Vũ khí Mỹ dùng đối phó với Nga, Trung Quốc
Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Phòng thủ Tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) đang làm một hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới, dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo tạp chí National Interest, nếu chương trình này thành công, các hệ thống do AI điều hành sẽ mang lại cho quân đội Mỹ một hướng đi mới để đối phó với các radar rất mạnh của Nga và Trung Quốc.
EA-18G Growler do Boeing sản xuất có khả năng phân tích tín hiệu dạng sóng của đối phương tức thời.
“Chúng tôi đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận biết ngay tức thời xem radar của đối phương đang làm gì, và sau đó tạo hồ sơ gây nhiễu mới. Toàn bộ quá trình phán đoán, học hỏi và mô phỏng này diễn ra liên tục” – Giám đốc DARPA là Tiến sĩ Arati Prabhakar cho biết.
Các máy bay hiện hành – bao gồm máy bay F-22 và F-35 của hãng Lockheed Martin – đều có ngân hàng dữ liệu lập trình các tín hiệu radar của đối phương và hồ sơ gây nhiễu, được lưu trữ trong thư viện &’nguy cơ’.
Nhưng nếu các máy bay này chạm trán một tín hiệu mà chúng chưa từng gặp, hệ thống sẽ không nhận diện được mối đe dọa này. Đây cũng chính là sơ hở của máy bay trước mối đe dọa đó.
“Ngày nay, khi một máy bay thực hiện nhiệm vụ, chúng được nạp sẵn một loạt dữ liệu gây nhiễu – đó là các tần số đặc thù và các tín hiệu dạng sóng có thể truyền phát nhằm làm nhiễu hoặc phá radar của đối phương khi cần tự vệ” – ông Prabhakar nói.
Video đang HOT
“Hiện nay, đôi khi máy bay gặp một tần số mới hoặc tín hiệu dạng sóng lạ mà họ chưa lập trình, không có trong thư viện của máy bay. Nếu trong thời điểm đang có xung đột thì máy bay sẽ dễ bị lộ” – ông Prabhakar giải thích.
Còn trong thời bình, Lầu Năm Góc thường xuyên triển khai máy bay trinh thám tín hiệu như RC-135V/W Rivet Joint để thu thập dữ liệu về các tín hiệu dạng sóng mới. Dữ liệu này sau đó gửi tới một phòng thí nghiệm để phân tích, sau đó tạo hồ sơ gây nhiễu mới. Những hồ sơ này sẽ được cập nhật vào chương trình tác chiến của các máy bay chiến đấu như F-22, F-35 hay F/A-18.
Những năm trước khi diễn ra cách mạng số, các tín hiệu dạng sóng hiếm khi thay đổi, nên quá trình xử lý tuy chậm nhưng vẫn còn kịp thích ứng. Ngày nay, một tín hiệu dạng sóng có thể được tạo mới rất nhanh nên quá trình xử lý khiến các lực lượng của Mỹ rất dễ bị lộ.
“ Thế giới chậm chạp đó nay đã không còn. Giờ đây, không khó để sửa đổi hệ thống radar. Nếu bạn nghĩ về các công nghệ đã đưa truyền thông và Internet tới hàng tỉ người trên thế giới, thì đó cũng chính là các công nghệ mà mọi người đang dùng để điều chỉnh radar” – Prabhakar giải thích.
Hiện nay, máy bay chiến đấu của Mỹ có khả năng phân tích tín hiệu dạng sóng của đối phương tức thời chỉ có chiếc EA-6B Prowler của Northrop Grumman và chiếc EA-18G Growler do Boeing sản xuất. Dù có thư viện chứa hồ sơ về các mối đe dọa được lập trình từ trước, cả hai máy bay này đều phải chở theo các sĩ quan chiến tranh điện tử (EWO).
Các sĩ quan này có thể nhận dạng và phân tích tín hiệu dạng sóng mới, rồi tìm cách gây nhiễu ngay tức thời hoặc trong khoảng thời gian nhất định.
Còn nếu hệ thống chiến tranh điện tử mới dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo của DARPA hoạt động tốt, nó có thể giúp Lầu Năm Góc tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và thậm chí tính mạng của phi hành đoàn khi đối mặt với hệ thống tên lửa đất đối không, hoặc radar của máy bay chiến đấu.
“Tất cả những điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu của chúng tôi trong tương lai sẽ không phải chờ tới hàng tuần, hàng tháng hay cả năm trời, mà ngay tức thời, họ có thể chỉnh sửa và gây nhiễu radar mà họ đối mặt ngay trong không gian chiến sự” – Prabhakar nói.
Theo vietnamnet
Mỹ lập trận địa tên lửa tại Hàn Quốc, một mũi tên trúng nhiều đích
Mỹ đang có kế hoạch lập trận địa tên lửa tại quốc gia đồng minh Hàn Quốc nhằm đối phó với hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lo ngại đây là chiến lược giúp Mỹ thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Đông Á.
THAAD là hệ thống phòng thủ trên không chính xác nhất hiện nay
"Mượn dịp" Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa
Ngày 13-2, quân đội Mỹ đã triển khai thêm các hệ thống tên lửa Patriot tới Hàn Quốc, để đối phó với Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh bằng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Trụ sở quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cuối tuần qua cho biết, việc triển khai hệ thống tên lửa này là một phần trong bài diễn tập sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp sắp diễn ra với quân đội Hàn Quốc. "Việc tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã đi ngược lại ý muốn của cộng đồng quốc tế. Điều này yêu cầu Mỹ - Hàn Quốc phải duy trì khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo một cách hiệu quả. Các bài diễn tập đảm bảo rằng, chúng tôi luôn sẵn sàng chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên" - Trung tướng Thomas Vandal, Chỉ huy trưởng Quân đoàn 8 của USFK cho biết.
Các hệ thống tên lửa Patriot được điều động từ căn cứ quân sự Fort Bliss ở Texas và sẽ được đặt cùng vị trí với những hệ thống PAC-2 và PAC-3 Patriot ở căn cứ không quân Osan, cách Thủ đô Seoul khoảng 55 km về phía Nam. Patriot được sử dụng để đánh chặn máy bay và tên lửa ở phạm vi 96 km.
Việc triển khai hệ thống Patriot diễn ra trong bối cảnh Washington cân nhắc việc triển khai hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc. Thông tin này được đưa ra sau khi Triều Tiên đưa thành công một vệ tinh quan sát lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy hôm 7-2 vì mục đích khoa học. Tuy nhiên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng đây là một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên không được phép phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Vụ thử nghiệm này dấy lên nhiều quan ngại hơn sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 6-1.
Trung Quốc lo đối phó
Kế hoạch triển khai THAAD tới Hàn Quốc của Mỹ vấp phải chỉ trích từ Trung Quốc và Nga. Hai quốc gia này cho rằng, đây là mối đe dọa lớn tới sự cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực. Dù Seoul và Washington khẳng định, THAAD cần thiết để chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tiềm tàng từ Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh và Matxcơva vẫn nghi ngờ hệ thống này sẽ được sử dụng để đối phó với Trung Quốc và rất có thể là để do thám vùng Viễn Đông
của Nga.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã gặp Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc Kim Jang-soo để bày tỏ quan điểm rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ "gây hại nhiều hơn lợi". Phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc cũng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nếu THAAD được triển khai tại Hàn Quốc, đồng thời tỏ ra lo lắng về một liên minh quân sự lớn mạnh hơn giữa Seoul, Washington và Tokyo.
Nhạc Cương - một Đại tá quân đội Trung Quốc đã về hưu khi trò chuyện với tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hồng Kông đã cho rằng: "Nếu THAAD được triển khai tại Hàn Quốc, bước tiếp theo sẽ là liên kết với hệ thống tên lửa phòng thủ tại Nhật Bản. Điều này dẫn tới Hàn Quốc hình thành liên minh quân sự với Mỹ và Nhật Bản, giống như một tổ chức NATO thu nhỏ. Trung Quốc đang cố tránh tình trạng này, bởi mối đe dọa quân sự khi đó sẽ lớn hơn nhiều so với sự xuất hiện của một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo". Cũng theo cựu sĩ quan nói trên, mục đích triển khai hệ thống THAAD là nhằm thay đổi cán cân an ninh chiến lược ở Đông Á, làm suy yếu lợi thế quân sự của Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Từ Quang Dụ, nhà nghiên cứu cao cấp của Hiệp hội kiểm soát và giải trừ vũ khí Trung Quốc, cho rằng: "Radar băng tần X của THAAD có khả năng theo dõi trong phạm vi 3.000 - 4.000 km, có thể giám sát cả Trung Quốc và Nga. Điều này có nghĩa, mọi cuộc diễn tập trên bộ và trên không đều sẽ bị phát hiện, tần suất và số lượng của các máy bay cũng như vị trí của mọi phi trường quân sự cũng bị phơi bày".
Trong khi đó, Mỹ đang có các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc để giải thích rằng việc lắp đặt hệ thống phòng thủ này không nhằm phá hoại lợi ích an ninh của Trung Quốc, hãng tin Yonhap dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết ngày 15-2. Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm tới lời giải thích từ phía Washington.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật tăng tốc sản xuất tên lửa đối phó Triều Tiên Mỹ và Nhật Bản sẽ sản xuất phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3 block IIA nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Mỹ và Nhật Bản sẽ sản xuất phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3 block IIA nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Đài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025