WB tài trợ chương trình tiêm chủng vaccine cho một số nước châu Á
Ngân hàng thế giới (WB) sẽ tài trợ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại một số nước châu Á, gồm Afghanistan, Bangladesh và Nepal.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một bệnh viện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: AP
Theo quyết định công bố ngày 18/3, Afghanistan sẽ được nhận 113 triệu USD để triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả. Khoản tiền 60 triệu USD trong đó sẽ do Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) – một cơ quan thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) chuyên hỗ trợ những nước nghèo nhất thế giới, phân bổ. Theo WB, gói tài trợ này nhằm giúp Afghanistan tiêm chủng cho 17% dân số nước này và hỗ trợ nước này phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Thông qua IDA, WB cũng sẽ tài trợ 500 triệu USD cho Bangladesh và 75 triệu USD cho Nepal.
Ngoài hỗ trợ về tài chính, ngân hàng này còn hỗ trợ về kỹ thuật và tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kiến thức với nhiều nước tại Nam Á về các khía cạnh khác nhau của công tác xây dựng chương trình tiêm chủng, cũng như triển khai các chiến lược tiêm chủng vaccine công bằng và bình đẳng.
Afghanistan, Bangladesh và Nepal là 3 trong số các nước nghèo nhất ở châu Á tính theo GDP bình quân trên đầu người.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, WB đã cung cấp 12 tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc mua và phân phối vaccine ngừa COVID-19, cũng như tiến hành xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Không thể chờ đợi, các nước nghèo tự tìm nguồn vaccine COVID-19
Honduras "mệt mỏi" khi phải đợi chờ vaccine phòng COVID-19 qua một chương trình của Liên hợp quốc (LHQ) ở thời điểm số ca mắc mới của nước này vẫn gia tăng. Do vậy, quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé quyết định "tự thân vận động" đảm bảo nguồn vaccine COVID-19 qua thỏa thuận riêng.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một bệnh viện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: AP
Các quốc gia khác cũng mất dần kiên nhẫn. Nhưng hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia lo ngại nỗ lực "tự thân vận động" này có thể gây ảnh hưởng đến các chương trình do LHQ ủng hộ về việc phân phối công bằng vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Những nước như Serbia, Bangladesh và Mexico gần đây tiêm vaccine COVID-19 cho người dân qua các thỏa thuận thương mại hoặc quyên góp. Lựa chọn này được cho sẽ khiến nguồn cung vaccine cho những chương trình như COVAX trở nên ngày càng khan hiếm hơn bởi các nước giàu vốn đã thu mua lượng lớn nguồn cung vaccine COVID-19 của năm nay. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã phối hợp với WHO hình thành COVAX- chương trình đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu.
Nhà ngoại giao của Nam Phi tại LHQ - Mustaqeem De Gama nghi ngờ rằng các quốc gia đăng ký tham gia COVAX có nguy cơ chỉ nhận được "10% lượng họ yêu cầu". Ngay cả khi đạt được thành công thì mục tiêu đề ra của COVAX cũng chỉ ở mức tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 30% người dân ở những nước nghèo.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói rằng nước này buộc phải cắt giảm thỏa thuận sau khi những quốc gia giàu có thâu mua lượng lớn vaccine COVID-19. Ông Aleksandar Vucic than phiền rằng những giàu đã mua quá nhiều so với lượng thực tế họ cần. Nhà lãnh đạo đánh giá: "Cứ như thể họ định tiêm cho tất cả chó mèo trong nước vậy".
Anh đã đảm bảo được 360 triệu liều và dự kiến mua thêm 150 triệu liều, trong khi dân số nước này chỉ là 56 triệu người. EU cũng đảm bảo 1,6 tỷ liều, đủ để tiêm cho số người gấp 3 lần dân số hiện tại của khối. Canada cũng đặt hợp đồng mua vaccine với số lượng gấp 4 lần dân số nước này.
Serbia đã chi 4 triệu USD cho COVAX từ năm 2020 nhưng vẫn chưa được nhận vaccine và từ tháng 1, nước này đã khởi động chiến dịch tiêm chủng với vaccine mua của công ty dược Pfizer (Mỹ), Nga và Trung Quốc.
Vào đầu tháng 2, Liên minh châu Phi đã hoàn thành thỏa thuận 400 triệu liều vaccine AstraZeneca (Anh) do Viện Serum tại Ấn Độ sản xuất. Đây là số liều bổ sung cho 600 triệu liều mà châu Phi dự kiến được nhận từ COVAX. Theo AP, để đảm bảo được nhận vaccine AstraZeneca nhanh chóng, chính phủ Nam Phi đành miễn cưỡng trả mức giá cao hơn.
COVAX trong khi đó kỳ vọng gửi những liều vaccine đầu tiên đến châu Phi vào cuối tháng này nhưng kế hoạch còn phụ thuộc vào năng lực nhà sản xuất.
Các hộp đựng vaccine COVID-19 được chuyển đến Dhaka, Bangladesh. Ảnh: AP
Nhà cố vấn cấp cao Kate Elder tại tổ chức Bác sĩ không biên giới đánh giá không nên chỉ trích những nước đang phát triển về thỏa thuận vaccine riêng bởi đó chính là điều những nước giàu đã thực hiện từ năm 2020.
Bà Kate Elder nói: "Mọi quốc gia có thể làm điều mà họ cho là cần thiết để bảo vệ người dân". Tuy nhiên, việc những nước nghèo tự tiếp nhận vaccine nhanh hơn COVAX có thể gây tác động đến các nỗ lực trong lương lai của Liên hợp quốc.
Ấn Độ ký hợp đồng cung cấp hàng triệu vaccine cho COVAX nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa thông qua điều này, đồng nghĩa với việc New Delhi chưa thể chuyển vaccine cho chương trình của LHQ. Cùng thời điểm này, Ấn Độ tặng các nước láng giềng Sri Lanka, Bangladesh và Nepal trên 5 triệu liều vaccine.
Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cảnh báo rằng thế giới đang trên "bờ vực xuống cấp đạo đức" nếu vaccine COVID-19 không được phân phối công bằng. WHO không có thẩm quyền buộc các nước giàu có chia sẻ vaccine.
Na Uy cho biết sẽ gửi vaccine đến các quốc gia đang phát triển nhưng không công bố chi tiết số lượng quyên góp. Anh cũng cho biết sẽ chỉ đóng góp vaccine sau khi hoàn thành chương trình tiêm chủng riêng của nước này.
Hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới Theo số liệu được hãng tin AFP tổng hợp, tính đến ngày 18/3, đã có hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Essen, Đức, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Số liệu tổng hợp phản ánh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được đẩy nhanh tại các nước trong thời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Có thể bạn quan tâm

Ôm bụng bầu ngồi đợi chồng thì ô tô đột ngột tắt máy giữa trưa nắng gắt, tôi gọi chồng ra cứu thì người xuất hiện khiến tôi uất ức bắt taxi đi về
Góc tâm tình
06:35:51 10/05/2025
Bắt một cán bộ Chi cục thi hành án dân sự ở Bình Phước do lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Pháp luật
06:32:21 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc
Sao châu á
06:19:43 10/05/2025
Thông báo khẩn từ KFC Việt Nam về loạt phát ngôn thiếu chuẩn mực
Netizen
06:19:27 10/05/2025
Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày
Sức khỏe
06:15:32 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
Hậu trường phim
05:52:44 10/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025