Vừa bỏ AstraZeneca, EU ký hợp đồng ‘khủng’ mua 1,8 tỉ liều vaccine của Pfizer
Liên minh châu Âu (EU) sắp ký kết thỏa thuận đặt mua 1,8 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 của liên danh Pfizer- BioNTech.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là thông tin được tờ New York Times công bố ngày 27/4 và thỏa thuận này là một bước tiến dài trong tiến trình đàm phán giữa EU với Pfizer, gắn với vai trò nổi bật của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen.
Thời điểm tháng 2/2021, chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 gặp nhiều thách thức. Nhiều khu vực ở châu Âu lúc đó nằm trong trạng thái đóng cửa, người số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt. Cùng lúc, AstraZeneca tuyên bố gặp phải một số vấn đề trong sản xuất, không có khả năng cung ứng vaccine cho EU theo hợp đồng đã ký kết. Đó cũng là khoảng thời gian mà lãnh đạo EU và cá nhân bà Ursula von der Leyen hứng chịu chỉ trích trong và ngoài EU.
Video đang HOT
Một tháng sau, bà von der Leyen liên tục có các cuộc trao đổi bằng tin nhắn, điện thoại với Albert Bourla, Giám đốc điều hành Pfizer – cũng là một đối tác cung cấp vaccine cho EU. Trong thảo luận, hai bên làm rõ được hai vấn đề lớn gắn với nhu cầu và khả năng của nhau: Pfizer có thể cung cấp số lượng nhiều hơn, còn EU có nhu cầu ngày một lớn đối với vaccine này.
Ngoại giao cá nhân của người đứng đầu EC đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận lớn, dự kiến sẽ được hoàn tất trong tuần này. Theo đó, EU sẽ nhận được 1,8 tỉ liều vaccine từ Pfizer-BioNtech, cũng là loại vaccine đầu tiên được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép phê chuẩn sử dụng khẩn cấp. Trong đó, 900 triệu liệu sẽ được chuyển giao đến năm 2023 và 900 liều còn lại sẽ được cung ứng sau mốc thời gian này.
Thỏa thuận này đưa EU trở thành khách hàng lớn nhất của Pfizer, vượt Mỹ, nước đặt mua 300 triệu liều trước đó. Hợp đồng cũng có điều khoản cho phép EU được bán lại hoặc viện trợ vaccine cho các đối tác khác. Tháng 11/2020, EU cũng từ ký hợp đồng ban đầu với Pfizer, đặt mua 200 triệu liều vaccine, kèm lựa chọn mua thêm 100 triệu liều bổ sung.
Thông tin về thỏa thuận hợp tác mới giữa EU và Pfizer xuất hiện tại thời điểm liên minh này vừa khởi kiện AstraZeneca. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/4, phát ngôn viên EC cho biết việc khởi kiện được thực hiện vào 23/4 và quyết định này nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). “AstraZeneca đã không tôn trọng một số điều khoản có trong hợp đồng và không đủ khả năng để đưa ra một chiến lược đáng tin cậy về giao vaccine đúng hẹn”, phát ngôn viên EC nói.
Thông báo này được đưa ra sau khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố rằng EU sẽ không có bất kỳ hợp tác nào với AstraZeneca trong các chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tới đây của khối. Theo bà, EU sẽ chỉ mua vaccine sử dụng công nghệ mRNA, như Pfizer hay Moderna, cho các vòng tiêm chủng tới.
Giới chức Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 không gây phản ứng đông máu
Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh ngày 18/3 thông báo các chuyên gia nước này không tìm thấy bất cứ mối liên quan trực tiếp nào giữa việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với triệu chứng đông máu ở người được tiêm.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Kết luận trên được MHRA đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tạm dừng sử dụng vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) cùng trường Đại học Oxford phối hợp bào chế, do lo ngại về các phản ứng phụ.
Theo MHRA, để đi đến kết luận tên, các nhà khoa học của Anh đã thực hiện nghiên cứu đối với cả vaccine của AstraZeneca/Oxford, cũng như vaccine do hãng Pfizer (Mỹ) cùng BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Bên cạnh đó, các dữ liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu là tương đương giữa nhóm đối tượng được tiêm chủng và nhóm chưa được tiêm chủng. Tuyên bố của bà June Raine - Giám đốc MHRA nêu rõ: "Không có bằng chứng cho thấy khả năng gia tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch khi tiêm một trong hai loại vaccine này".
MHRA cũng cho biết chỉ phát hiện 5 trường hợp xuất hiện huyết khối hiếm trong não trong số 11 triệu người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca. Với khẳng định việc tiêm vaccine đem lại nhiều lợi ích hơn so với các nguy cơ, cơ quan này khuyến nghị nên tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban về thuốc điều trị cho người Munir Pirmohamed thì ngụ ý rằng ngay cả khi có mối liên hệ giữa hiện tượng xuất hiện huyết khối và việc tiêm vaccine, không nhất thiết phải dừng chương trình tiêm chủng.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17/3 nhấn mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca mang lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào, do đó các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.
Hiện tượng đông máu được cho là thường xuyên xảy ra và là nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến thứ 3 trên toàn cầu. Trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, các nước thường xuyên thông báo những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, song không hẳn toàn bộ các triệu chứng xuất hiện sau đó là hệ quả của việc tiêm chủng. Ủy ban Cố vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine đang thận trọng đánh giá dữ liệu an toàn mới nhất và sẽ công bố ngay khi có kết quả.
Chuyên gia Hàn Quốc nhận định vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hiệu quả 95% Một ủy ban chuyên gia của Hàn Quốc ngày 23/2 cho biết vaccine của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức sản xuất có hiệu quả hơn 95% trong việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc sử dụng vaccine này cho người trẻ tuổi không tạo ra vấn đề nào. Vaccine ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ
Tin nổi bật
11:27:06 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025