê, mận, và cũng có thể được sản xuất nhân tạo từ glucose thông qua quá trình hydro hóa.
Ra đời trong ngành thực phẩm từ năm 1929 tại Mỹ, Sorbitol hiện nay được FDA công nhận là "Được công nhận là an toàn" (GRAS). Theo quy định, thực phẩm có thể chứa tối đa 7% Sorbitol. Loại chất tạo ngọt này ngày càng phổ biến trong việc giảm lượng đường trong chế độ ăn, không chỉ giúp nâng cao chất dinh dưỡng mà còn cải thiện kết cấu thực phẩm.
Ngoài vai trò trong thực phẩm, Sorbitol còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Nhờ khả năng giữ ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng, Sorbitol thường có mặt trong các loại kem dưỡng da, gel nền, và rất quen thuộc trong kem đánh răng, nơi nó vừa ổn định kết cấu, vừa tăng cường cảm giác tươi mát.
Trong ngành thực phẩm, Sorbitol còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho bánh quy, trái cây sấy khô, bơ đậu phộng, và các sản phẩm có độ ẩm thấp. Trong bánh nướng, nó không chỉ giữ sản phẩm mềm mại mà còn hoạt động như một chất dẻo, hạn chế quá trình cháy khi nướng.
Trong lĩnh vực y dược, Sorbitol có nhiều ứng dụng quan trọng. Đây là thành phần phổ biến trong thuốc nhuận tràng, thường sử dụng dưới dạng dung dịch uống để giảm táo bón. Đồng thời, Sorbitol cũng được sử dụng làm tá dược trong các loại thuốc viên hoặc các sản phẩm chứa vitamin C, đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình sản xuất thuốc.
Bên cạnh lợi ích, Sorbitol có thể gây tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá mức. Khi ăn nhiều hơn 10 gram/ngày, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng, dù tỷ lệ mắc không cao. Khi tiêu thụ quá mức, đặc biệt trên 50 gram mỗi ngày, Sorbitol có thể gây nhuận tràng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và mất cân bằng đường ruột.
Theo Cục An toàn thực phẩm, bên cạnh lợi ích, sorbitol cũng có tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá mức. Khi ăn nhiều hơn 10g/ngày, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng, dù tỉ lệ mắc phải không cao.
Khi tiêu thụ quá mức, đặc biệt trên 50g mỗi ngày, sorbitol có thể gây nhuận tràng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và mất cân bằng đường ruột.
Có thể thấy, dù được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm, sorbitol không hoàn toàn vô hại nếu tiêu thụ quá mức.
Chính vì thế, FDA khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, kiểm soát lượng sorbitol nạp vào và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ Hà Văn Thiệu - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết hiện nay tỉ lệ táo bón ngày càng tăng trong cộng đồng, gia đình, do các thói quen lười vận động, ít uống nước, ăn ít chất xơ... Đối với người lớn do áp lực cuộc sống, tâm lý căng thẳng cũng dẫn đến tăng tỉ lệ táo bón.
Táo bón gây ra rất nhiều hệ lụy như bệnh trĩ, sa trực tràng, gây tâm lý hay cáu gắt ảnh hưởng đến cuộc sống.
Do đó, nhiều người có xu hướng tìm tới các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, chống táo bón. Theo bác sĩ Thiệu, điều trị táo bón hiện nay là can thiệp chế độ ăn uống (chất xơ, đủ nước), thay đổi hành vi, điều chỉnh thói quen đi vệ sinh để đảm bảo rằng nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ - từng là nghiên cứu y sinh tại City of Hope (Mỹ) cho biết, Sorbitol thuộc nhóm "rượu đường", hay còn gọi là polyol. Tuy có vị ngọt nhưng không giống đường bình thường và không dễ phân hủy bằng các enzyme nên cơ thể ít hấp thụ. Sorbitol ngoài tác dụng tạo ngọt còn "trị táo bón" nhờ khả năng hấp thu nước. Khi đến ruột già, tác dụng "kéo nước" của chất này giúp làm mềm phân.
Chất rượu đường còn được lên men bởi vi khuẩn trong ruột già, tạo ra khí và axit béo chuỗi ngắn dẫn đến đầy hơi, kích thích nhu động ruột. Như vậy, người sử dụng kẹo rau củ Kera cảm nhận "chất xơ" trong kẹo có tác dụng với cơ quan tiêu hóa ngay.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ cho biết, lượng Sorbitol trong rau củ Kera tương đương 1g/viên nếu khách ăn khoảng 20 viên kẹo/ngày có thể gây khó chịu nếu cơ thể nhạy cảm với chất này.
Còn Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Hưng khuyến cáo, thực phẩm chức năng bán trên mạng hiện nay vẫn là một vấn đề nhức nhối khi người tiêu dùng không thể biết được sản phẩm sản xuất như thế nào. Trong khi đó, người dân không có thói quen đọc nhãn mác, nguồn gốc, hay mua theo tâm lý đám đông mách bảo. Sản phẩm chỉ tốt khi nhà sản xuất đảm bảo đúng cam kết.
FDA khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, kiểm soát lượng Sorbitol nạp vào và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
1 TikToker cúi đầu xin lỗi sau vụ Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt, thú nhận hàng loạt sai lầm của mình Động thái của người này khiến netizen ngỡ ngàng, bởi trước đó anh còn phát ngôn rất "gắt". Những ngày qua, thông tin Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs và 3 người khác bị Công an khởi tố, bắt tạm giam đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Một trong những nhân vật cũng được nhắc đến nhiều là TikToker Phan Bảo Long...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái gây bất ngờ của vợ tỷ phú Jeff Bezos hậu đám cưới

Bi kịch của thiếu niên Trung Quốc sau khi bị phạt squat 1.000 lần

Con gái làm phép tính "74=28" bị gạch sai, bố vò đầu bứt tai không hiểu tại sao, dân mạng thì cãi nhau ầm ầm

Thói quen ăn uống huỷ hoại thận cô gái 18 tuổi

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Bất ngờ với điểm chuẩn vào lớp 10 ở Đắk Lắk, có trường chỉ... 2,5 điểm

Loạt ô tô che chắn xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội 'gây sốt' mạng

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Khoảnh khắc 'như phim viễn tưởng' trong cơn mưa lớn ở Hà Nội

Bị phạt tù vì ăn cắp tiền điều trị ung thư cho con, người cha khóc ngất nghe tin con trai qua đời khi vẫn ngồi trong song sắt

Cuộc hôn nhân 'Chị ơi, anh yêu em' của Ngân Sát Thủ

Thiếu niên 14 tuổi liệt nửa người vì căn bệnh 'người già'
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Trần bất ngờ bật khóc trước cả trăm người, lý do ai nghe cũng đồng cảm
Hậu trường phim
23:56:33 01/07/2025
NSND Trịnh Kim Chi bikini nóng rực, ca sĩ Uyên Trang gặp tình trạng đáng lo
Sao việt
23:43:30 01/07/2025
Đạo diễn Trung Lùn: 'Làm giàu với ma 2' chất lượng gấp 5 lần phần 1
Phim việt
23:36:14 01/07/2025
Scarlett Johansson từng phải đóng những vai 'làm nền' trước khi nổi tiếng
Sao âu mỹ
23:11:44 01/07/2025
Bác sĩ cứu bé gái nguy kịch trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội được khen thưởng
Sức khỏe
23:09:15 01/07/2025
Cách nuôi con kín tiếng lạ thường của tỷ phú Jeff Bezos
Thế giới
23:09:06 01/07/2025
Cô gái 9X chưa yêu ai từ chối hẹn hò nam kỹ thuật viên hơn 10 tuổi
Tv show
23:08:17 01/07/2025
Tin người phụ nữ "đầu tư ở Bờ Biển Ngà", người đàn ông mất 2,9 tỷ đồng
Pháp luật
23:05:50 01/07/2025
Mưa lũ lớn, đề nghị Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh sẵn sàng hộ đê
Tin nổi bật
23:05:48 01/07/2025
Xót xa nữ diễn viên từng ngủ ngoài công viên, chạy xe công nghệ kiếm sống
Nhạc việt
22:56:57 01/07/2025