Vụ kiện gà Mỹ và ‘vũ khí’ bảo vệ hàng Việt
Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị kiện.
Xu hướng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ngày càng tăng khi thuế suất nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng về mức 0%. Hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) Việt phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại giá rẻ ngay trên sân nhà.
Do vậy, PVTM với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trước hàng nhập khẩu được xem là biện pháp cuối cùng để bảo vệ hàng nội địa. Tuy nhiên, DN Việt lại ít sử dụng, thậm chí có DN gần như không biết đến trong khi DN nước ngoài lại tận dụng rất tốt.
Không dám kiện vì sợ thua
Hồ sơ khởi kiện chống bán phá giá gà nhập từ Mỹ đã được gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương từ cuối năm 2015. Tuy nhiên, đến nay vụ kiện vẫn chưa có tiến triển.
Giải thích về sự chậm trễ này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Ngọc kể năm 2015, gà Mỹ nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ bất thường, chưa đến 20.000 đồng/kg khiến giá gà nuôi trong nước rớt thảm hại, người nuôi lỗ nặng, đóng cửa trang trại. Trước thực trạng trên, các DN, chủ trang trại đều bức xúc và đồng lòng khởi kiện chống bán phá giá gà Mỹ.
“Rất tiếc là đến đầu năm 2016 khi bổ sung hồ sơ cho vụ kiện thì các DN lại tỏ ra không tích cực, ngại làm các hồ sơ, thủ tục liên quan và có tâm lý trông chờ cơ quan quản lý. Hiện hiệp hội đang làm việc với các DN để tiếp tục theo đuổi vụ kiện” – ông Ngọc cho biết.
Một số DN thép Việt đã sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại. Ảnh: ML
Video đang HOT
Mới đây, thông tin với báo chí về vụ kiện trên, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ ra rằng trong việc sử dụng công cụ PVTM, DN Việt còn có tâm lý sợ sệt. “Ví dụ với vụ kiện gà Mỹ, Cục rất ủng hộ vì có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị kiện tơi bời. Đơn cử như tôm, cá tra… mấy năm nay đều bị áp thuế chống bán phá giá. Có điều lúc đầu DN chăn nuôi trong nước hừng hực khí thế nhưng khi bàn chuyện cùng bắt tay nhau kiện thì lại đùn đẩy cho nhau, có tâm lý kiện cũng không thắng, trong khi đây là vụ có khả năng thắng nếu DN quyết tâm khởi kiện”
- ông Nam chia sẻ.
Ngành cao su, nhựa cũng là ngành phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đưa ra ví dụ về các sản phẩm săm lốp Trung Quốc nhập vào Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su – Nhựa TP.HCM, cho hay sản phẩm này bán với giá rất rẻ nhưng Việt Nam không có biện pháp PVTM nào.
“Đa phần DN trong ngành đều là những đơn vị vừa và nhỏ, họ thường chỉ lo sản xuất, kinh doanh và hiểu biết về thị trường cũng không nhiều. Hơn nữa họ thiếu thông tin nên không quan tâm đến việc ảnh hưởng của hàng nhập khẩu giá rẻ bất thường” – ông Anh lý giải.
Nhiều DN cũng thừa nhận tâm lý lo lắng về chi phí thuê mướn luật sư cao và không muốn dính dáng đến kiện cáo vì lo mất thời gian.
Phải đồng lòng mới thành công
Quyết định chính thức áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc của Bộ Công Thương mới đây đánh dấu sự bắt đầu chủ động của các DN Việt trong việc áp dụng các công cụ phòng vệ. Bởi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp trên xuất phát từ yêu cầu của các công ty thép như Thép Hòa Phát, Thép Miền Nam, Gang thép Thái Nguyên, Thép Việt Ý.
Đại diện Công ty Thép Hòa Phát kể: ban đầu rất khó khăn để các công ty thép lớn trong nước ngồi lại với nhau để thực hiện vụ kiện thép ngoại. Quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng gian nan. Bởi các DN đứng đơn phải bảo vệ được lợi ích chung cho toàn ngành và có bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của ngành từ sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc.
“Để làm được điều này, các DN phải hiểu rõ về vũ khí phòng vệ mà trong nước đang có, nắm thông tin đầy đủ về thị trường và quan trọng là các DN trong ngành phải đồng lòng” – đại diện Công ty Thép Hòa Phát đúc kết.
Nói thêm về điều này, bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng Điều tra Cục Quản lý cạnh tranh, nhìn nhận gần đây DN một số ngành hàng đã bắt đầu ý thức về tầm quan trọng của công cụ PVTM, nhất là ngành thép. Tuy vậy, Việt Nam vẫn sử dụng rất ít các biện pháp PVTM.
Để khắc phục tình trạng trên, theo bà Giang, trước tiên các DN Việt nên khởi đầu bằng việc sử dụng biện pháp tự vệ. Sau đó chuyển sang chống bán phá giá, còn biện pháp chống trợ cấp thì khó hơn, bởi cần có nhiều kinh nghiệm và kiến thức pháp luật của các nước có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Một số chuyên gia cũng đề xuất các hiệp hội, cơ quan quản lý hỗ trợ DN để họ có sự chủ động trước những vụ kiện PVTM.
Lơ mơ về phòng vệ thương mại Một khảo sát về mức độ hiểu biết của DN về PVTM do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện mới đây cho thấy hơn 15% DN không biết, 63% DN có nghe nói nhưng không biết sâu; gần 20% đã từng tìm hiểu sơ sơ và chỉ có gần 2% DN đã tìm hiểu tương đối kỹ. Khảo sát trên cũng chỉ ra DN vừa thiếu thông tin, khả năng huy động được nguồn lực để đi kiện còn hạn chế, không có khả năng tập hợp bằng chứng. Trong giai đoạn 1995-2015, các quốc gia thành viên WTO đã tiến hành một số lượng khổng lồ các vụ việc điều tra và sử dụng công cụ PVTM với hơn 300 vụ áp dụng biện pháp tự vệ, gần 5.000 vụ điều tra chống bán phá giá và 380 vụ chống trợ cấp. Trong khi đó, hơn 10 năm qua Việt Nam chỉ mới tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ thương mại với một số sản phẩm như phôi thép, thép dài; bột ngọt; dầu thực vật…
Theo_PLO
Kiện phòng vệ thương mại: Giải pháp nào để ứng phó hiệu quả?
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu (XK) của Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Thường những vụ kiện sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với những mặt hàng có kim ngạch XK lớn như cá tra, basa, tôm, da giày... Giải pháp nào để ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Ít doanh nghiệp hiểu về phòng vệ thương mại
64% trong số 1.000 DN được hỏi trả lời "có nghe nói, nhưng không biết sâu"; 16% DN trả lời không biết; chỉ 1,8% DN trả lời đã tìm hiểu tương đối kỹ về các biện pháp PVTM... là con số được ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng Điều tra vụ kiện PVTM của DN trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đưa ra tại buổi tập huấn cho các DN nhỏ và vừa Hà Nội về "Sử dụng hiệu quả biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" do Sở Công thương Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức mới đây.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm của mình. Ảnh: Huy Hùng
Theo ông Tô Thái Ninh, trong quá trình hội nhập, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ càng mạnh khi rào cản thuế quan dần được dỡ bỏ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất mà các nước sẽ áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là các nước ASEAN. Như vậy, hàng hóa từ các nước có FTA với Việt Nam sẽ không còn rào cản khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng lên khi lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng dưới tác động và hiệu ứng của các FTA. Vì vậy, DN trong nước sẽ phải chống đỡ với nhiều vụ việc PVTM mà các nước áp dụng với hàng hóa XK của Việt Nam.
Đáng lưu ý, không chỉ tập trung tại các thị trường XK chính của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, các vụ kiện PVTM đối với hàng XK của Việt Nam còn đến từ các thị trường của các nước đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, mặt hàng bị kiện nhiều nhất là thép, giày dép, sợi... Ngoài ra, không chỉ các mặt hàng có kim ngạch XK cao bị kiện, mà ngay cả những mặt hàng chỉ có kim ngạch XK thấp cũng bị áp dụng các biện pháp PVTM.
Khi bị vướng vào các vụ kiện PVTM, DN sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại. Ngoài việc giảm năng lực cạnh tranh, kim ngạch, là nguy cơ mất thị trường XK. Bên cạnh đó, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, khi bị kiện thời gian áp thuế 5 năm cùng với thời gian gia hạn thuế sẽ khiến kế hoạch kinh doanh của DN bị ảnh hưởng.
Cần tăng tính liên kết
Theo ông Tô Thái Ninh, khó khăn của DN là khả năng tập hợp lực lượng, huy động nguồn kinh phí tham gia các vụ kiện. Tuy nhiên, PVTM là một công cụ được trao cho các ngành sản xuất nội địa nhằm bảo vệ cả ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh đơn lẻ, chứ DN không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, ngoại trừ trường hợp DN đó là đại diện của ngành.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, có hai điều không nên là DN tự tin đến mức không tìm hiểu pháp luật trong PVTM và tính cộng đồng của các DN không cao dẫn đến tình trạng khi áp lực hàng hóa nhập khẩu tràn vào nhưng vẫn cho rằng không phải việc của mình. DN cần nhận thức rõ, trong vấn đề này sẽ xảy ra tình trạng "chết" cả ngành sản xuất, chứ DN không nên nghĩ "nhà hàng xóm cháy không liên quan đến nhà mình". Vì vậy, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối các DN tham gia và trực tiếp tham gia cùng với DN sử dụng các công cụ PVTM.
Theo khuyến cáo, các DN XK cần nhận thức rõ nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tăng lên dẫn đến việc các hàng rào kỹ thuật sẽ được siết chặt hơn và nguy cơ bị kiện phá giá ngày càng tăng. Bản thân DN và các hiệp hội ngành nghề phải có những bước chuẩn bị cần thiết để chủ động hơn trong PVTM và ứng phó với các vụ kiện. Để làm được như vậy, trước hết DN cần hiểu rõ và nắm vững các quy trình, thủ tục điều tra cũng như các thông tin liên quan đến PVTM quốc tế. Để chuẩn bị cho vụ kiện, DN cần tập hợp những bằng chứng bán phá giá, bán hàng được trợ cấp, bằng chứng về những thiệt hại gây ra đối với mình, thuê luật sư tư vấn theo kiện... Đây là những yêu cầu cốt yếu cho mọi nguyên đơn trong các vụ kiện PVTM, dù công việc này đòi hỏi chi phí lớn. Bên cạnh sự đoàn kết, thống nhất giữa các DN với hiệp hội để có chiến lược kháng kiện cụ thể, các DN cần phối hợp với những nhà nhập khẩu có cùng lợi ích. Đặc biệt, để tránh bị vướng vào các vụ kiện, DN cần đa dạng hóa thị trường, tìm thị trường mới, cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu... Về phía các cơ quan nhà nước, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công cụ PVTM; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu của DN gắn với mục tiêu PVTM...
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải: Điều các DN đang thiếu là thái độ hợp tác trước các vụ kiện PVTM. Dù là với tư cách nguyên đơn hay bị đơn thì nhiều DN còn rất kém về thái độ tiếp cận. Hơn nữa, các DN vẫn còn tâm lý ngại kiện tụng, nhất là kiện với DN nước ngoài. Đây là rào cản DN buộc phải vượt qua khi tham gia "sân chơi" chung.
Theo_Hà Nội Mới
Thép nhập khẩu tiếp tục bị điều tra Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu. Thép mạ nhập khẩu bị Bộ Công Thương kiểm tra Quyết định này được ban hành sau khi Bộ Công Thương xem xét đơn kiện từ đại diện ngành sản xuất thép mạ trong nước gồm 4 nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2

"Hố tử thần" xuất hiện trên mặt đường quốc lộ sau trận mưa lớn

Giải cứu 11 học sinh mắc kẹt khi tắm suối gặp cơn mưa lớn ở Hòa Bình

Thông tin mới vụ hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm vào nhóm chung của trường
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Thế giới
23:49:29 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Mải cà phê, săn hàng hạ giá, sinh viên giật mình khi cuối tháng "trắng ví"
Netizen
22:41:52 20/05/2025