WHO cảnh báo dịch sởi ở châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23/1 cho biết số ca mắc sởi được báo cáo đã tăng vọt lên trên 30.000 ca ở châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, cao gấp 30 lần so với năm 2022.
Tiêm chủng phòng bệnh sởi tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của WHO cho biết: “Chúng tôi ghi nhận trong khu vực châu Âu không chỉ số ca mắc sởi tăng gấp 30 lần mà còn có gần 21.000 ca nhập viện và 5 ca tử vong liên quan đến sởi. Điều này rất đáng quan ngại”.
Theo thông báo, các ca mắc sởi được báo cáo ở 40 trong tổng số 53 nước ở khu vực châu Âu. Nga và Kazakhstan có nhiều ca nhất, với 10.000 trường hợp mỗi nước. Ở khu vực Tây Âu, Anh có nhiều ca nhiễm nhất với 183. WHO cho rằng tỷ lệ tiêm chủng ngừa căn bệnh này đã giảm trong đại dịch COVID-19 và “cần có những nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan thêm”.
Ước tính có khoảng 1,8 triệu trẻ sơ sinh ở khu vực châu Âu không được chủng ngừa bệnh sởi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. WHO đánh giá thêm: “Điều quan trọng là tất cả các quốc gia phải chuẩn bị để nhanh chóng phát hiện và ứng phó kịp thời với các đợt bùng phát bệnh sởi, điều này có thể gây nguy hiểm cho tiến trình loại trừ bệnh sởi”.
Thời gian qua, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi đã giảm trên toàn cầu. Vào năm 2022, WHO thông báo rằng, 83% trẻ em được tiêm vaccine phòng sởi đầu tiên trong năm đầu đời, tăng so với tỷ lệ bao phủ 81% vào năm 2021, nhưng giảm so với mức 86% trước đại dịch COVID-19. Báo cáo của WHO cũng cho biết, vào năm 2021, ước tính có khoảng 128.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn thế giới, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng.
WHO hối thúc các nước châu Âu thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu ngày 10/2 đã hối thúc các quốc gia trong khu vực ngay lập tức phát triển các chiến lược thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi.
Kể từ đầu năm 2022, số trường hợp mắc sởi tại khu vực do Văn phòng WHO ở châu Âu phụ trách đã gia tăng đều đặn, sau giai đoạn ở mức rất thấp năm 2021. Theo WHO, tỷ lệ bao phủ vaccine theo thường lệ tối thiểu là 95% với 2 liều vaccine là đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sởi và phòng ngừa các đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn tái diễn. Tuy nhiên, những chênh lệch về miễn dịch trong đại dịch COVID-19 và việc bỏ lỡ các mũi tiêm chủng phòng sởi đã khiến nhiều người có nguy cơ mắc căn bệnh này, trong đó số trẻ em mắc bệnh đã gia tăng.
Văn phòng WHO ở châu Âu hối thúc các quốc gia trong khu vực tăng cường giám sát bệnh sởi để phát hiện và điều tra sớm các trường hợp nghi mắc bệnh.
Thống kê của WHO cho thấy sau đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn trong các năm 2018 và 2019 với gần 200.000 trường hợp được ghi nhận, các ca mắc bệnh được báo cáo tại châu Âu đã giảm xuống còn hơn 12.000 ca năm 2020. Trong năm 2021, số ca mắc bệnh tiếp tục giảm và chỉ còn 159 ca tại 22 quốc gia, song con số này đã tăng lên trong năm 2022, với 904 ca được báo cáo ở 27 quốc gia cho đến nay.
WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu Ngày 16/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi nâng cao cảnh giác trong bối cảnh gia tăng số ca mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu. WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu. Ảnh minh họa: Shutterstock.com Phát biểu với báo giới tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Mải cà phê, săn hàng hạ giá, sinh viên giật mình khi cuối tháng "trắng ví"
Netizen
22:41:52 20/05/2025