Vũ khí bảo vệ trẻ em
Sinh ra tại một làng chài ở Ghana, Selimatha Salifu phải đi làm từ khi mới 7 tuổi do cha mất sớm, mẹ bận chăm 6 em nhỏ.
Hằng ngày, em dậy từ 4 giờ sáng để kịp đón những chiếc thuyền đánh cá cập bờ, sau đó nhặt cá, làm cá và được trả công chỉ đủ mua chút bột và một ít gạo.
Salifu là một trường hợp điển hình trong số khoảng 160 triệu trẻ em, tương đương gần 1/10 tổng số trẻ em toàn cầu, đang phải lao động kiếm sống và con số này có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát hơn 2 năm qua.
Trẻ em làm việc tại một xưởng cơ khí ở Ghazni, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ba tuần trước, các đại biểu tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ năm về xóa bỏ lao động trẻ em tổ chức tại thành phố cảng Durban, CH Nam Phi, đã thông qua “Kêu gọi Hành động Durban” về chấm dứt lao động trẻ em, với thông điệp: cộng đồng quốc tế phải hành động khẩn cấp để đối phó với thảm họa lao động trẻ em, bởi “hậu quả của đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang và các cuộc khủng hoảng lương thực, nhân đạo và môi trường đe dọa đảo ngược nhiều năm tiến bộ chống lại lao động trẻ em.”
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) chỉ rõ COVID-19 có thể khiến nghèo đói gia tăng, từ đó cũng sẽ dẫn tới gia tăng lao động trẻ em, khi thu nhập và sinh kế của gia đình giảm sút, cha mẹ mất việc làm do đại dịch. Theo báo cáo của ILO, đại dịch bùng phát năm 2020 khiến số lao động trẻ em tăng lên 160 triệu trên toàn thế giới – tăng 8,4 triệu chỉ trong 4 năm và là mức tăng đầu tiên sau hai thập niên, đảo ngược xu hướng giảm trước đó. Báo cáo chỉ ra sự gia tăng đáng kể số trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi tham gia lao động, trong khi số từ 5 tuổi đến 17 tuổi làm công việc độc hại (được định nghĩa là công việc có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của các em) đã tăng 6,5 triệu lên 79 triệu.
ILO cảnh báo nếu tình hình không được giải quyết, đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 9 triệu trẻ em phải tham gia lực lượng lao động do hậu quả của đại dịch. Con số này có thể tăng lên 46 triệu nếu trẻ không được tiếp cận với các cơ chế bảo trợ xã hội thiết yếu. Trong khi đó, thế giới chỉ còn 3 năm để đạt được Mục tiêu số 8 trong các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, trong đó kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động và chương trình phòng, chống lao động trẻ em.
Video đang HOT
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6 năm nay là “Bảo trợ xã hội toàn dân nhằm chấm dứt lao động trẻ em”. Trong “Kêu gọi Hành động Durban” văn bản mà bà Martha Newton, Phó Tổng Giám đốc ILO về chính sách, đánh giá là phương tiện quan trọng để đạt được xóa bỏ lao động trẻ em, tiếp cận phổ cập bảo trợ xã hội là một trong 6 cam kết lớn. Trước đó, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Nam Phi bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ năm về xóa bỏ lao động trẻ em, Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder đã coi bảo trợ xã hội là một trong 3 đòn bẩy chính sách giúp cộng đồng quốc tế đạt được thành tựu giảm số lao động trẻ em trên thế giới xuống còn khoảng 30% (kể từ năm 1997), bên cạnh đòn bẩy giáo dục và đảm bảo các bậc phụ huynh có việc làm, thu nhập ổn định. Theo người đứng đầu ILO, các bậc phụ huynh thường phải bắt con cái đi làm vì thu nhập của gia đình quá thấp. Bởi vậy, bảo trợ xã hội, hỗ trợ thu nhập cho các gia đình nghèo chính là “vũ khí hữu hiệu” để bảo vệ trẻ em.
Báo cáo của ILO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về vai trò của bảo trợ xã hội trong việc xóa bỏ lao động trẻ em nhấn mạnh phương thức bảo trợ xã hội vừa giúp các gia đình ứng phó với những cú sốc về kinh tế hoặc sức khỏe, vừa làm giảm số lao động trẻ em và mang lại cơ hội học hành cho các em. Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng có quá ít tiến bộ đạt được trong việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được hưởng bảo trợ xã hội. Trên toàn thế giới hiện có 73,6%, tương đương khoảng 1,5 tỷ trẻ từ 0-14 tuổi, không nhận được hỗ trợ theo diện trợ cấp tiền mặt cho các hộ gia đình hoặc trẻ em. Do vậy, điều cấp thiết hiện nay là các nhà hoạch định chính sách và các quốc gia cần phải hành động quyết liệt để nhanh chóng giảm bớt tỷ lệ này, nếu không, đại dịch COVID-19, tình trạng xung đột, đói nghèo gia tăng và biến đổi khí hậu sẽ chỉ làm tăng lao động trẻ em.
ILO và UNICEF đã nêu bật “kim chỉ nam” giúp các chính phủ trên thế giới có thể thúc đẩy bảo trợ xã hội, góp phần xóa bỏ lao động trẻ em. Thứ nhất, cần thu hẹp khoảng cách về bao phủ bảo trợ xã hội đối với trẻ em, nghĩa là ưu tiên quyền lợi cho trẻ, cũng như mở rộng bảo trợ xã hội cho 2 tỷ người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, qua đó hỗ trợ họ chuyển đổi sang khu vực kinh tế chính thức. Thứ hai, cần xây dựng và đầu tư vào hệ thống bảo trợ xã hội tổng hợp, có thể cung cấp đầy đủ các quyền lợi trong suốt vòng đời, từ trợ cấp trẻ em và gia đình, trợ cấp thai sản và thất nghiệp đến lương hưu cho tuổi già, cũng như bảo vệ sức khỏe. Thứ ba, cần đảm bảo việc tạo ra các chương trình bảo trợ xã hội có tính bao trùm và nhạy cảm với lao động trẻ em. Ngoài ra, các nước cần xây dựng cam kết chính trị mạnh mẽ đã có để chấm dứt lao động trẻ em và thiết lập bảo trợ xã hội toàn dân nhằm tăng cường sự đồng thuận hành động. Tổng Giám đốc ILO khẳng định: ” Có nhiều lý do để đầu tư vào bảo trợ xã hội toàn dân nhưng xóa bỏ lao động trẻ em phải là một trong những lý do thuyết phục nhất, do tác động của vấn đề này đối với quyền và phúc lợi của trẻ”.
Trẻ em làm việc tại một mỏ vàng ở Gam, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ILO và UNICEF cũng cho rằng Chương trình Nghị sự phát triển bền vững và sự đồng thuận mạnh mẽ mà Hội nghị Lao động quốc tế đã thống nhất vào năm 2021, cũng như kết quả của Hội nghị toàn cầu lần thứ năm về xóa bỏ lao động trẻ em ở Durban vừa qua có thể giúp điều phối các sáng kiến quốc tế. ILO một lần nữa kêu gọi “Hãy chung tay trong việc xóa bỏ lao động trẻ em” và “Đặt trẻ em vào trọng tâm của các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng như các kế hoạch phục hồi hậu COVID-19″. Đó cũng là điều mà Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nam Phi: “Việt Nam đang chung tay và tình nguyện phối hợp thực hiện một nỗ lực đặc biệt nhằm xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em”.
Như đánh giá của Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder, Việt Nam là một trong 26 quốc gia tiên phong trong Liên minh 8.7 – một liên minh toàn cầu nhằm chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Từ năm 2018, Việt Nam đã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em và có chính sách quốc gia để xóa bỏ lao động trẻ em, bên cạnh nỗ lực hợp tác với ILO nhằm nâng cao năng lực và đảm bảo pháp luật được ban hành trong nước sẽ mang lại kết quả khả quan. Theo Tổng Giám đốc ILO, Việt Nam “đang có một nỗ lực rất nghiêm túc trong vấn đề xóa bỏ lao động trẻ em”. Sau Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, nhân Năm Quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em 2021, Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm thúc đẩy tiến độ của Việt Nam trong cuộc chiến chống lao động trẻ em.
Phát biểu tại hội nghị ở Durban, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố: “Không một nền văn minh nào, không một quốc gia nào và không một nền kinh tế nào có thể tự coi là đi đầu trong sự tiến bộ nếu sự thành công và thịnh vượng được tạo dựng từ những lao động của đứa trẻ”. Với việc thông qua “Kêu gọi Hành động Durban”, cộng đồng quốc tế đã làm mới lại cam kết hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025. Thời gian không còn nhiều, giờ là lúc tăng tốc hành động để bảo vệ trẻ em.
Hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em khai mạc tại Nam Phi
Phóng viên TTXVN tại Nam Phi đưa tin, ngày 15/5, hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em đã chính thức khai mạc tại thành phố cảng Durban, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi.
Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại một nước châu Phi với nỗ lực hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Việc làm và Lao động Nam Phi.
Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ hơn 180 nước, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các học giả và thành viên các tổ chức xã hội dân sự. Ảnh: Hồng Minh/ Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ hơn 180 nước, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các học giả và thành viên các tổ chức xã hội dân sự. Tại sự kiện diễn ra trong 6 ngày liên tiếp, các đại biểu sẽ chia sẻ thực tiễn và thúc đẩy hành động nhanh chóng nhằm xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời, cũng đánh giá lại những tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến lao động trẻ em. Tham gia sự kiện lần này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà dẫn đầu, sẽ có bài phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục đối với xóa bỏ lao động trẻ em.
Theo ILO, lao động trẻ em là công việc "tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em và có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần".
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết lần đầu tiên sau 20 năm, lao động trẻ em có xu hướng gia tăng trong khi thế giới chỉ còn 3 năm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, trong đó kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025.
Báo cáo mới nhất của ILO với UNICEF cho thấy hiện có hơn 160 triệu trẻ em trên toàn cầu đang phải tham gia lao động, trong khi hơn một nửa trong số đó ở độ tuổi từ 5 đến 11. Con số này đã tăng thêm 8,4 triệu trẻ em chỉ trong vài năm qua. Số liệu của tổ chức toàn cầu này cho thấy lao động trẻ em xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đến 70%. Ông Ryder cho biết: "Châu Phi là lục địa đang cần và từ đó các giải pháp cho thách thức lao động trẻ em toàn cầu sẽ xuất hiện".
Theo bà Jacqueline Mugo, Phó Chủ tịch khu vực của Tổ chức Người sử dụng lao động Quốc tế và Giám đốc điều hành của Liên đoàn Người sử dụng lao động Kenya, các nguyên nhân sâu xa của lao động trẻ em bao gồm nghèo đói, không chính thức, hạn chế tiếp cận giáo dục, yếu kém hoặc thiếu bảo trợ xã hội, thiếu thanh tra lao động và quản lý yếu kém. Bà cũng nhận định số nạn nhân lao động trẻ em đang tăng lên.
Bà Mugo phát biểu: "Trách nhiệm của chúng ta là làm tất cả những gì có thể để đảo ngược xu hướng này. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi chúng ta tiếp tục vật lộn với tác động của dịch bệnh COVID-19, đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng và sự tăng giá lịch sử do xung đột gần đây giữa Nga và Ukraine". Bà tuyên bố: "Những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta đã không thể hiện ý chí cần thiết hoặc theo đuổi các hành động tập thể toàn diện cần thiết để giải quyết".
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Hồng Minh/Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Đồng tình với bà Mugo, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh nghèo đói, thiếu khả năng tiếp cận với nền giáo dục chất lượng, thiếu bảo trợ xã hội (trợ cấp và hỗ trợ chăm sóc trẻ em) và di cư là những thách thức khiến các gia đình rơi vào "tình thế khó khăn không thể xảy ra"
Ông Ramaphosa nhận định sẽ có khoảng 8,9 triệu trẻ em bị cưỡng bức lao động vào cuối năm nay do những tác động của đại dịch COVID-19, vốn đã và đang làm sâu sắc thêm đói nghèo, bất bình đẳng và kém phát triển trên toàn thế giới. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025.
Tổng thống Nam Phi tuyên bố: "Không một nền văn minh nào, không một quốc gia nào và không một nền kinh tế nào có thể tự coi là đi đầu trong sự tiến bộ nếu sự thành công và sự giàu có của nó được tạo dựng từ những đứa trẻ".
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà dẫn đầu, sẽ có bài phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục đối với xóa bỏ lao động trẻ em. Ảnh: Hồng Minh/Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Dự kiến hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 20/5 với việc thông qua Kêu gọi Hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em, nhằm mục đích tạo ra một cam kết mới và tăng tốc giữa các chính phủ và các bên liên quan khác hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025. Đây cũng là sự kiện chuẩn bị cho Ngày nhận thức toàn cầu về lao động trẻ em vào ngày 12/6.
ASEAN kỳ vọng sớm có Trung tâm ứng phó y tế khẩn cấp và dịch bệnh chung Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN lần thứ 26, các bộ trưởng ASEAN bày tỏ mong đợi với việc thành lập, vận hành Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng ASEAN sẽ tiếp tục vững bước để vượt qua đại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Nộp 15 tỉ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được đề nghị giảm 7 năm tù
Pháp luật
10:46:11 08/05/2025
Đoàn Di Băng thành người bị hại vụ dầu gội "rởm", xin lỗi, CĐM đào clip PR lố?
Netizen
10:41:51 08/05/2025
Nana (After School) vác 'kiếm Nhật' đến Baeksang, Lisa chỉ còn là quá khứ?
Sao châu á
10:33:24 08/05/2025
Xe ga 155cc giá 41 triệu đồng trang bị ngang Air Blade, Vario, rẻ chỉ như Vision
Xe máy
10:30:02 08/05/2025
Sếp đến thăm ngôi nhà 17 tỷ của gia đình tôi, ngay hôm sau chồng tôi bị đuổi việc, lý do ông ấy đưa ra khiến cả nhà ngã ngửa
Góc tâm tình
10:27:29 08/05/2025
Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu
Tin nổi bật
10:16:03 08/05/2025
Phim lãng mạn Hàn cực hay nhất định phải xem: Nữ chính đã đẹp còn diễn đỉnh, nam chính đóng toàn siêu phẩm 2025
Phim châu á
10:04:58 08/05/2025
Mùa Hè nên ăn uống gì để có làn da đẹp?
Làm đẹp
09:47:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025