Vùng núi phía bắc có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia , hiện không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu ông Bắc Bắc Bộ, gây mưa rào và dông rải rác, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Gió đông bắc trong đất liền cấp 2, cấp 3.
Các chốt kiểm soát dịch bệnh để ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi lây lan tại tỉnh Bến Tre. Ảnh: ÔNG HÀ
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, hôm nay (7-3) các tỉnh vùng núi Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày và đêm nay có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trời rét. Cảnh báo, ở các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
* Năm 2019, nắng nóng sẽ xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm tại các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Mặt khác, nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 8 trên cả nước phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1oC, riêng tháng 3 khu vực Bắc Bộ có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 đến 2oC.
* Theo Tổng cục Thủy lợi, sau ba đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2018 – 2019 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, các địa phương cơ bản lấy đủ nước cho các diện tích phụ thuộc vào các hồ chứa thủy điện. Theo đó, lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt một là 1,18 tỷ m3, đợt hai là 1,5 tỷ m3, đợt ba là 1,74 tỷ m3; tổng cộng ba đợt là 4,42 tỷ m3 nước.
* êm 5, rạng sáng 6-3, tại huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì (Hà Giang) xảy ra mưa đá kèm gió lốc kéo dài 10-20 phút làm một người bị thương, năm nhà sập; 202 nhà bị tốc mái; 16 nhà bị thủng, vỡ tấm lợp… Riêng huyện Bắc Quang có 54 ha ngô bị ảnh hưởng và thiệt hại; 56 ha cam bị rụng quả; 13,2 ha keo bị đổ… Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các huyện đang xác minh thiệt hại, huy động lực lượng giúp các hộ gia đình khắc phục hậu quả.
* Tỉnh Thanh Hóa lên phương án di dời khẩn cấp 359 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đất và lũ ống, lũ quét cao ở huyện Mường Lát đến nơi an toàn. Trước đó, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho huyện Mường Lát lập phương án di dời và tái định cư khẩn cấp cho 150 hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng bởi sạt lở đất và lũ. Tuy nhiên, đầu năm 2019, sau khi rà soát, huyện Mường Lát bổ sung phương án di dời và tái định cư cho 359 hộ.
* Tại huyện Ba Tri (Bến Tre), độ mặn đo được tại các kênh nội đồng trên địa bàn tăng nhanh. Hiện dao động ở mức 1 – 1,5, Với độ mặn trên, sẽ có 11 nghìn ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng. Nếu tăng lên khoảng 2 thì vụ lúa đông xuân 2018 – 2019 có nguy cơ mất trắng.
* Tại tỉnh An Giang, khô hạn, xâm nhập mặn đang đe dọa 254 nghìn ha lúa đông xuân. Ngoài ra, toàn tỉnh có hơn 7.200 ha rừng đang có nguy cơ cháy cao. Chi cục kiểm lâm tỉnh đã nâng mức báo động cháy rừng lên cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), xây dựng 35 phương án, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để ứng trực 24/24 giờ.
Video đang HOT
* Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực chủ động về con giống, cây trồng thích hợp với độ mặn cao giúp nông dân trồng lúa đối phó biến đổi thời tiết, như giống lúa Cà Mau 1 và Cà Mau 2. Các giống này có khả năng chịu được độ mặn cao, cho năng suất 5 – 6 tấn/ha.
* ồn Biên phòng Gành Hào, huyện ông Hải (Bạc Liêu) đã cứu hộ bốn ngư dân trên tàu cá CM-95982TS bị chìm trên biển và đưa vào bờ an toàn. Trước đó, tàu hoạt động cách cửa biển Gành Hào khoảng một hải lý đã vướng phải vật thể lạ dưới đáy biển, làm thủng ba lỗ lớn, nước tràn vào đầy các khoang rồi trôi dạt tự do trên biển.
* Theo Cục Thú y, trong ngày 5-3, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện thêm tại hai tỉnh là Hòa Bình và iện Biên. Như vậy, tính từ ngày 1-2 đến ngày 5-3, DTLCP đã xảy ra tại 331 hộ ở 49 xã, 20 huyện của chín tỉnh, thành phố là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, iện Biên và Hòa Bình. Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 6.471 con. Ngày 6-3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng ức Tiến và lãnh đạo Cục Thú y đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Hòa Bình.
* ể người chăn nuôi yên tâm khai báo khi lợn bị nhiễm DTLCP, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, sau năm ngày lợn bị tiêu hủy, chính quyền phải hỗ trợ tiền để bà con yên tâm. Trước mắt, thành phố hỗ trợ 38 nghìn đồng/kg lợn hơi.
* Nhằm ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm, tỉnh Nam ịnh đã thành lập một đội kiểm dịch động vật lưu động và bốn chốt kiểm dịch động vật liên ngành đóng tại quốc lộ 10 (TP Nam ịnh); trạm thu phí Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc); khu vực gần chân cầu Non Nước – quốc lộ 10 (huyện Ý Yên) và bến phà Sa Cao (huyện Xuân Trường). Chủ tịch UBND tỉnh Nam ịnh yêu cầu các chốt kiểm dịch hoạt động 24/24 giờ từ ngày 5-3 cho đến khi có thông báo dừng hoạt động.
* Ngày 6-3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh đã tổ chức ba chốt kiểm soát cấp tỉnh, kiểm soát nguồn lợn nhập từ các nơi khác vào địa bàn tỉnh Bến Tre.Theo đó, ba chốt kiểm soát được lập tại cửa ngõ ra, vào tỉnh; cơ quan chức năng sẽ kiểm tra niêm phong, giấy kiểm dịch từ địa phương cho xuất lợn và tổ chức phun xịt thuốc tiêu độc khử trùng xe chở lợn. Hiện, trung bình mỗi ngày có khoảng 6 đến 7 xe (hơn 100 tấn) chở lợn từ các tỉnh ồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… vào Bến Tre.
Cấp hơn 2.500 tấn gạo cho năm địa phương
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho năm địa phương để hỗ trợ cứu đói trong kỳ giáp hạt năm 2019. Cụ thể, tỉnh Lai Châu được xuất cấp 674,595 tấn; tỉnh Gia Lai 572,565 tấn; tỉnh Hòa Bình 91,995 tấn; tỉnh Lạng Sơn 217,860 tấn và tỉnh iện Biên 979,995 tấn. UBND các tỉnh nêu trên tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục bùng phát, xác lợn chết trôi khắp sông
Theo các địa phương nơi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, tình trạng lợn chết bị người dân vứt xuống sông, không được tiêu huỷ đúng cách khiến cho công tác dập dịch gặp rất nhiều khó khăn.
Lợn chết người dân lén lút vứt ra sông ở huyện Hưng Hà. Ảnh: KL.
Ngày 3.3, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, sau xã Đông Đô (Hưng Hà), Lô Giang (Đông Hưng), đến nay dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát tại các xã Tây Đô, Duyên Hà (Hưng Hà), Dục An, Đông Hải (Quỳnh Phụ).
Toàn tỉnh Thái Bình đã tiêu hủy trên 613 con lợn các loại, của hơn 54 hộ chăn nuôi ở ở 19 thôn, 6 xã thuộc 3 huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ với tổng trọng lượng lợn đã tiêu hủy là hơn 37.245 kg.
Ông Đặng Túc Thành - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình cho biết, qua kiểm tra, các ngành chức năng đã vào cuộc tích cực, song nguy cơ phát sinh, lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi còn chủ quan, lơ là và thiếu trách nhiệm. Đáng lo nhất là tình trạng người dân vẫn còn vứt xác lợn chết bừa bãi ra môi trường khiến cho công tác kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch rất khó khăn.
Ông Lê Xuân Thùy - Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn (Hưng Hà) cho biết: "Từ ngày 17.2 đến nay, ngày nào chúng tôi cũng thu vớt được lợn chết mà người dân vứt trên sông Tà Sa theo dòng nước trôi về địa bàn xã. Có ngày, cán bộ xã vớt và xử lý chôn lấp gần 20 con lợn chết".
Tình trạng này này không những làm cho cán bộ địa phương phải căng mình kiểm tra, giám sát trên các tuyến đường bộ và trên sông thuộc địa bàn mà còn ấn chứa nguy cơ phát sinh bệnh dịch cho đàn gia súc của người dân trong xã là rất lớn.
Lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến đường vào tỉnh.
Theo ông Thuỳ, người dân giấu bệnh dịch và xử lý lợn chết không theo quy định sẽ là mối nguy cơ lớn nhất khiến cho công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi của các cấp, các ngành trong tỉnh gặp khó khăn.
Để khoanh vùng dập dịch, tỉnh Thái Bình đã lập 50 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các xã có dịch và vùng bị uy hiếp; Hằng ngày thực hiện việc rắc vôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Trong đó, 17,9 tấn hóa chất, hơn 402 tấn vôi bột đã được tỉnh sử dụng phun, rải tại địa bàn có dịch và vùng bị uy hiếp.
Nhằm ngăn chặn mầm dịch phát sinh ra từ tỉnh Thái Bình, lây lan từ các tỉnh ngoài vào, tỉnh Thái Bình lập chốt kiểm soát tại cầu Tân Đệ, cửa ngõ nối với tỉnh Nam Định; chốt kiểm soát tại Cầu Nghìn, Cầu Hiệp (huyện Quỳnh Phụ); chốt tại Triều Dương, La Tiến (Hưng Hà).
Một trong những khó khăn của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch hiện nay là số đông hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ (không kể trang trại, toàn tỉnh hiện có gần 7.500 gia trại và 75.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ), mật độ chăn nuôi cao, môi trường ô nhiễm, gây khó khăn cho công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm...
Một số địa phương có dịch có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nên việc kiểm soát ổ dịch gặp khó khăn. Ngoài ra, UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện nhiều biện pháp khoanh vùng và dập dịch.
Trong đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tham gia phòng chống dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Chủ động xây dựng phương án để ứng phó khi dịch xảy ra trên diện rộng hơn.
Theo Laodong
Phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Kiên quyết thực hiện 5 KHÔNG Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan trên diện rộng, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn cần thực hiện nghiêm túc "5 KHÔNG" để tránh phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường. Cụ thể, để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi, Cục Thú...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện kho chứa gần 12.000 lon sữa bột không rõ nguồn gốc ở Long An

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi
Có thể bạn quan tâm

Siêu sao HLE "báo hại" cả đội lại còn "giúp" T1
Mọt game
08:27:47 25/05/2025
Thấy vợ cũ hối hả xách đồ ăn vào viện, tôi lặng lẽ tìm hiểu thì đau lòng với cảnh tượng diễn ra trước mắt
Góc tâm tình
08:25:21 25/05/2025
Ngọc Trinh xác nhận đã chia tay
Sao việt
08:16:37 25/05/2025
Giải mã bộ phim Trung Quốc đang hot nhất hiện nay: Gây sốt bởi chuyện tình giằng xé quá cuốn, nữ chính nhan sắc quá hợp
Hậu trường phim
08:14:06 25/05/2025
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu
Thế giới
07:56:06 25/05/2025
10 phim ngôn tình hay nhất thế kỷ 21: Hạng 1 sau 20 năm vẫn hot chỉ nhờ một cái chạm tay
Phim âu mỹ
07:46:48 25/05/2025
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí
Nhạc quốc tế
06:56:01 25/05/2025
Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu
Netizen
06:52:54 25/05/2025
Britney Spears bị chính quyền "thăm hỏi" vì hành động này trên máy bay
Sao âu mỹ
06:45:03 25/05/2025
Gợi ý 6 món đân dã mà ngon như đặc sản, thích hợp đãi cả nhà cuối tuần
Ẩm thực
06:08:18 25/05/2025