Vũ khí uy lực của Nga, Mỹ “chạm trán” toé lửa ở Syria?
Mỹ lần đầu tiên sau hơn 25 năm tung pháo đài bay B-52 đến Trung Đông kể từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh. Cũng không chịu kém cạnh, Nga liên tiếp triển khai hai vũ khí bảo bối trong Không lực của mình đến chiến trường Syria.
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ mới đây cho biết, họ đã quyết định triển khai máy bay ném bom B-52 đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar để tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm gia tăng sức ép lên IS, đẩy mạnh và nhanh hơn nữa cuộc chiến tiêu diệt lực lượng khủng bố này.
Mặc dù B-52 là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong Không lực Mỹ với 60 năm tuổi đời nhưng nó vẫn là vũ khí chủ lực của Không quân. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng, những chiếc máy bay ném bom B-52 sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả ở chiến trường Syria mà gây ít thương vong cho dân thường.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử… Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Nếu như Mỹ triển khai máy bay ném bom già cỗi nhưng thiện chiến B-52 thì Nga cũng không kém phần hoành tráng khi tung ra hai loại trực thăng tấn công hàng đầu của mình là “Cá sấu” Ka-52 và “Thợ săn đêm” Mi-28N.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 11/4 cho biết, Ka-52 và Mi-28N đều đã xuất hiện trên bầu trời Syria để tham gia nhiệm vụ oanh kích, tiêu diệt các lực lượng khủng bố.
Cả Mi-28N và Ka-52 đều đã bắt đầu xuất kích thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria. Mi-28N được sử dụng lần đầu tiên ở gần chiến trường thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs hồi cuối tháng Ba. Trong khi đó, Ka-52 chính thức chiến đấu ở các khu vực gần thành phố Homs từ đầu tháng Tư.
Video đang HOT
Ka-52 Alligator là máy bay trực thăng trinh sát và chiến đấu thế hệ mới của Nga. Trực thăng Ka-52 hiện được đánh giá là một trong những trực thăng tấn công uy lực nhất thế giới. Ka-52 có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác. Nó cũng có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (xe bọc thép lẫn công sự), chi viện hỏa lực hay tấn công các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng Ka-52 Alligator (Cá sấu)
Ka-52 cũng là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng K-37-800M giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Điểm vượt trội của Ka-52 so với các trực thăng tấn công khác là khả năng cơ động rất cao. Nó có thể bay lùi với tốc độ 130 km/h và bay ngang với tốc độ 100 km/h. Một ưu thế nữa của Ka-52 là khả năng bay kiểu xoáy, nghĩa là bay xung quanh một điểm ngắm và hướng hệ thống vũ khí về phía mục tiêu.
Trong khi đó, Mi-28N là biến thể thế hệ thứ 5 của trực thăng tấn công Mi-28 do Nga sản xuất, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm, diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, mục tiêu trên không hay chi viện hỏa lực cho lục quân. Nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Trực thăng Mi-28N
Trực thăng Mi-28 có thể tàng hình trước radar, có khả năng tấn công vượt trội, thậm chí là tấn công cả các máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6km trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong đêm tối và đạt tốc độ từ 500-600 km/giờ. Loại trực thăng này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhanh gấp 2,5 lần so với người tiền nhiệm MI-24.
Việc Nga liên tiếp tung hai loại vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí của Không quân đến chiến trường Syria đã đủ để cho thấy quyết tâm của nước này trong cuộc chiến diệt trừ tổ chức IS cũng như quyết tâm giữ vững lợi thế mà họ đã giành được trên chiến trường quốc gia Trung Đông kể từ sau khi chính thức phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào đây hồi tháng 9 năm ngoái.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Vì sao Mỹ bất ngờ điều B-52 "già cỗi" đến Syria?
Lần đầu tiên sau hơn 25 năm kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, Mỹ bất ngờ quyết định đưa pháo đài bay già cỗi B-52 đến Syria để tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Ảnh minh họa
Theo tuyên bố được Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ phát đi hồi cuối tuần trước, một số lượng không xác định máy bay ném bom B-52 đã được triển khai đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của bộ chỉ huy liên quân do Mỹ dẫn đầu chịu trách nhiệm điều hành chiến dịch không kích chống IS ở Syria và Iraq.
"Những chiếc máy bay B-52 sẽ cho phép liên quân tiến hành các cuộc tấn công chính xác với hiệu quả mong muốn", Trung tướng Charles Q. Brown Jr. người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ đã phát biểu như vậy. Quyết định điều B-52 đến Qatar được đưa ra đúng một ngày, sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa lên tiếng thề sẽ tăng cường hơn nữa cuộc chiến diệt trừ IS khi ông này có chuyến thăm đến thủ đô Baghdad của Iraq hôm 8/4.
Như vậy, có thể hiểu, B-52 là một phần trong những nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng sức ép lên IS một tổ chức khủng bố đang trở thành mối đe dọa đáng sợ nhất đối với toàn cầu.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. Hai nguyên mẫu đầu tiên của dòng máy bay này được thử nghiệm lần đầu năm 1952. Sau đó, qua 8 lần cải tiến, Mỹ sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và đến nay, B-52 vẫn nằm trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ.
B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử...
Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Vì sao Mỹ điều B-52 già cỗi đến Syria?
Có thể khẳng định rằng, dù là một trong những chiếc máy bay già cỗi nhất trong Không quân Mỹ, B-52 vẫn sở hữu sức mạnh tấn công hàng đầu trong kho vũ khí của không lực.
Khi đưa ra thông báo về quyết định tung B-52 vào chiến trường Syria, Trung tướng Brown đã giải thích: "Quyết định đưa B-52 đến Trung Đông thể hiện quyết tâm kiên định của chúng tôi trong việc dồn ép đến cùng lực lượng IS đồng thời thể hiện cam kết bảo vệ khu vực trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào trong tương lai".
B-52 được đưa đến Qatar để thay thế cho những chiếc máy bay ném bom B-1 mà Mỹ vừa rút về hồi tháng 2 để bảo dưỡng. Thiếu máy bay ném bom B-1, lực lượng tấn công của Mỹ ở Syria đã suy giảm sức mạnh tương đối. Đây là lý do khiến số lượng các cuộc không kích nhằm vào IS của liên quân trong tháng 2 đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 8 tháng trở lại đây.
Dù chỉ đảm nhiệm 7% nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Iraq và Syria nhưng những chiếc B-1 là tác giả của gần 40% tổng số bom của liên quân dội xuống hai chiến trường này. Ngoài mang số lượng bom nhiều hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của lực lượng Mỹ đang tham chiến ở Iraq và Syria, những chiếc máy bay ném bom B-1 còn có thể liên tiếp hoạt động trong 10 giờ đồng hồ không ngừng nghỉ mỗi lần xuất kích. B-1 có thể bay ở tốc độ siêu thanh và vì thế chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Iraq và Syria trong vài phút.
"Pháo đài bay" B-52 với những năng lực tương tự như B-1 được xem là một sự thay thế hoàn hảo cho phi đội B-1 được rút đi.
Máy bay ném bom B-52 đã có 60 tuổi đời. Mặc dù là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong lực lượng Không quân Mỹ nhưng B-52 vẫn có khả năng không kích hiệu quả như máy bay chiến đấu hiện đại. Vì thế, cho đến thời điểm này, những chiếc B-52 vẫn đóng vai trò chủ lực trong phi đội ném bom tầm xa của siêu cường số 1 thế giới.
Mỹ đã nhiều lần nỗ lực tìm cách chế tạo, phát triển một loại máy bay ném bom xuyên lục địa mạnh hơn B-52 nhưng cho đến nay những nỗ lực như vậy đều thất bại. Kết quả là B-52 vẫn trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong kho vũ khí của Không quân Mỹ và mỗi lần có nhiệm vụ quan trọng ở vùng xung đột là B-52 lại được cử đi.
Vân Linh
Theo_VnMedia
UAV siêu nhỏ: Nga đuối sức trong cuộc đua với Mỹ Theo ArmyTimes ngày 3/4, đến năm 2018, Lục quân Mỹ sẽ được trang bị loại UAV bỏ túi Black Hornet dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Theo giới thiệu, UAV Black Hornet Nano có chiều dài 10 cm, rộng 2,5 cm và nặng chỉ có 16 g. Black Hornet Nano được trang bị một camera tí hon có khả năng truyền...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
"Thám tử Kiên" Quốc Huy: Nam thân màn ảnh Việt, cưới vợ hơn 10 năm chưa có con
Sao việt
20:09:11 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025