Vũ khí “nguy hiểm” của Hải quân Đánh bộ Nga
Siêu tàu đệm khí Zubr và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 là 2 vũ khí được đánh giá “đặc biệt nguy hiểm” của Hải quân Đánh bộ Nga.
Hải quân Đánh bộ Nga (biệt danh “cái chết đen”) là lực lượng tác chiến nằm trong biên chế Hải quân Nga, và thường được huy động để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt xa bờ.
Là lực lượng có nhiệm vụ tác chiến chính trên biển và trên đất liền cho nên Hải quân Đánh bộ Nga được trang bị các phương tiện đặc biệt giúp hỗ trợ trong tác chiến trên biển cũng như trên cạn. Nổi bật nhất trong số đó là siêu tàu đổ bộ đệm khí Zubr và xe chiến đấu BMP-3.
Tàu đổ bộ đệm khí “khủng” nhất thế giới Project 12322 Zubr được xem là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới hiện nay, với khả năng hỗ trợ đổ bộ nhanh trên mọi loại địa hình và với sức tải lớn nó có thể mang theo cả một tiểu đoàn. Đồng thời, các tàu lớp Zubr có tốc độ di chuyển cực nhanh nhờ vào các động cơ cánh quạt cực lớn khiến nó trở thành tàu đổ bộ khí nhanh nhất thế giới.
Siêu tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr.
Tàu được thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực ( tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ.
Ngoài ra, nó có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính).
Hỏa lực trên tàu Zubr tương đối mạnh mẽ với 2 giàn pháo phản lực 140mm (22 ống phóng/bệ) để yểm trợ hỏa lực cho quân đội. Trong tác chiến phòng không, tàu có 2 hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630, 4 hệ thống phòng không 9K34 Strela-3 hoặc Igla-S.
Xe bọc thép BTR-80 chui ra từ bụng “con quái vật”.
Các tàu lớp Zubr (tiếng Nga có nghĩa là Bò rừng) được trang bị 5 động cơ tuốc bin khí công suất lớn Kuznetsov NK-12 (tổng công suất 36.000 mã lực) và 4 hệ thống nén khí có công xuất 24.000 mã lực để nâng con tàu trên mặt nước, qua đó nó có thể đạt vận tốc hơn 100km/h khi lướt đi trên biển. Thậm chí, các thử nghiệm trong điều kiện thuận lợi cho thấy Zubr có thể tăng tốc đến 70 hải lý (130 km /h).
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F
Do tính chất của hoạt động đặc biệt tất cả các xe chiến đấu bộ binh thuộc biên chế của Hải quân Nga đều có khả năng lội nước. Trong đó, có thể nói tới xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, mẫu xe đã đạt kết quả tốt qua các thử nghiệm cấp nhà nước của Nga và được đưa vào sản xuất để trang bị cho hải quân nước này.
BMP-3 là thiết kế xe chiến đấu bộ binh mới nhất hiện nay của Nga được dùng cho nhiệm vụ rộng gồm: bảo vệ bộ binh; yểm trợ hỏa lực cho bộ binh; chiến đấu với bộ binh địch; phá hủy xe tăng, thiết giáp, công sự phòng ngự đối phương…
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
Video đang HOT
BMP-3 nặng 18,7 tấn, dài 7,14m, rộng 3,2m, cao 2,4m, kíp lái 3 người (trưởng xe, pháo thú, lái xe) và chở được thêm 7 lính. Biến thể BMP-3F dùng cho hải quân đánh bộ có một số điểm cải tiến gồm: lắp lá chắn sóng; quanh tháp pháo được bố trí lá chắn sóng để ngăn nước biển chảy vào; gỡ bỏ thiết bị tự đào công sự…
Điểm cải tiến tốt nhất trên BMP-3 so với đời xe BMP trước là hệ thống hỏa lực mạnh cho phép hủy diệt xe tăng hiện đại của đối phương.
Xe trang bị tháp pháo tròn gắn pháo 2A70 cỡ 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn dường bằng lade 9M117 Bastion cho phép diệt tăng địch cách xa 4km. Pháo 100mm được tích hợp với hệ thống nạp đạn tự động cho phép bắn ở tốc độ cao. Đặc biệt, nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại giúp xe bắn chính xác mục tiêu (bằng pháo và tên lửa) trong trạng thái “tĩnh” và “động”, thậm chí di chuyển trên mặt nước.
Bộ 3 vũ khí của BMP-3 gồm: pháo chính 100mm, gắn bên trái là pháo 30mm, bên phải là 7,62mm.
Ngoài khẩu 100mm, BMP-3 còn trang bị pháo cao tốc 2A72 30mm gắn với pháo chính, và một khẩu PKT 7,62mm. Cơ số đạn trên BMP-3 gồm: 8 quả tên lửa Bastion; 40 đạn pháo 100mm nổ mạnh; 500 viên đạn 30mm và 6.000 đạn 7,62mm.
Khác với thế hệ BMP-1, BMP-2, thì BMP-3 trang bị thiết bị đẩy ở đuôi thay vì bơi bằng bánh xích, cho tốc độ 10km/h. Biến thể BMP-3F cho phép xe đổ bộ trong điều kiện biển động và kéo theo một xe khác cùng loại, thậm chí nó có thể chạy liên tục 7 tiếng trên biển.
BMP-3 lội nước
Mặc dù, BMP-3 hoặc BMP-3F được giới thiết kế đánh giá cao, nhưng theo Tạp chí RIR, Hải quân Đánh bộ Nga không thực sự hài lòng với BMP-3F. “Chỉ sau 30 phút lội nước thì các thiết bị điện tử trên BMP đều gặp sự cố”, RIR cho biết.
Vì thế, Quân đội Nga vẫn đang phát triển các dòng xe chiến đấu bộ binh mới để trang bị cho quân đội nước này và nhất là một mẫu xe chiến đấu dành cho lực lượng Hải quân Đánh bộ Nga trong tương lai. Và mẫu xe mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Hải quân Nga dành cho một xe chiến đấu bộ binh có khả năng lội nước và có thể tiến hành di chuyển từ tàu đổ bộ vào đất liền với khoảng cách từ 15-40km
Theo Kiến thức
Giải pháp nâng cấp xe lội nước PT76 cho Hải quân đánh bộ Việt Nam
Tập đoàn Chế tạo máy đặc chủng và luyện kim Nga đã đưa ra thiết kế đề xuất hiện đại hóa xe tăng lội nước PT-76.
Trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam có một số lượng lớn (khoảng 450) các xe tăng lội nước của Liên Xô và các nước khác thuộc khối XHCN phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 sau này còn có thế hệ 2 là PT-76B năm 1958.
Kíp lái 3 người, hỏa lực chính gồm pháo 76,2 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Có thể tăng cường súng phòng không 12,7 mm. Xe có vỏ giáp khá mỏng, khoảng 20 mm mũi xe và tháp pháo nên khả năng bảo vệ yếu trước các loại đạn xuyên giáp hoặc đạn chống tăng.
PT-76 được tiết kế chủ yếu để hỗ trợ bộ binh tại những nơi có địa hình lầy lội, nhiều sông ngòi vùng nhiệt đới. Xe PT-76 được biên chế cho các lực lượng hải quân đánh bộ tham gia các chiến dịch đổ bộ từ các tàu đổ bộ lên bờ biển, hải đảo, thực hiện nhiệm vụ yểm trợ và chi viện hỏa lực, tiêu diệt các xe tăng thiết giáp của đối phương.
Do đó xe có khả năng lội nước tốt, nhưng chỉ có vỏ giáp mỏng (đảm bảo khả năng bơi), trọng lượng 14 tấn. Với động cơ 240 mã lực, xe có tốc độ trên đường đất là 44km/h, lội nước tốc độ 10,2 km/h.
Ở Việt Nam, xe tăng PT-76 đã tham gia nhiều chiến dịch như chiến dịch đường 9 Nam Lào, chiến dịch An Lộc và hiệp đồng binh chủng trong nhiều chiến dịch lớn.
Xe tăng PT-76 đổ bộ đường biển
Mặc dù đã có thời gian phục vụ rất lâu, xe tăng PT-76 đến nay vẫn là lực lượng đột phá tuyến phòng ngự bờ biển của hải quân đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển, vượt qua địa hình phức tạp ven bờ và mở hành lang tấn công cho bộ binh.
Trong tác chiến hiện đại, PT-76 có những điểm yếu quan trọng cần khắc phục. Đó là hỏa lực yếu, tốc độ pháo bắn chậm (6-8 phát/phút), không có khả năng phòng không, không có hệ thống ổn định pháo - kính ngắm do đó để bắn chính xác xe phải dừng ngắm. Tốc độ cơ động chậm cả trên mặt nước và trên bộ.
Tập đoàn Chế tạo máy đặc chủng và luyện kim Nga đã đưa ra thiết kế đề xuất hiện đại hóa xe tăng lội nước PT-76. Tăng được lắp đặt pháo tốc độ bắn cao, tên lửa có điều khiển và hệ thống kính ngắm chống bắn tỉa, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Đề xuất này có thể tăng cường thời gian phục vụ của PT-76 thêm nhiều năm nữa. Xe PT-76 chỉ giữ lại thân xe, khung gầm và hệ thống chuyển động.
Sơ đồ xe PT-76 với tháp pháo hiện đại
Phương án hiện đại hóa PT-76 nhằm tăng cường tối đa sức mạnh hỏa lực của xe tăng. Các nhà thiết kế đã đề xuất là thay thế hoàn toàn tháp pháo và vũ khí trang bị.
Tháp pháo được thiết kế theo mô hình mới, lắp pháo tự động 57 mm, 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Cornet; súng máy hạng nặng Kord 12,7 mm; súng phóng lựu tự động AG-30; hệ thống điều khiển hỏa lực tầm xa tự động hóa cao và thiết bị quang điện tử tìm kiếm phát hiện mục tiêu.
Sơ đồ pháo 57mm, kính ngắm quang điện tử và tên lửa chống tăng Cornet
Pháo tự động 57-mm S-60 và hệ thống nạp đạn tự động được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Burevestniksch sử dụng hai loại đạn tiêu chuẩn là đạn nổ phá mảnh vạch đường và đạn xuyên giáp với tốc độ bắn 120 phát/phút.
Đạn xuyên giáp trên tầm bắn 1120 m có khả năng xuyên thép 100 mm. Pháo tự động sử dụng đạn phòng không đặc chủng có thể diệt các mục tiêu ở tầm xa đến 6 km. Pháo bắn phát một, loạt ngắn 2-3 viên và liên thanh đến 30 viên đạn. Hệ thống nạp đạn tự động có trong trống đạn 20 viên đạn các loại. Cơ số đạn là 70 viên đạn xuyên giáp và nổ phá.
Súng máy 7,62 mm đồng trục với pháo tự động 57 mm có cơ số đạn là 2000 viên,
Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm kính ngắm quang video Liga-S ổn định tầm hướng, có các kênh quang học, hồng ngoại và đo xa laser, thiết bị đo xa laser còn được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa chống tăng Cornet, kênh ngắm song song kính ngắm súng máy phòng không 1P67.
Kính ngắm có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, chống nhiễu chiến trường và nhiễu địa hình. Hệ thống điều kiển hỏa lực có thiết bị tự động bám mục tiêu quang ảnh nhiệt dẫn đường cho tên lửa chống tăng Cornet.
Hệ thống kính quang học cho phép phát hiện các thiết bị kính ngắm và quan sát quang học của đối phương và tấn công tiêu diệt. Đây là một ưu thế mà PT-76 trong tương lai nhằm lực lượng bắn tỉa và chống tăng của đối phương.
Hiệu quả bắn của tổ hợp pháo 57 và hệ thống điều khiển hỏa lực: xe tăng là 1000m, xe thiết giáp 2500 m, các mục tiêu khác bao gồm cả trực thăng chiến đấu là 4000 m.
Tầm bắn hiệu quả của tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet 5000m. Khả năng xuyên giáp là 1200 mm.
Xe tăng PT-76 lắp pháo tự động 57 mm
Tập đoàn Muromteplovoz Nga cũng đưa ra một phương án khác dành cho các xe tăng PT-76 của hải quân đánh bộ trong các tình huống yểm trợ hỏa lực bộ binh khi đổ bộ từ hướng biến, đánh chiếm bàn đạp đầu cầu và phòng không tầm gần.
Mục đích chủ yếu của giải pháp cũng nhằm tăng cường sức mạnh hỏa lực của xe trong đổ bộ đường biển. Tháp pháo và pháo tăng 76-mm, súng máy đồng trục 7,62mm được thay thế bằng pháo tự động 30 mm 2A42 và trung liên 7,62mm PKTM, súng phóng lựu tự động 30 mm AG-17.
Hệ thống pháo tự động và súng máy đồng trục được lắp hệ thống ổn định tầm hướng. Xe PT-76 trở thành xe yểm trợ hỏa lực mạnh đổ bộ đường biển. Để tăng cường khả năng diệt tăng, xe được lắp thêm 2 - 4 ống phóng tên lửa chống tăng Cornet. Hệ thống hỏa lực được trang bị kính ngắm ngày đêm TKN-4GA trên tất cả các góc bắn tầm và hướng.
Tổ hợp pháo 30 mm, súng máy PKMT và súng phóng lựu AG - 17
Trong tình huống chiến đấu, xe có thể được lắp các tấm giáp chắn đạn nổ lõm, phía sườn xe và phía sau được lắp các lưới chắn đạn phóng lựu chống tăng, xe cũng được trang bị hệ thống phóng đạn khói azot.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet.
Xe tăng PT-76 lắp tổ hợp pháo 30 mm
Để thay thế các động cơ diesel đã lỗi thời và tăng cường khả năng cơ động, trên xe tăng PT-76 được lắp động cơ thế hệ mới 420 mã lực và lắp đặt hệ thống ly hợp bánh răng hành tinh của xe BMD-3. Xe có thể chạy trên đường với tốc độ 60 km/h, bơi nước với vận tốc 14 km/h.
Theo Kiến Thức
Sức mạnh máy bay ném bom chiến lược của Nga Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev Tu-160) là một trong những phi cơ ném bom lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được nghiên cứu và chế tạo. Máy bay Tu-160 được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ siêu âm đa năng , được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025