WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu
Chương trình Lương thực Thế giới ( WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu.
Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam Sudan ngày 6/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bà Corinne Fleischer, Giám đốc khu vực của WFP, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có 135 triệu người rơi vào nghèo đói trên toàn cầu. Sau đó, con số này đã gia tăng và dự kiến tiếp tục tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột.
Tác động của những thách thức về môi trường là một nhân tố bất ổn khác có thể thúc đẩy tình trạng khan hiếm lương thực, xung đột và di cư quy mô lớn. Bà Fleisher nhấn mạnh thế giới khó có thể chống đỡ được những thách thức này. Bà cho biết lượng người di cư đã tăng gấp hơn 10 lần trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Theo bà Fleisher, WFP thực sự lo ngại về ảnh hưởng kết hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột tại Ukraine.
Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tại Trung Đông và Bắc Phi vô cùng nặng nề khi các nước khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu và mối quan hệ mật thiết với Biển Đen. Yemen nhập khẩu 90% lượng lương thực thiết yếu trong đó 30% lượng lương thực đến từ Biển Đen.
WEF đang trợ giúp 13 triệu trong số 16 triệu người cần hỗ trợ về lương thực, song sự hỗ trợ của tổ chức này chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu hàng ngày của người dân, do thiếu nguồn quỹ. Chi phí đã tăng trung bình 45% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và các nhà tài trợ phương Tây đối diện với thách thức kinh tế liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Kể cả các quốc gia xuất khẩu dầu như Iraq, vốn được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu, cũng phải đương đầu với rủi ro về mất an ninh lương thực. Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mỳ, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 2,3 triệu tấn, do đó nước này sẽ cần nhập khẩu phần thiếu hụt còn lại, vốn có chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, dù nhận được hỗ trợ từ chính phủ, cuộc khủng hoảng nước và tình trạng hạn hán đang “đe dọa” kế sinh nhai của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq.
Liên hợp quốc lo ngại thiếu lương thực viện trợ cho người tị nạn châu Phi
Ngày 19/6, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cảnh báo người tị nạn từ các nước ở khu vực Đông và Tây Phi có nguy cơ đối mặt với việc thiếu lương thực trầm trọng do thiếu các khoản tài trợ.
Người dân xếp hàng chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 14/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
WFP nêu rõ khẩu phần lương thực của 75% người tị nạn ở Đông Phi nhận từ cơ quan này đã giảm tới 50%, trong đó các nước như Ethiopia, Kenya, Nam Sudan và Uganda chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Giám đốc điều hành WFP David Beasley nêu rõ cơ quan này buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là giảm khẩu phần lương thực cung cấp cho người tị nạn tại những khu vực trên do nguồn lực hiện nay không thể đáp ứng với nhu cầu lương thực gia tăng trên toàn cầu.
Lượng lương thực WFP viện trợ cho người di cư tại một số quốc gia Tây Phi như Burkina Faso, Cameroon, Chad, Mali, Mauritania và Niger cũng giảm đáng kể. Tổ chức này cảnh báo hoạt động viện trợ lương thực tại Angola, Malawi, Mozambique, CH Congo, Tanzania và Zimbabwe có nguy cơ gián đoạn.
Trước đó, WFP đã kêu gọi khoản hỗ trợ lên tới 426 triệu USD nhằm ngăn chặn nạn đói tại Nam Sudan, quốc gia phải hứng chịu xung đột và lũ lụt trong nhiều năm qua khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Theo WFP, hơn 67% dân số Nam Sudan (tương đương với 8,3 triệu người) đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp và có nguy cơ đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong năm nay.
Cuộc xung đột tại Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn trên toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ đói kém. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể khiến hàng chục triệu người đi lánh nạn đối mặt với nguy cơ bị đói.
Hạn hán gây mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA) ngày 13/6 cho biết tình trạng hạn hán ở khu vực Sừng châu Phi đã khiến ít nhất 18,4 triệu người, trong đó hơn 7,1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Người dân tại một trại tị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Honda NS150GX 2025 Xe tay ga có camera hành trình, giá từ 57 triệu đồng
Xe máy
11:20:53 22/05/2025
Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
VEAM 'trình làng' loạt xe mới tại Autotech & Accessories 2025
Ôtô
11:19:10 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động
Thế giới số
11:12:33 22/05/2025
Đám cưới siêu đặc biệt của Hồ Quỳnh Hương gây sốt trên cả báo Mỹ, Trung Quốc
Sao việt
11:10:48 22/05/2025
Cuộc chiến hào môn kịch tính hơn phim: Nữ minh tinh "cao tay" thu phục toàn bộ nhân tình của chồng, cuối cùng hốt trọn khối tài sản khổng lồ
Sao châu á
11:07:46 22/05/2025
Cách mặc quần jeans mùa hè đẹp nhất
Thời trang
10:59:34 22/05/2025
Ảnh hưởng phong thủy khi nhà đối diện mộ, cách hóa giải
Sáng tạo
10:55:25 22/05/2025